Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra sôi động, nền kinh tế số đang tạo động lực để thay đổi ngành du lịch, chuyển dần cách thức tương tác cũng như nâng cao trải nghiệm của du khách trong và ngoài nước. Vậy chuyển đổi số ngành du lịch Việt đã đạt được những thành tựu gì tới thời điểm hiện tại? Làm thế nào để chuyển đổi số ngành du lịch đồng bộ hiệu quả? Cùng FSI khám phá ngay trong bài viết dưới đây.
Chuyển đổi số ngành du lịch là gì?
Theo định nghĩa của Microsoft: “Chuyển đổi số là việc tư duy lại cách thức các tổ chức tập hợp mọi người, dữ liệu và quy trình để tạo ra những giá trị mới”. Còn theo Gartner – Công ty nghiên cứu và tư vấn công nghệ thông tin hàng đầu thế giới: “Chuyển đổi số là việc sử dụng các công nghệ số để thay đổi mô hình kinh doanh, tạo ra những cơ hội, doanh thu và giá trị mới”.
Chuyển đổi số trong ngành du lịch chính là việc tiến hành chuyển dịch từ mô hình kinh doanh và tiếp thị truyền thống sang mô hình kinh doanh hiện đại hơn nhằm tập trung vào nâng cao trải nghiệm khách du lịch theo mô hình chuỗi giá trị số dựa trên dữ liệu. Nhờ vậy, du khách sẽ được trải nghiệm những dịch vụ nghỉ dưỡng, giải trí thuận tiện, đẳng cấp và đáng nhớ.

Thực trạng chuyển đổi số ngành du lịch
Vào năm 2018, Thủ tướng Chính phủ đã trực tiếp ban hành Quyết định số 1671/QĐ-TTg phê duyệt “Đề án tổng thể ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực du lịch giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2025” trong đó nhấn mạnh rằng nước ta cần ưu tiên phát triển du lịch số, du lịch thông minh.
Vào năm 2022, đây là giai đoạn đẩy mạnh chuyển đổi số theo hướng lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, toàn dân, toàn diện. Theo đó, Chương trình thúc đẩy chiến lược nền tảng số quốc gia sẽ cung cấp đầy đủ thông tin và trải nghiệm trực tuyến cho khách du lịch cũng được diễn ra quyết liệt trên nhiều địa phương. Đây là động lực để mỗi doanh nghiệp du lịch phấn đấu phát triển trở thành một doanh nghiệp ứng dụng công nghệ số, hiện đại. Làn sóng doanh nghiệp công nghệ đầu tư vào ngành du lịch lan tỏa mạnh mẽ để phát triển các nền tảng số, kết nối cung cầu. Đồng thời đào tạo về du lịch thông minh, chuyển đổi số trong ngành du lịch cũng trở thành một chuyên ngành hấp dẫn, thức thời trong kỷ nguyên số.

Hiện nay, trên cả nước, các địa phương đã đồng loạt triển khai và áp dụng nhiều ứng dụng chuyển đổi số nhằm thích ứng xu thế và nâng cao hiệu quả ngành du lịch:
Tại Thành phố Hồ Chí Minh, ngành du lịch đã có những bước tiến lớn khi ứng dụng phần mềm du lịch thông minh trên cả hai nền tảng Android và IOS; triển khai ứng dụng công nghệ 3D trong thông tin, quảng bá du lịch năm 2022 để tái hiện sinh động không gian thành phố trên cao, đem đến cho du khách những trải nghiệm thú vị một cách trực quan, sinh động. Ngoài ra, thành phố còn cập nhật 366 tài nguyên du lịch lên trên nền tảng Google Earth và Google Map đồng thời đưa sản phẩm du lịch lên sàn giao dịch thương mại điện tử Shopee, Traveloka, tiếp cận dễ dàng hơn với khách du lịch hiện đại.

Tại Hà Nội, Cổng thông tin du lịch cùng vô vàn ứng dụng du lịch thông minh hay bản đồ du lịch số đã ra đời. Đồng thời, hệ thống dữ liệu của hơn 300 điểm du lịch trên diện bàn đã được thống nhất và liên kết với nhau. trên cổng thông tin khách du lịch có thể tiếp cận thông minh đa phương tiện vừa xem, vừa nghe, vừa đọc để khai thác trọn vẹn tiềm năng, thế mạnh di sản văn hoá Hà Nội.
Thành phố Đà Nẵng cũng tích cực chuyển đổi số ngành du lịch với việc triển khai ứng dụng thực tế ảo VR360 “Một chạm đến Đà Nẵng” vào cuối năm 2021. Thông qua ứng dụng, du khách có thể trải nghiệm và khám phá các địa danh nổi tiếng tại Đà Nẵng với thuyết minh tự động hai ngôn ngữ Anh – Việt, hình ảnh 360 độ,… cùng nhiều ứng dụng chuyển đổi số khác nhằm nâng cao chất lượng phục vụ khách du lịch từ nhiều nơi trên thế giới.

Thách thức trên hành trình chuyển đổi số ngành du lịch
Trên thực tế hiện nay quá trình chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin của ngành du lịch chưa được diễn ra đồng bộ và thống nhất. Tại nhiều địa phương vẫn tồn tại sự khác biệt về công nghệ số. Các khu vực có điều kiện tốt để chuyển đổi số trong du lịch hầu hết là ở các tỉnh, thành phố lớn.
Những hoạt động số hoá trong ngành còn diễn ra lẻ tẻ, rời rạc, chưa kết nối và xây dựng cơ sở dữ liệu thành công. Bởi vậy quá trình quản lý, kiểm soát, báo cáo cũng như thống kê dữ liệu trong ngành gặp nhiều khó khăn.
Như nhiều lĩnh vực khác, CĐS ngành du lịch hiện cũng đang phải đối diện với không ít những khó khăn về thiếu hụt nguồn lực. Cụ thể, đó là thiếu công nghệ hiện đại, tài chính cũng như nguồn nhân lực số có đầy đủ kiến thức, kỹ năng. Để chuyển đổi số thành công cần phải có nguồn nhân lực giỏi, đội ngũ chuyên gia có năng lực về công nghệ thông tin. Tuy nhiên, hệ thống đào tạo hiện nay của Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập trong việc bắt kịp xu hướng ươm tạo nhân tài và phát triển nguồn nhân lực du lịch số.
Hầu hết các nhà hàng, khách sạn, đại lý lữ hành, cửa hàng du lịch, điểm du lịch trong nước chưa bố trí nhân sự có kinh nghiệm về du lịch số để phục vụ yêu cầu chuyển đổi số và nhu cầu của du khách.
Ngoài ra thiếu hụt dữ liệu do chưa cập nhật được đầy đủ toàn bộ số liệu, báo cáo, phân tích từ nhiều nguồn khác nhau; nhiều địa phương chưa biết bắt đầu chuyển đổi số từ đâu cũng chính là vật cản trên bước đường chuyển đổi số ngành du lịch thành công.

Chuyển đổi số ngành du lịch sao cho hiệu quả?
Hai bài toán khó khi CĐS ngành du lịch là thiếu sự đồng bộ về dữ liệu trên cả nước và loay hoay chưa biết chuyển đổi số từ đâu như tảng đá làm trì trệ sự phát triển của ngành du lịch. Hiểu được nhu cầu và trăn trở ấy, FSI – nhà cung cấp giải pháp chuyển đổi số hàng đầu Việt Nam đã cho ra đời hệ sinh thái giải pháp chuyển đổi số lấy dữ liệu làm trung tâm. Với hơn 15 năm kinh nghiệm triển khai các công nghệ, giải pháp số phục vụ CĐS cho hơn 5500 khách hàng là các tổ chức, doanh nghiệp, tập đoàn lớn, FSI sẵn sàng cùng ngành du lịch giải quyết những khó khăn trên.
FSI nhận thấy để chuyển đổi số ngành du lịch thành công, các doanh nghiệp, tổ chức có thể lựa chọn lộ trình triển khai với trung tâm là dữ liệu, bao gồm 4 giai đoạn:
- Tạo lập dữ liệu số
- Lưu trữ và xử lý dữ liệu
- Khai thác dữ liệu
- Áp dụng kết quả của dữ liệu vào vận hành tổ chức
Để hiện thực hoá từng lộ trình trên, FSI sở hữu hệ sinh thái các sản phẩm, giải pháp của FSI đa da dạng gồm 30 nền tảng, giải pháp, sản phẩm và dịch vụ được phát triển dựa trên nền tảng công nghệ lõi gồm AI, Big Data, Machine Learning, RPA… Mỗi giải pháp đều có thể tùy chỉnh linh hoạt theo nhu cầu và hoạt động du lịch của từng doanh nghiệp, địa phương.
Các hệ thống phần mềm này có thể đáp ứng mọi tác vụ cần trong hoạt động du lịch như số hoá quy trình vận hành, tạo lập kho lưu trữ tài liệu du lịch số thông minh, chuyển đổi giọng nói thành văn, dễ dàng trong việc quảng bá du lịch đa phương tiện, đa nền tảng,… Với giao diện tiếng Việt thân thiện với người dùng, khả năng hỗ trợ tại chỗ kịp thời, các tổ chức, doanh nghiệp du lịch Việt có thể yên tâm lựa chọn.

Với bài toán chưa đồng bộ cơ sở dữ liệu về du lịch xuyên suốt các cấp, các địa phương thì FSI giải quyết linh hoạt nhờ nền tảng lưu trữ và xử lý dữ liệu lớn VLAKE. Với khả năng tuỳ chỉnh dễ dàng, xử lý mạnh mẽ, VLAKE chính là giải pháp để doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức hoạt động trong ngành du lịch có thể xây dựng kho lưu trữ số dùng chung, kết nối đa nguồn dữ liệu.
VLAKE có thể kết nối linh hoạt trực tiếp tới cơ sở dữ liệu hiện tại trong tổ chức, doanh nghiệp mà không làm gián đoạn hoạt động. Đồng thời kết nối và tiếp nhận tất cả các định dạng dữ liệu (có cấu trúc, phi cấu trúc, bán cấu trúc). Không chỉ tạo lập cơ sở dữ liệu dùng chung, VLAKE còn giúp xử lý dữ liệu thu nhận được với tốc độ cao, trực quan hoá sinh động qua bảng và biểu đồ giúp tổ chức, doanh nghiệp ngành du lịch có thể nâng cao trải nghiệm khách hàng, đưa ra quyết định hiệu quả hơn.
Với giao diện thân với người dùng Việt, tuỳ chỉnh linh hoạt, chi phí tiết kiệm, bảo mật dữ liệu cao, VLAKE sẽ là sự lựa chọn thông minh trên hành trình CĐS ngành du lịch.

Như vậy với bài viết trên, FSI đã giúp bạn hiểu hơn về những khó khăn cùng gợi ý về giải pháp chuyển đổi số du lịch hiệu quả. Chuyển đổi số ngành du lịch thành công sẽ đưa vẻ đẹp của non nước Việt Nam vươn xa thế giới, vang danh cảnh sắc, con người Việt Nam ra bốn bể năm châu.