Theo McKinsey và Forbes, có đến 70-84% dự án chuyển đổi số không đạt được mục tiêu đặt ra ban đầu. Những con số này đánh vào tâm can của nhân sự cấp quản lý như CEO, CTO, CFO. Vậy tại sao tỷ lệ thất bại lại cao như vậy? Dưới đây là 10 lý do dẫn đến thất bại của các doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi số
Có đến 70-84% dự án chuyển đổi số của doanh nghiệp không đạt được như mong muốn đề ra
Mục tiêu chuyển đổi số không rõ ràng
Trước khi bắt đầu chuyển đổi số, điều quan trọng là doanh nghiệp phải xác định mục tiêu chuyển đổi số cụ thể. Nếu mục tiêu không được thống nhất, doanh nghiệp sẽ không đo lường được hiệu quả, mức độ thành công hay thất bại của toàn bộ quá trình cũng như không biết được nhân viên có hiểu đúng về những mục tiêu này không? Họ nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của chuyển đổi số như thế nào?
Để tránh những sai lầm trong việc xây dựng mục tiêu chuyển đổi số, cần xem xét các lĩnh vực kinh doanh của công ty. Các mục tiêu của chuyển đổi là gì? Điều gì cần phải được chuyển đổi?
Một khi đã hiểu được mục tiêu và các giai đoạn của quá trình chuyển đổi số, doanh nghiệp sẽ biết cách lập ra một lộ trình rõ ràng và theo dõi từng bước của quá trình biến đổi.
Thiếu chuyên môn
Thiếu chuyên môn là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc doanh nghiệp chuyển đổi số thất bại
Thiếu kinh nghiệm trong chuyển đổi kinh doanh dẫn đến những sai lầm khi đưa ra đối sách và chiến lược. Chẳng hạn như ban đầu đặt mục tiêu không chính xác, thiếu chiến lược rõ ràng, quản lý rủi ro và nguồn lực đầy đủ. Thông thường, những sai lầm này là nguyên nhân cơ bản khiến cho toàn bộ chiến lược chuyển đổi số thất bại.
Tất nhiên, những công ty đang trải qua quá trình chuyển đổi số không nhất thiết phải có kinh nghiệm. Thật vậy, bạn không cần phải là người chuyên nghiệp trong các công nghệ hoặc chiến lược mới. Nhưng để làm cho quá trình chuyển đổi kỹ thuật số thành công, các công ty không có chuyên môn trong lĩnh vực này nên tìm kiếm lời khuyên từ các chuyên gia bên ngoài.
Xem thêm TẠI ĐÂY để biết thêm thông tin và nhận tư vấn trực tiếp từ chuyên gia
Sự “kháng cự” trong nội bộ doanh nghiệp
Năm 1989, hai nhân viên của Kodak đã tạo ra dòng camera DSLR đầu tiên. Nhưng đội ngũ marketing của Kodak đã không đưa sản phẩm này ra thị trường, vì sợ đe dọa đến việc kinh doanh “máy ảnh phim” – thế mạnh của công ty. Họ không biết rằng, sản phẩm này có thể mang tính đột phá về mặt công nghệ, thậm chí dẫn đầu thời kì “digital age” trong tương lai. Tuy nhiên, sự việc này cũng thể hiện sự mâu thuẫn trong nội bộ doanh nghiệp, đó là: Nên thay đổi tư duy tổ chức hay mô hình kinh doanh để làm mới mình.
Nên thay đổi tư duy tổ chức hay mô hình kinh doanh để làm mới mình?
Ví dụ của Kodak cũng cho thấy những doanh nghiệp “bảo thủ” sẽ tự đưa họ vào vùng nguy hiểm trong bối cảnh thị trường ngày càng cạnh tranh gay gắt. Điều này đặt ra lời khuyên cho doanh nghiệp truyền thống đó là: Tìm ra cách để thử nghiệm, tạo ra sản phẩm và dịch vụ mới nhưng vẫn đảm bảo tối thiểu rủi ro.
Xem thêm: Bài học chuyển đổi số: Đừng chết như Kodak!
Bỏ qua trải nghiệm của khách hàng
Khách hàng là yếu tố giữ cho một doanh nghiệp tồn tại. Do đó, các công ty nên đưa khách hàng vào chiến lược chuyển đổi số của mình. Nếu quá trình chuyển đổi số không tác động tích cực và mang lại lợi ích đến khách hàng, thì doanh nghiệp đó đang làm mất dần khách hàng của mình vào tay các đối thủ. Ngược lại, nếu làm tốt, doanh nghiệp sẽ nhận được sự ủng hộ của khách hàng và nâng cao tiềm năng phát triển trên thị trường.
HSBC đã sử dụng ứng dụng dành cho ngân hàng của Bud để nâng cao trải nghiệm khách hàng khi đến với dịch vụ của mình
Có thể thấy một ví dụ với HSBC và công ty khởi nghiệp fintech có trụ sở tại London – Bud. Sau khi công ty khởi nghiệp phát triển một ứng dụng di động cho gã khổng lồ ngân hàng, tập đoàn bắt đầu quan tâm đến công nghệ ngân hàng mở xử lý dữ liệu người dùng do Bud phát triển.
Theo Josh Bottomley, Giám đốc ngân hàng kỹ thuật số toàn cầu của HSBC, sự ra đời của công nghệ Bud’s sẽ cải thiện hơn nữa hoạt động ngân hàng số của tập đoàn và thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Bản thân startup này cũng tuyên bố sẵn sàng chuyển giao công nghệ của mình cho các tập đoàn lớn khác.
Không theo kịp đối thủ cạnh tranh
Không xác định đối thủ cạnh tranh là một trong những nguyên nhân dẫn đến thất bại của doanh nghiệp trong chuyển đổi số
Khi bắt đầu chuyển đổi doanh nghiệp, các nhà quản lý không nên quên tiến hành nghiên cứu thị trường.
Điều này sẽ giúp xác định các đối thủ cạnh tranh của công ty, cũng như hướng phát triển lộ trình mà doanh nghiệp nên áp dụng. Việc phân tích thông tin này sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc xây dựng các kế hoạch trong tương lai hoặc thực hiện các thay đổi đối với chiến lược hiện tại.
Không hiểu nhu cầu của khách hàng
Chuyển đổi số có thể đẩy bất kỳ doanh nghiệp nào lên một tầm cao mới khi nó được thực hiện vì lợi ích của khách hàng.
Chủ doanh nghiệp cần phải biết nhu cầu thực sự của khách hàng. Trước khi bắt đầu, họ nên hỏi khách hàng xem họ có hài lòng với dịch vụ không và họ mong đợi những thay đổi nào trong tương lai. Điều quan trọng cần nhớ là khách hàng giữ cho doanh nghiệp tồn tại. Đáp ứng nhu cầu của họ là điều doanh nghiệp bắt buộc phải làm.
Công nghệ mới không phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp
Doanh nghiệp có thể tận dụng công nghệ có sẵn để đảm bảo tốc độ và chi phí. Tuy nhiên, cũng cần cân nhắc đến việc điều chỉnh công nghệ phù hợp với cách vận hành. Nếu không làm được điều này, thì khi triển khai, nhân viên sẽ gặp khó khăn trong việc sử dụng và khó có thể tạo ra được thành tựu như mong đợi. Thậm chí, trường hợp xấu nhất sẽ là: Dù chi phí bỏ ra cực kỳ cao, nhưng, doanh nghiệp vẫn phải thay thế bằng một công nghệ khác trong tương lai gần.
Văn hóa nội bộ “bất động”
Ngay cả khi doanh nghiệp đã ứng dụng các công nghệ mới để thúc đẩy chuyển đổi số trong nội tại, nhưng nếu nhân viên từ chối sử dụng nó thì công cuộc chuyển đổi số vẫn sẽ có nguy cơ thất bại.
Khoan hãy xét đến thành công, một cuộc chuyển đổi số “đúng” phải sở hữu những thay đổi về mặt tư duy, đảm bảo nhân viên ở mọi cấp độ cảm nhận sự tích cực với việc thay đổi. Họ cần hiểu rằng công nghệ sẽ giúp ích cho công việc của họ, và điều đó đóng vai trò quan trọng cho những thành công trong tương lai của doanh nghiệp. Nếu không có một chương trình cải tổ mạnh mẽ để đảm bảo các phòng ban của doanh nghiệp hiểu rõ về lợi ích của chuyển đổi số và quyền sở hữu đối với quy trình, doanh nghiệp.
Tiến hành chuyển đổi số quá nhanh
Hầu hết những doanh nghiệp khi bắt đầu thay đổi đều muốn thấy kết quả nhanh chóng. Do đó, họ cố gắng thực hiện một số thay đổi cùng một lúc. Tuy nhiên chính điều này lại có thể gây ra sự chậm trễ và thất bại cho quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp do không thể kiểm soát mọi thứ cùng một lúc.
Để đạt được hiệu quả, doanh nghiệp nên bắt đầu với một chiến lược chi tiết để thực hiện – chuyển đổi từng quy trình một. Chuyển đổi kinh doanh cần chú ý đến chi tiết. Không cần phải vội. Điều quan trọng là dừng lại, hít thở sâu và xem xét cách làm thế nào để đạt được kết quả tốt hơn.
Bỏ qua tiềm năng của dữ liệu
Dữ liệu là “vàng” trong chuyển đổi số
Những công ty công nghệ lớn và những doanh nghiệp mới thường có một lợi thế đặc biệt so với các doanh nghiệp truyền thống. Về mặt tổ chức, họ đã thiết lập hệ thống để có thể tận dụng từng dữ liệu khách hàng nhỏ nhất.
Khác với họ, đa phần các doanh nghiệp truyền thống thiếu sự liên kết giữa các phòng ban, do đó, sẽ không thể kết hợp dữ liệu khách hàng với nhau để tạo ra kết quả có ý nghĩa. Thay đổi cấu trúc, hệ thống và cải thiện luồng giao tiếp là thách thức to lớn đối với doanh nghiệp, nhưng cần vượt qua để có thể cạnh tranh với các công ty kỹ thuật số thuộc thế hệ mới.