Năm 2020, chúng ta đã được nghe nhiều về sự thăng hoa của công nghệ cũng như những kế hoạch chuyển đổi số của nhà nước. Hiện tại, có tới hơn 80% các công ty đang chuẩn bị những bước đà đầu tiên của chiến lược chuyển đổi số. Đa số các công ty công nhận rằng công nghệ đóng vai trò quan trọng trong công việc của họ. Điều này cũng tạo thuận lợi cho công nghệ kỹ thuật số tiến lên tầm cao mới.
2021 được các chuyên gia đánh giá là thời điểm vàng để các doanh nghiệp tiến hành chuyển đổi số
Chuyển đổi số là gì?
Theo FSI, Chuyển đổi số trong tổ chức, doanh nghiệp là quá trình thay đổi từ mô hình truyền thống sang doanh nghiệp số, bằng cách áp dụng công nghệ mới như dữ liệu lớn (Big data), Internet vạn vật (IOT), điện toán đám mây(Cloud)…thay đổi phương thức điều hành, lãnh đạo, quy trình làm việc, văn hóa công ty…
Giới phân tích nhận định, chuyển đổi số là xu thế không thể đảo ngược, nếu đứng ngoài, doanh nghiệp sớm muộn sẽ thất bại.
Trong hội thảo Chuyển đổi số – Cơ hội và thách thức diễn ra hồi tháng 11/2018 tại Hà Nội, ông Nguyễn Thành Phúc, Cục trưởng Cục tin học hoá – Bộ Thông tin và Truyền thông, giải thích “số hóa” là việc biến đổi các giá trị thực sang dạng số, còn “chuyển đổi số” là khi có dữ liệu được số hoá rồi, chúng ta phải sử dụng các công nghệ như AI, Big Data… để phân tích dữ liệu, biến đổi nó và tạo ra một giá trị khác.
Tại sao doanh nghiệp cần chuyển đổi số?
Tại hội thảo “Global Digital Transformation” hồi cuối tháng 4 ở Hạ Long, ông Trương Gia Bình, Chủ tịch FPT, khẳng định: “Câu hỏi mà các doanh nghiệp phải đặt ra vẫn không thay đổi: làm thế nào để tăng trưởng, để có khách hàng, để có lợi nhuận, nhưng cách trả lời rất khác biệt và những công ty chuyển đổi số sẽ thể hiện sự vượt trội. Nói cách khác, nếu không chuyển đổi số, sức cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ thua về bậc và sớm muộn phải ra đi”.
Trong khi đó, chia sẻ tại hội thảo Doanh nghiệp số từ thực tiễn đến nhận thức ngày 11/4 tại Hà Nội, ông Phí Anh Tuấn, Phó chủ tịch Hội tin học TP HCM, khẳng định “chuyển đổi số doanh nghiệp là xu thế không thể đảo ngược, trong đó dữ liệu sẽ trở thành tài sản lớn nhất của doanh nghiệp bởi dữ liệu có ích cho doanh nghiệp ngày càng đa dạng và chi phí để thu thập dữ liệu có ích cho doanh nghiệp giảm nhanh”.
Đồng quan điểm, GS. TS Hồ Tú Bảo, thuộc Viện nghiên cứu cao cấp về Toán (VIASM), cho rằng doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ không thể nói “không” với chuyển đổi số: “Chuyển đổi số là con đường tất yếu, các doanh nghiệp cần hiểu rõ và có chiến lược theo đuổi một cách cụ thể, có sự đầu tư đúng đắn cho những công cụ quan trọng của chuyển đổi số như AI, khoa học dữ liệu, phân tích kinh doanh….
Theo nghiên cứu từ năm 2017 của Microsoft tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, tác động mà chuyển đổi số mang lại cho GDP năm 2017 là khoảng 6%, năm 2019 được dự đoán là 25% và tới năm 2021 là 60%. Chuyển đổi số cũng làm tăng năng suất lao động 15% trong năm 2017, dự kiến 2020 là 21%; 85% công việc trong khu vực sẽ bị biến đổi trong ba năm tiếp theo.
Tại sao nói 2021 là thời điểm vàng để doanh nghiệp chuyển đổi số?
- Chính phủ phê duyệt Chương trình chuyển đổi số quốc gia:
Trong báo cáo mới đây tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết để thích ứng với tình hình mới và tận dụng cơ hội mà cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư mang lại, Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; trong đó nhấn mạnh yêu cầu cấp bách để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số.Trên cơ sở đó, ngày 3/6/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 749/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến 2030.
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng
Năm 2020 chứng kiến sự phát triển rất nhanh của các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam. Theo số liệu thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông, cả nước hiện có khoảng 58.000 doanh nghiệp công nghệ số đang hoạt động, tạo ra hơn 1 triệu việc làm. Riêng năm 2020 đã có tới 13.000 doanh nghiệp công nghệ số mới ra đời. Không chỉ gia tăng về số lượng, các doanh nghiệp công nghệ Việt cũng đang ngày càng cho thấy tầm ảnh hưởng của mình lên đời sống kinh tế-xã hội.
Như vậy, chuyển đổi số không còn là lựa chọn hay không của mỗi doanh nghiệp mà đây đã trở thành yêu cầu của chính phủ, của quốc gia, mỗi doanh nghiệp cần tiến hành chuyển đổi số nhanh chóng để đáp ứng với chương trình mà Chính phủ đã đề ra. Hơn nữa, chuyển đổi số trong giai đoạn này, doanh nghiệp có thể nhận được nhiều sự hỗ trợ đến từ phía các nhà quản lý, chính quyền.
- COVID-19 – đòn bẩy của công nghệ:
Chưa bao giờ, công nghệ lại là công cụ tối ưu đến thế để doanh nghiệp tránh được sự ảnh hưởng của dịch bệnh. Bên cạnh tăng trưởng kinh tế dương, Việt Nam tự hào bởi đã có những doanh nghiệp kịp thời chuyển mình, tiếp cận công nghệ và biến nó trở nên gần gũi hơn đối với công việc của bạn.
Các doanh nghiệp, trường học, cơ quan nhà nước tận dụng công nghệ để họp trực tuyến, chuyển giao hồ sơ, giao việc, tính năng suất,… đã không còn là việc khó khăn và mất nhiều thời gian như trước nữa.
- Sự cạnh tranh của các công ty:
Có một điều rõ ràng là nếu công ty của bạn không kịp thời chuyển đổi số thì điều này là điểm yếu của công ty bạn. Khi các công ty đối thủ đang dần chuyển sang các giải pháp công nghệ mà bạn vẫn đang loay hoay tìm cách quản lý truyền thống thì đó là nguyên nhân khiến bạn đi lùi với sự thành công của đối thủ.
Ví dụ điển hình, nếu ngày nay ngành taxi vẫn giữ nguyên cách hoạt động truyền thống (gọi – đặt xe) thì sẽ rất thua thiệt với các đối thủ sử dụng các phần mềm đặt xe vô cùng tiện lợi.
- Những nhu cầu thiết yếu của khách hàng:
Không chỉ doanh nghiệp, tổ chức, các cá nhân cũng cảm thấy việc áp dụng công nghệ hiện đại sẽ tiện lợi và hiệu quả hơn. Thống kê cho thấy, hơn 20% cuộc gặp mặt trực tiếp với khách hàng được chuyển thành các buổi họp online trong năm 2020 vì ảnh hưởng của dịch bệnh, khí hậu thời tiết,…
Tạm kết: Chuyển đổi số trở thành xu thế tất yếu của các doanh nhiệp, tổ chức, cá nhân. Để chuyển đổi số cần có chiến lược cụ thể, có nguồn nhân sự tốt và các công cụ hỗ trợ hiệu quả. Để đạt được chuyển đổi số, quý khách hàng có thể liên hệ với công ty CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ FSI (fsivietnam.com.vn) để nhận những tư vấn về chuyển đổi số và các giải pháp ứng dụng hiệu quả qua website: https://fsivietnam.com.vn/chuyen-doi-so/tu-van-chuyen-doi-so/ hoặc Hotline: 0904 805 255