Không ai biết chắc đại dịch khi nào sẽ kết thúc, Harvard Business Review và Mckinsey đã đưa ra 3 kịch bản hồi phục kinh tế cùng các hành động cụ thể cho từng vị trí để giúp các doanh nghiệp chủ động ứng phó với dịch bệnh.
Theo Harvard Business Review, Covid làm ảnh hưởng tới nền kinh tế ở 3 khía cạnh:
Kinh tế vi mô: có thể thúc đẩy việc áp dụng các công nghệ và tạo ra mô hình kinh doanh mới. Dịch SARS bùng phát năm 2003 đã làm xuất hiện hình thức mua sắm trực tuyến ở người dân Trung Quốc, góp phần thúc đẩy tăng trưởng của Alibaba. Khi các trường học tại nhiều quốc gia trên thế giới đã đóng cửa thì học trực tuyến và đào tạo từ xa có thể thấy là hình thức ưu việt.
Kinh tế vĩ mô: Có vẻ như đại dịch sẽ đẩy nhanh tiến trình phi tập trung hóa các chuỗi giá trị toàn cầu – về cơ bản, virus này khiến các hiệp định kinh tế phải xem xét cả khía cạnh “sinh học” và có xu hướng phân mảnh
Chính trị: Không thể loại trừ sự phân nhánh chính trị trên toàn cầu, vì virus đã thách thức khả năng của nhiều hệ thống chính trị về sự hiệu quả trong việc bảo vệ công dân của họ.
Trong báo cáo này, Mckinsey cũng chỉ ra rằng, có sự gia tăng ngắn hạn trong mô hình chi tiêu được phân phối không đồng đều, người tiêu dùng mua nhiều các mặt hàng thiết yếu trong khi các danh mục ngành khác đều tụt giảm.
Cửa hàng tạp hóa, sản phẩm gia dụng và giải trí gia đình là những hạng mục đầu tiên chứng kiến sự gia tăng nhất quán, trong khi du lịch, giải trí ngoài ngoài trời, dịch vụ thực phẩm, may mặc đều sụt giảm nhanh chóng.
Mua sắm trực tuyến đang trở thành kênh được lựa chọn khi người tiêu dùng dành nhiều thời gian hơn ở nhà và có lý do để tin rằng sự thay đổi hành vi này sẽ tồn tại ở một mức độ nào đó.
Theo đó các chuyên gia về kinh tế đều nhận định, sau đại dịch nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói chung đều có thể xảy ra theo 3 kịch bản dưới đây.
1. Ba kịch bản hồi phục kinh tế
Kịch bản chữ V – “Sẽ sớm trở lại, phục hồi nhanh”
Trong mô hình chữ V, thị trường phục hồi nhanh chóng, vì thị trường hợp đã xuống đến mức thấp nhất. Trong kịch bản này, các nhà đầu tư đang tìm cách tận dụng các điểm vào hấp dẫn để đầu tư tài sản dài hạn.
Kịch bản chữ U – “Điều tồi tệ nhất đã qua, nhưng phục hồi chậm”
Trong mô hình phục hồi chữ U, điều tồi tệ nhất có thể gần kết thúc, một số lĩnh vực trên thị trường đã thiết lập được lộ trình phục hồi. Các lựa chọn đầu tư cho loại môi trường này có thể bao gồm phân bổ cho các công ty tốt với thu nhập ổn định, nợ thấp và lợi nhuận cao trên vốn chủ sở hữu.
Kịch bản chữ L – “Điều tồi tệ nhất vẫn chưa đến”
Trong kịch bản chữ L, chúng ta vẫn chưa thấy điều tồi tệ nhất cho thị trường. Các lựa chọn khác cho những người thích tính an toàn cao có thể bao gồm các tài sản truyền thống như vàng, tiền mặt và trái phiếu chính phủ có thời hạn dài hơn.
2. Lãnh đạo doanh nghiệp nên làm gì?
Những hiểu biết từ thị trường tài chính và lịch sử của những cú sốc tương tự, Harvard Business Review đưa ra một vài gợi ý cho lãnh đạo doanh nghiệp như sau:
Với CEO doanh nghiệp:
Đừng phụ thuộc vào các dự đoán. Thị trường tài chính hiện đang trong trạng thái bất định. Một vài kịch bản vẫn hợp lý và nên được các công ty sử dụng.
Hạn chế sự tác động tiêu cực của thị trường tài chính đến doanh nghiệp mà bạn đang lãnh đạo.
Tập trung vào các dấu hiệu về niềm tin của người tiêu dùng. Hãy tin vào trực giác của chính bạn và biết cách tận dụng dữ liệu khách hàng của công ty để tìm cách thích nghi. Tác động sẽ không đồng nhất mà sẽ theo từng ngành.
Lập kế hoạch cho tình huống xấu và chuẩn bị kịch bản trong trường hợp tồi tệ nhất. Hãy nhớ rằng phục hồi hình chữ V là kịch bản hợp lý về mặt khái niệm và thực nghiệm, nhưng cũng đừng quá chủ quan với kịch bản này.
Bắt đầu phục hồi sau cuộc khủng hoảng. Covid-19 sẽ tác động những gì nền kinh tế vi mô, vĩ mô hoặc chính trị? Những cơ hội hoặc thách thức nào sẽ xảy ra?
Xem xét cách bạn sẽ tăng trưởng sau khủng hoảng. Bạn có thể tiên phong trong việc áp dụng các công nghệ mới, quy trình mới, v.v.? Cuối cùng bạn có thể tìm thấy lợi thế trong lúc công ty khó khăn, khách hàng và xã hội không ?
Với lãnh đạo marketing
Sau khủng hoảng, hình thức tiếp thị đã thay đổi, các kênh mua sắm cuối cùng sẽ mở lại. Nhưng các nhà tiếp thị cần điều chỉnh theo một môi trường rất khác trong ngắn hạn.
Hỗ trợ nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp
Với quy mô của cuộc khủng hoảng chúng ta đang phải đối mặt, ưu tiên số một phải là ngay lập tức thay đổi cách làm việc để tập trung vào sự an toàn của nhân viên.
Thông cảm và thấu hiểu khách hàng
Các nhà tiếp thị cần phải sự điều chỉnh ngay lập tức về động cơ và hành vi của khách hàng.
Tăng quỹ dự trữ tiền mặt
Các nhà tiếp thị nên hành động quyết đoán để quản lý chi phí và tăng năng suất. Cần đánh giá lại hiệu quả truyền thông để xác định tính không hiệu quả và tối ưu hóa các chiến dịch theo từng kênh, nâng cao hiệu quả trong cách thực hiện công việc và kế hoạch rõ ràng về việc sử dụng ngân sách cho việc gì.
Thúc đẩy tạo doanh thu
Lúc này người tiêu dùng có xu hướng chi tiêu ít hơn, vì thế các nhà tiếp thị nên tập trung vào nhóm phân khúc khách hàng có nhu cầu tốt nhất.
3. Lộ trình phục hồi kinh doanh
Theo Mckinsey, các nhà lãnh đạo tiếp thị nên xem xét cách tái kiến trúc các mô hình tiếp thị, phương pháp và công cụ tiếp thị hiện tại để sẵn sàng cho sự thay đổi.
– Xem xét lại các chiến lược và kế hoạch truyền thông
Hành vi và thái độ của người tiêu dùng sẽ tiếp tục thay đổi, các chiến lược tiếp thị và kế hoạch truyền thông cần thay đổi theo. Các nhà tiếp thị sẽ cần phát triển các mô hình nhu cầu mới vì hầu hết các mô hình tiếp thị hiện tại đều dựa trên dữ liệu lịch sử khuyến mãi, phân loại, bản đồ tăng trưởng… không còn phù hợp.
– Sự cạnh tranh mạnh mẽ về nhận diện thương hiệu
Theo khảo sát mới nhất của McKinsey cho thấy, khoảng 33% người tiêu dùng Trung Quốc đã chuyển đổi nhãn hiệu dựa trên sự tiện lợi và khuyến mãi và 20% trong nhóm đó có ý định gắn bó với các nhãn hiệu mới mà họ đã thử. Vì vậy, các nhà tiếp thị nên xem xét lại ý nghĩa thương hiệu với khách hàng.
– Định nghĩa lại nhóm khách hàng trung thành
Các chương trình khuyến mãi và các ưu đãi khác thúc đẩy lòng trung thành dường như không còn phù hợp. Điều quan trọng là làm cho khách hàng trung thành của bạn hiểu được những gì họ mong đợi từ thương hiệu và công ty.
Cần đầu tư kỹ thuật và công nghệ cá nhân hóa để thúc đẩy tương tác với khách hàng. Sử dụng các ưu đãi, khuyến mãi để xây dựng lòng trung thành với khách hàng mới và củng cố nó với các khách hàng hiện có.
Xem thêm bài viết liên quan: Tại đây