Cách đây vài chục năm chúng ta không thể tưởng tượng được con người có thể lên tới mặt trăng, sáng tạo ra những phần mềm hiện đại hay tạo ra những trợ lý ảo, những con robot tích hợp công nghệ cao vô cùng linh hoạt. Giờ đây nhờ sự xuất hiện của trí tuệ nhân tạo mà nhiều giấc mơ vĩ đại của loài người đã được hiện thực hoá. Vậy trí tuệ nhân tạo đã từng bước phát triển như thế nào? AI đã và đang giúp gì cho cuộc sống của chúng ta? Khám phá ngay trong bài viết dưới đây.
Cấp độ 1: Reactive Machines
Reactive Machines có thể hiểu chính là công nghệ AI phản ứng. Đây là loại công nghệ nhân tạo, nó có khả năng phân tích những động thái khả thi nhất của chính nó và đối thủ. Từ việc phân tích đó, AI phản ứng sẽ chọn ra được những hành động, giải pháp chiến lược hoàn hảo và tối ưu nhất. Ở cấp độ đơn giản nhất này, AI sẽ tiến hành các hoạt động cơ bản như phản ứng lại với một số kích thích. Mô hình này sẽ không lưu trữ đầu vào và không thực hiện quá trình học tập. Có thể coi đây chính là giai đoạn đầu tiên của bất kỳ hệ thống AI nào.
Ví dụ cụ thể cho AI phản ứng đó chính là Static model (mô hình tĩnh). Mô hình này thường chỉ mang những kiến trúc đơn giản và dễ dàng được tìm thấy trên các kho lưu trữ GitHub (thường được các lập trình viên sử dụng). Chính bởi vậy các mô hình này có thể được tải xuống, chuyển đi từ đó nạp trực tiếp vào bộ công cụ của các nhà phát triển không một chút phức tạp.

Cấp độ 2: Limited Memory
Limited Memory có hiểu là AI với bộ nhớ hạn chế. Ở cấp độ này, trí tuệ nhân tạo AI sẽ sử dụng những dữ liệu đã lưu trữ để từ đó đưa ra một số dự đoán. So với AI phản ứng, AI với bộ nhớ hạn chế sẽ mang một cấu trúc phức tạp hơn.
Có thể khẳng định dường như mọi mô hình học máy hiện nay đều yêu cầu dạng AI này. Bộ nhớ hạn chế của công nghệ trên cũng được chia thành 03 phân loại nhỏ:
- Học tăng cường (Reinforcement learning): Các mô hình này sẽ tiến hành học cách đưa ra dự đoán từ chính những chu kỳ thử nghiệm hoặc thậm chí là từ những sai sót đã từng xảy ra.
- Bộ nhớ ngắn hạn-dài hạn (Long short-term memory): Có thể nói để dự đoán các kết quả tiếp theo trong một trình tự cụ thể, LSTM gắn thẻ quan trọng hơn dành cho thông tin diễn ra trong thời gian gần, và mức độ quan trọng này có thể lần lượt giảm xuống theo trình tự xa dần về quá khứ.
- Mạng đối nghịch phát sinh (Generative adversarial network) sẽ bao gồm hai mạng thần kinh đó chính là mạng phân biệt và mạng tạo sinh. Trong đó mô hình tạo sinh (mô hình sinh mẫu) sẽ phụ trách việc tạo ra các dữ liệu ứng viên. Còn mô hình phân biệt (discriminative model) sẽ phụ trách việc đánh giá chúng. Sự cạnh tranh giữa 2 mô hình này sẽ vận hành theo cách phân phối dữ liệu. Trong thực tế, AI với bộ nhớ ngắn hạn có thể được vận hành theo 2 cách. Cách đầu tiên đó chính là mô hình sẽ liên tục được đào tạo dựa trên các loại dữ liệu mới. Còn cách thứ hai thì mô hình này sẽ được tự động học tập từ hành vi của chính nó.

Cấp độ 3: Theory of Mind
Giai đoạn này có thể gọi bằng cái tên đó chính là AI dựa trên lý thuyết tâm lý. Hiện nay, con người mới đang tiệm cận được cấp độ AI này. Những dấu hiệu đầu tiên của AI Theory of Mind (ToM) có thể dễ dàng bắt gặp ở các phương tiện tự hành khi mà AI bắt đầu tương tác và hiểu biết hơn về suy nghĩ cũng như cảm xúc của con người.
Được phát triển dựa trên lý thuyết tâm lý, loại AI này có tiềm năng để trở thành một người bạn đồng hành của con người, chứ không đơn giản là một cỗ máy thực hiện những câu lệnh của người dùng mà không quan tâm đến vấn đề thực sự của họ.

Cấp độ 4: Self-Aware
Self-Aware chính là AI tự nhận thức. Có thể coi đây chính là cấp độ phát triển cao nhất của AI. Tương tự như trong các phim khoa học viễn tưởng, khi đạt đến cấp độ này, AI có khả năng tiến hành tự nhận thức và tiến hành tư duy một cách độc lập so với con người.
Ở cấp độ này mức độ chi phối của AI với con người sẽ được giảm đi và AI sẽ phát triển và có khả năng nhận thức cũng như tư duy vượt trội. Vì vậy nên khi phát triển AI tới cấp độ này thì con người cần hết thức thận trọng tránh để công nghệ được tạo ra và bị định hướng để làm những hành động ảnh hưởng tiêu cực tới con người.
Như vậy, tổng kết lại chúng ta nhận thấy AI hiện đang có tới 4 cấp độ phát triển. Phần lớn các ứng dụng hiện nay thì chỉ đang dừng ở cấp thứ 2 là AI với bộ nhớ hạn chế. Dựa trên công nghệ vượt trội này, con người hoàn toàn có thể sáng tạo thêm nhiều giải pháp khác nhau trong các lĩnh vực y tế, dịch vụ, giáo dục, sản xuất,… giúp nâng cao chất lượng sống của con người.