Chuyển đổi số đang là câu chuyện tất yếu trong bối cảnh hiện tại. Tuy nhiên, đừng quên đi câu chuyện về ngân sách. Nếu không có đủ kinh phí, chuyển đổi số chỉ là những lời hứa suông. Việc lập ngân sách cho chuyển đổi số đòi hỏi một công ty phải suy nghĩ kỹ lưỡng và chính xác tới từng đồng. Hãy xem xét bốn phương pháp hay nhất dưới đây để đảm bảo rằng các nỗ lực chuyển đổi số của bạn đạt được kết quả mong muốn.
Ban điều hành sẽ phải lên kế hoạch cho những chi phí phát sinh
Chuyển đổi số không hề rẻ. Ví dụ, Home Depot đã lên kế hoạch chi 300 triệu đô la cho công nghệ nhằm cho phép khách hàng mua sắm trên điện thoại của họ và nhận hàng tại cửa hàng, nhưng cuối cùng chi phí đã tăng gấp 5 lần để chi trả cho các đổi mới kỹ thuật số bổ sung. Theo công ty phân tích Forrester, Wal-Mart và General Electric, và rất nhiều doanh nghiệp khác đang dành hơn 1 tỷ đô la cho chuyển đổi số.
Mặc dù các doanh nghiệp ở Việt Nam hầu hết sẽ chi tiêu ít hơn nhiều so với những gã khổng lồ này, nhưng CEO phải chuẩn bị kỹ lưỡng để đón nhận sự chuyển đổi nhiều phát sinh này. Các sáng kiến chuyển đổi số sống hay chết dựa trên chiến lược của ban điều hành. Nếu không có đủ kinh phí, chuyển đổi số chỉ là dịch vụ đầu môi và sẽ không thể hoàn thành được gì ngoài một loạt các bài thuyết trình và những thay đổi quy trình thất thường.
Xác định mục đích chuyển đổi số cụ thể của doanh nghiệp
Có phải công ty đang trên đà sụp đổ trước một đối thủ cạnh tranh sáng tạo hơn, nhanh nhẹn hơn không? Hay ngược lại, liệu công ty có cơ hội để chơi xỏ và vươn lên trên thị trường của mình thông qua công nghệ kỹ thuật số? Các ưu tiên ngân sách của bạn nên theo những câu chuyện đó, những mục đích cụ thể để được cân nhắc. Ngân sách chuyển đổi kỹ thuật số nên tập trung vào các sáng kiến thực có thể giúp phát triển hoặc bảo vệ vị trí doanh nghiệp trên thị trường
Mỗi “chương” của một câu chuyện chuyển đổi như một cơ hội để bạn đã xác định tự động hóa, bao gồm một loạt các quy trình sẽ được thực hiện. Tạo mục tiêu ngân sách cho mỗi chương. Bằng cách chia nhỏ vấn đề tổng thể, các tổ chức có thể phát triển một bức tranh chi phí dễ quản lý hơn.
Lập kế hoạch chi tiết để linh hoạt hơn trong mọi tình huống
Lập kế hoạch cho sự linh hoạt. Vì những nỗ lực này chứa rất nhiều ẩn số, nên ngân sách phải phản ánh bản chất gia tăng của sự chuyển đổi. Nhiều doanh nghiệp sẽ tăng cường các dự án chuyển đổi số sau khi đã có những thành công nhất định từ những dự án trước, cam kết đầu tư vào sáng kiến tổng thể phải mạnh mẽ. Tuy nhiên, chuyển đổi số không thể coi là một hoạt động tùy ý “khi thời gian cho phép.”
Việc lập kế hoạch dài hạn là cần thiết nhưng nó sẽ không đảm bảo ngân sách của bạn cập với kế hoạch đó. Chính vì vậy, hãy chia kế hoạch đó thành những giai đoạn nhỏ, từ đó việc phân bổ ngân sách sẽ dễ dàng hơn cùng với đó doanh nghiệp cũng có khả năng thay đổi linh hoạt và điều chỉnh khi có bất kỳ biến cố gì xảy ra bất ngờ, ngoài kế hoạch.
Làm nổi bật kết quả tăng trưởng
Khi hoạt động của một doanh nghiệp trở nên tự động hóa thì chúng ta có thể thấy rõ doanh nghiệp sẽ có thể tiết kiệm được một khoản không nhỏ khi tinh giảm số lượng nhân sự. Chuyển đổi số thành công khi doanh nghiệp tập trung nhiều hơn vào việc đo lường giá trị kinh doanh gia tăng từ các dịch vụ mới, cơ chế phân phối mới và khả năng tận dụng các quy trình hiện có theo những cách mới.
Chuyển đổi số là phức tạp và không hề dễ dàng, nhất là câu chuyện tiền bạc. Thông qua bốn mẹo nhỏ trên, các lãnh đạo có thể điều hướng tốt hơn việc chi tiêu ngân sách cho các dự án chuyển đổi số và đạt được những kết quả như mong muốn.