Chuyển đổi số ngành y tế sẽ tạo ra một cuộc cách mạng lớn trong việc chăm sóc sức khoẻ bệnh nhân và tinh gọn các thủ tục hành chính y tế rườm rà. Tuy nhiên, hành trình “cá chép hóa rồng” chưa bao giờ là dễ dàng. Những “vùng trũng” luôn ngáng đường các cơ sở y tế xuyên suốt quá trình chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ hiện đại. Cùng FSI khám phá các điểm trũng và giải pháp tiến hành chuyển đổi số ngành y tế hiệu quả qua bài viết dưới đây.
Thiếu hụt nguồn nhân lực “yêu công nghệ, hiểu y tế”
Chuyển đổi số ngành y tế là một trong những nhiệm vụ ưu tiên được thể hiện rõ trong “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” của Chính phủ. Để chuyển sang mô hình vận hành số, bệnh viện cần phải đầu tư, ứng dụng hàng loạt những công nghệ mới hiện đại liên quan tới trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn,… xuyên suốt hoạt động của từng khoa. Bởi vậy, lực lượng nhân lực am hiểu công nghệ đóng vai trò vô cùng quan trọng, quyết định trực tiếp tới thành công của mục tiêu xây dựng nền y tế thông minh.
Tuy nhiên, trên thực tế nhiều bệnh viện, bao gồm các bệnh viện tuyến trung ương phải đối mặt với khó khăn nhân lực. Nhân sự chuyên trách còn khan hiếm đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao do thu nhập không được đảm bảo và không có chế độ đãi ngộ hợp lý. Nhìn chung, hầu hết các dự án ứng dụng công nghệ thông tin tại bệnh viện đều do các công ty phần mềm triển khai nhưng không phải chuyên gia công nghệ nào cũng hiểu rõ được quy trình hoạt động chuyên môn đặc thù ngành y tế.
Chính bởi vậy, việc đào tạo nguồn nhân lực vừa giỏi công nghệ vừa hiểu y tế đóng vai trò quan trọng, giúp các bệnh viện gỡ “nút thắt” trên hành trình chuyển đổi số toàn diện.
Dữ liệu bị tấn công – bệnh viện nao núng
Cho tới thời điểm hiện tại, dữ liệu y tế là một lĩnh vực rộng lớn, có liên quan tới hơn 100 triệu người dân Việt Nam. Mọi vấn đề sức khỏe của người dân: tiêm chủng, thương tích, sức khoẻ sinh sản,… đều được quản lý theo 4 cấp (cấp trung ương, tỉnh, huyện, trạm y tế). Chính vì thế, khối lượng dữ liệu y tế của người dân là vô cùng khổng lồ. Điều này đặt ra bài toán về quản trị dữ liệu y tế hiệu quả và an toàn, đặc biệt là trước các cuộc tấn công nhằm đánh cắp dữ liệu đang có xu hướng gia tăng.
Các bệnh viện và cơ sở y tế nói chung đều đang đối mặt với thực tế rất khó đảm bảo an toàn, bảo mật thông tin người bệnh khi tiến hành khám, chữa bệnh từ xa, tư vấn trực tuyến và xem hồ sơ bệnh án trên điện thoại. Các cuộc tấn công nhằm vào dữ liệu sức khoẻ cá nhân riêng tư có thể làm gián đoạn việc chăm sóc bệnh nhân, xâm phạm quyền riêng tư và rất dễ làm mất uy tín của các bệnh viện đặc biệt là các bệnh viện tuyến đầu.
Cần vốn lớn – chi phí hạn hẹp
Để tiến tới việc thay đổi toàn bộ mô hình vận hành, từ mô hình truyền thống cồng kềnh sang mô hình số tinh gọn, các bệnh viện buộc phải bỏ ra số tiền lớn để hợp tác với các công ty phát triển phần mềm, cung cấp dịch vụ số hóa, chuyển đổi số. Nhưng hiện tại, hầu hết các bệnh viện đều hoạt động theo cơ chế tự chủ tài chính. Mà chi phí đầu tư cho công nghệ chưa được cơ cấu vào giá viện phí. Các dự án đầu tư công nghệ trong nội bộ bệnh viện thường kéo dài, trì hoãn bởi tồn tại nhiều thủ tục phức tạp. Bởi vậy, bệnh viện dễ gặp khó khăn trong quá trình tái đầu tư.
Tích hợp dữ liệu gặp nhiều trở ngại
Hiện nay, nguồn dữ liệu lớn xuất phát từ các bệnh viện, phòng khám vô cùng đa dạng bao gồm: dữ liệu cá nhân, dữ liệu dịch tễ học, các thông số bệnh tật, hình ảnh chẩn đoán, ghi chú lâm sàng,…
Điều đáng nói ở đây là hạ tầng công nghệ chưa tương thích với quy mô cũng như phạm vi triển khai các ứng dụng. Một số công nghệ hiện đại ứng dụng thành công nhưng không có khả năng tích hợp với hệ thống chung. Ngoài ra, nguồn dữ liệu giữa các bệnh viện, cơ sở y tế chưa được tương thích bởi hệ thống được xây dựng từ nhiều năm trước. Mỗi cơ sở y tế chuyển đổi theo hướng mạnh ai người nấy làm, chưa có tiêu chuẩn cụ thể, khiến việc kết nối dữ liệu y tế trở nên khó khăn.
“Hài lòng” với phương pháp vận hành thủ công
Hiện nay, nhiều bệnh viện vẫn triển khai bệnh án giấy, sử dụng phim in và lưu trữ phim chụp theo cách truyền thống, chậm trễ trong việc ứng dụng công nghệ trong khám chữa bệnh. Các kho lưu trữ dữ liệu số chưa được tạo lập nên làm trì trệ tiến trình chuyển đổi số chung của ngành y tế.
Tính tới thời điểm hiện tại, nhiều lãnh đạo cơ sở y tế do chưa hiểu sâu hiểu đúng về bệnh án điện tử, tạo lập kho lưu trữ số nên vẫn băn khoăn lo lắng cách làm mới có thực sự hiệu quả. Vấn đề chi phí cộng với tâm lý ngại đổi mới được đặt lên bàn cân khiến nhiều bệnh viện vẫn còn đắn đo trên hành trình chuyển đổi số, hiện đại hóa.
Giải pháp giúp nền y tế Việt thoát khỏi “vùng trũng” khi chuyển đổi số
Hiện nay, với vấn đề thiếu hụt nhân lực có chuyên môn về công nghệ và am hiểu y tế, các tổ chức có thể giải quyết thông qua việc tích cực đào tạo nguồn nhân lực chuyển đổi số cho ngành y tế. Đặc biệt, việc nâng cao thu nhập nếu được chú trọng sẽ thu hút thêm nhiều nhân tài cho ngành y tế. Còn với những vùng trũng còn lại, để vượt qua và tạo ra tình thế tươi sáng hơn, các bệnh viện có thể từng bước giải quyết bằng cách lựa chọn các sản phẩm, dịch vụ, giải pháp chuyển đổi số phù hợp.
Trước thực trạng nhiều bệnh viện còn sử dụng mô hình làm việc cũ, lưu trữ phim chụp thủ công, không tối ưu trong quá trình chẩn đoán, tìm kiếm file hình ảnh y tế, FSI với 15 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực chuyển đổi số, đã nghiên cứu phát triển thành công hệ thống lưu trữ và truyền tải hình ảnh y tế FSI PACS.
Hệ thống FSI PACS dùng để lưu trữ dữ liệu những file ảnh y tế tập trung, cho phép chia sẻ các hình ảnh phim chụp liên phòng ban, liên bệnh viện, giúp các y bác sĩ cũng như các cơ sở y tế liên thông dữ liệu một cách dễ dàng.
Vận hành dựa trên nguyên lý: linh hoạt – đơn giản – dễ dàng cùng 4 tính năng chính: Lưu trữ hình ảnh y tế; đọc và xử lý hình ảnh DICOM; truyền tải dữ liệu và hỗ trợ chẩn đoán từ xa; khả năng kết nối, tích hợp AI, FSI PACS tự tin cùng các bệnh viện tiến hành chuyển đổi số thành công và toàn diện.
Đối với các vấn đề liên quan bảo mật dữ liệu, FSI PACS sẽ là giải pháp tối ưu nhờ khả năng lưu trữ song song, phân tán trên các máy tính khác nhau trong hệ thống, cùng khả năng tùy chỉnh dễ dàng, xử lý mạnh mẽ các hình ảnh phim chụp theo thời thời gian thực, giúp phòng ngừa rủi ro khi có sự cố trên 1 máy chủ vẫn sẽ đảm bảo an toàn thông tin.
Bên cạnh đó, FSI PACS cho phép sử dụng máy tính thương mại để lưu trữ, không yêu cầu máy chuyên dụng, các bệnh viện tiết kiệm chi phí đầu tư máy móc. Vì vậy, FSI PACS dễ dàng triển khai ở nhiều vùng miền khác nhau, dễ dàng tiếp cận tới nhiều cơ sở y tế trên mọi miền tổ quốc.
Ngoài ra, hệ thống FSI PACS có thể dễ dàng tích hợp với các hệ thống hiện hành trong các bệnh viện (HIS, LIS, LIS, EMR,…) và hệ thống chung của Bộ y tế. Nỗi lo về tích hợp dữ liệu sẽ được giải quyết giúp các cơ sở y tế yên tâm xây dựng mô hình vận hành số, vận hành thông minh. Chính nhờ những tính năng ưu việt kể trên, FSI PACS đang từng bước trở thành “cánh tay phải” đắc lực cho các bác sĩ trên hành trình xây dựng nền y tế thông minh, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ của người dân.
Như vậy, khi tiến hành chuyển đổi số ngành y tế, các bệnh viện đã và đang phải đối mặt với những thách thức lớn, làm chậm trễ quá trình cải tiến cung cách vận hành, cải thiện trải nghiệm cho người dân. Để giải quyết và vượt qua những “vùng trũng” đó, các cơ sở y tế, bệnh viện cần đẩy mạnh việc xây dựng nguồn nhân lực có chuyên môn về y tế lẫn công nghệ, đồng thời ứng dụng các giải pháp công nghệ tân tiến, phù hợp, hiệu quả.