Các doanh nghiệp hiện nay đang sản sinh ra một lượng dữ liệu tăng lên nhanh chóng qua mỗi ngày. Tuy nhiên, đa số các dữ liệu chưa đem lại giá trị do chưa được khai thác hiệu quả để giúp các doanh nghiệp đưa ra được các quyết định đem lại lợi ích kinh doanh. Xây dựng Data Model là giải pháp gián tiếp lựa chọn công nghệ phù hợp để quản lý dữ liệu.. Hãy cùng FSI khám phá trong bài viết dưới đây.
Mô hình dữ liệu (Data Model) là gì?
Data Model hay còn gọi là Mô hình dữ liệu dùng để tổ chức dữ liệu trong đó có minh họa chi tiết các phần tử của dữ liệu, các thuộc tính của chúng và mối quan hệ giữa các phần tử.
Bằng cách cấu trúc dữ liệu, các mô hình dữ liệu đóng vai trò như một chiếc đòn bẩy thúc đẩy sự phát triển của các hệ thống thông tin. Chúng cho phép các nguồn lực kinh doanh và kỹ thuật cùng bắt tay nhau quyết định cách dữ liệu sẽ được lưu trữ, chia sẻ, cập nhật và sử dụng trong một doanh nghiệp.
Mô hình dữ liệu được lưu trữ ở đâu?
Xét về mặt vật lý, mô hình dữ liệu được lưu trữ tại bộ nhớ ngoài. Điều này rất thuận tiện để người dùng có thể trao đổi thông tin, sao lưu dữ liệu trên các thiết bị khác nhau.
Các loại mô hình dữ liệu
Tùy thuộc vào vấn đề mà bạn đang cần giải quyết để lựa chọn sử dụng một trong ba loại mô hình dữ liệu FSI giới thiệu bên dưới. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể coi mỗi loại mô hình là một giai đoạn của quy trình tạo lập Data Model thay vì chỉ chọn một loại mô hình duy nhất. Đây là phương án hoàn hảo khi dự án của bạn trưởng thành, kết quả tốt nhất sẽ đến từ sự tiến triển tự nhiên thông qua cả ba mô hình.
Mô hình dữ liệu khái niệm
Mô hình dữ liệu khái niệm (Mô hình miền) cho phép trình bày chi tiết các khái niệm và cấu trúc kinh doanh tĩnh của bạn dưới dạng sơ đồ đơn giản. Chúng được sử dụng thường xuyên nhất khi bắt đầu một dự án mới, khi các khái niệm và các yêu cầu ban đầu được đưa ra giúp các bên liên quan trong doanh nghiệp cho dù biết về kỹ thuật hay không đều có thể chia sẻ về ý tưởng thiết kế dự án dữ liệu của họ. Thông thường, chúng được tạo ra như tiền thân hoặc lựa chọn thay thế cho giai đoạn tiếp theo.
Mô hình dữ liệu logic
Sau khi các khái niệm ban đầu của bạn trở nên rõ ràng hơn đã đến lúc tìm hiểu cụ thể bằng mô hình dữ liệu logic. Cho dù bạn đang xem qua lăng kính của một dự án đơn lẻ hay toàn bộ doanh nghiệp của mình, mô hình này đều sẽ làm rõ các thực thể logic khác nhau (loại hoặc lớp dữ liệu) mà bạn sẽ làm việc, các thuộc tính dữ liệu xác định các thực thể đó và mối quan hệ giữa chúng.
Mô hình dữ liệu vật lý
Khi đến giai đoạn ba, hãy đi sâu vào chi tiết. Các mô hình dữ liệu vật lý sử dụng để thiết kế lược đồ nội bộ của cơ sở dữ liệu. Điều đó bao gồm tất cả các bảng khác nhau, các cột trên các bảng đó và mối quan hệ giữa các bảng. Mô hình này được chuyển trực tiếp sang thiết kế cơ sở dữ liệu sản xuất, hỗ trợ phát triển hơn nữa các hệ thống thông tin. Các kỹ sư công nghệ tạo ra mô hình dữ liệu vật lý trước khi triển khai bản thiết kế cuối cùng.
Các yếu tố cấu thành một mô hình dữ liệu tốt
Một mô hình dữ liệu tốt phải bao gồm cả 5 yếu tố: rõ ràng, linh hoạt, hiệu suất, năng suất và khả năng truy xuất nguồn gốc
- Tính rõ ràng: Mô hình dữ liệu phải thật dễ hiểu đối với người sử dụng để họ biết được mình đang thực sự làm gì với dữ liệu, tận dụng và phát triển nó như thế nào để mang đến hiệu quả.
- Tính linh hoạt: Một doanh nghiệp đang phát triển kéo theo các hệ thống thông tin sẽ thay đổi liên tục nhằm thích nghi với hiện tại, vì vậy một mô hình dữ liệu đằng sau cũng cần phải thay đổi linh hoạt cùng chiều.
- Tính hiệu suất: Khả năng đạt được các mong muốn của doanh nghiệp mà không cần tốn quá nhiều công sức, chi phí, thời gian.
- Tính năng suất: Năng suất thể hiện ở khía cạnh các lập trình viên làm việc dễ dàng trong một quãng thời gian ngắn.
- Khả năng truy xuất nguồn gốc: Mô hình dữ liệu cho phép người dùng truy cập lại vào những thông tin xảy ra trong quá khứ cùng những giá trị tại một thời điểm nhất định nào đó mà không hề bị mất đi.
Lợi ích của Data Model đối với doanh nghiệp
Các mô hình dữ liệu đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc tập hợp tất cả các bộ phận của doanh nghiệp lại với nhau để hợp tác thiết kế các hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu dùng chung. Bằng cách xác định rõ ràng cấu trúc dữ liệu của bạn, các mô hình này hỗ trợ nhiều trường hợp sử dụng bao gồm cả phát triển quy trình trao đổi dữ liệu rõ ràng nhất quán, đảm bảo các nội dung được xuyên suốt các phòng ban.
1. Hoàn thiện khả năng tìm kiếm, tiêu chuẩn hóa và tài liệu hóa các nguồn dữ liệu
Bảo đảm các phần tử dữ liệu dành cho cơ sở dữ liệu được trình bày một cách khoa học. Việc tiêu chuẩn hóa các nguồn dữ liệu tránh bỏ sót các dữ liệu sẽ hạn chế làm sai lệch chỉ số trong các báo cáo nguy cơ cho một kết quả không đúng.
2. Giúp doanh nghiệp có khả năng thiết kế và áp dụng cơ sở dữ liệu hiệu quả
Khi doanh nghiệp triển khai Data Model hiệu quả thì các mô hình dữ liệu có thể giúp thiết kế cơ sở dữ liệu chuẩn xác hơn bởi Data model là nguyên liệu chính chế tác ra cơ sở dữ liệu, qua đó doanh nghiệp hình dung được tổng thể về nền tảng dữ liệu.
3. Quản lý doanh nghiệp hiệu quả hơn
Các nhân viên hiểu rõ hơn về quy trình làm việc trong doanh nghiệp, quản lý triệt để các hoạt động kinh doanh bao gồm các công thức, danh mục đầu tư, vòng đời của người mua hàng, sản phẩm, marketing.
4. Nâng cao tinh thần hợp tác của các nhân viên
Data Model trao quyền cho người dùng để các nhân viên kỹ có thể hợp tác làm việc với cả các nhân viên phi kỹ thuật khác. Họ tự mình truy cập vào các các nguồn dữ liệu dùng chung và việc của Data Model là giúp họ tiếp cận với dữ liệu một cách tối ưu nhất. Từ đây, người dùng sẽ gợi ý thông tin hữu ích để tạo các cấu trúc dữ liệu vật lý khi cần thiết, cải thiện sự liên kết giữa các phòng ban.
5. Hỗ trợ nâng cấp BI của doanh nghiệp
BI (Business Intelligence) chỉ các kỹ năng, quy trình, công nghệ, ứng dụng hỗ trợ chuyển đổi những dữ liệu thô thành những thông tin phục vụ việc ra quyết định kinh doanh. Nâng cấp BI của doanh nghiệp để tìm ra các hướng đi, cơ hội mới bằng việc mở rộng tính năng xử lý và lưu trữ, tăng khả năng nắm bắt các nguồn dữ liệu trong doanh nghiệp.
6. Tăng khả năng tích hợp hệ thống
Mô hình dữ liệu hỗ trợ doanh nghiệp tích hợp các hệ thống thông tin hiện có với các hệ thống mới được triển khai khiến doanh nghiệp có được cái nhìn bao quát hơn về tình hình hiện tại của tổ chức. Tích hợp các yêu cầu và tiến độ thực hiện yêu cầu thực tế nhằm biết được các yếu tố thúc đẩy, trì hoãn công việc, xây dựng giải pháp cải thiện kết quả làm việc.
Kỹ thuật lập mô hình dữ liệu
Mặc dù các kỹ thuật lập mô hình dữ liệu sẽ khác nhau tùy thuộc vào loại cơ sở dữ liệu mà tổ chức của bạn sử dụng, nhưng có một số phương pháp hay nhất cần ghi nhớ:
- Bắt đầu với kiến thức cơ bản về mô hình dữ liệu: Khảo sát các nhóm kinh doanh xem họ cần kết quả gì từ dữ liệu rồi tổ chức mô hình dữ liệu xung quanh các yêu cầu đó.
- Xây dựng mô hình dữ liệu nháp với các thực thể và quan hệ, đồng thời thử nghiệm mô hình với các tình huống tốt nhất và xấu nhất.
- Tính đến các truy vấn cơ sở dữ liệu: Bạn nên biết dữ liệu của mình trông như thế nào và dữ liệu chứa gì, cũng như cách bạn định truy vấn dữ liệu đó.
- Đánh giá các yêu cầu về phần cứng vì máy chủ làm việc với bộ dữ liệu khổng lồ có thể sớm gặp sự cố về bộ nhớ máy tính và tốc độ đầu vào-đầu ra.
- Xác thực mô hình dữ liệu: Xác minh từng hành động (chẳng hạn như lựa chọn khóa chính của bạn) trước khi chuyển sang bước tiếp theo.
Mô hình hóa dữ liệu là một giai đoạn quan trọng khi thực hiện bất kỳ dự án phần mềm nào. Hy vọng, thông qua bài viết trên FSI đã cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản nhất về một Data Model. Hãy ứng dụng Data Model để tô điểm thêm sắc màu, tạo sự nổi bật cho doanh nghiệp trước các đối thủ cạnh tranh khác trên thương trường.