Tốc độ chuyển đổi số trong kinh doanh ngày càng được đẩy nhanh trong tương lai. Nghiên cứu mới nhất từ MuleSoft đã chỉ ra 6 xu hướng hàng đầu định hướng chuyển đổi số vào năm 2022 và trong tương lai.
Nghiên cứu mới nhất của MuleSoft đã xác định siêu tự động hóa, đa trải nghiệm, điện toán đám mây phân tán là một số những thách thức và cơ hội mới mà tất cả các doanh nghiệp sẽ phải đối mặt. MuleSoft cũng chỉ ra có sự chuyển đổi số nhanh chóng trong lĩnh vực kinh doanh vào năm 2022 với bảy xu hướng chính sau:
Xu hướng 1: Công việc được xây dựng dựa trên trải nghiệm của sự phối hợp chặt chẽ
Gartner, một công ty tư vấn và nghiên cứu toàn cầu cung cấp thông tin, tư vấn và công cụ cho các nhà lãnh đạo về CNTT, tài chính, nhân sự, dịch vụ khách hàng…, ước tính rằng chỉ riêng việc sử dụng các nền tảng cộng tác đã tăng 44% từ năm 2019 đến năm 2021. McKinsey cho biết hơn 20% lực lượng lao động toàn cầu – chủ yếu là những người có kỹ năng cao trong các ngành như tài chính, bảo hiểm và công nghệ thông tin – có thể không cần có mặt tại văn phòng mà năng suất và chất lượng công việc vẫn được đảm bảo. Tự động hóa kết hợp công nghệ hiệu quả sẽ đóng một vai trò quan trọng trong một môi trường làm việc
Theo những nghiên cứu thực tế:
- 30% tổ chức đã triển khai các sáng kiến tự động hóa trong doanh nghiệp để tạo ra trải nghiệm làm việc tốt và hiệu quả hơn cho nhân viên.
- 44% tổ chức hiện đang triển khai các sáng kiến tự động hóa để tạo ra trải nghiệm kết nối tốt hơn.
- Các ưu tiên tự động hóa hàng đầu cho năm 2022 bao gồm: cải thiện hiệu quả hoạt động tới 54%, tăng 49% năng suất
- Các ưu tiên đầu tư hàng đầu cho chuyển đổi số vào năm 2021 để đảm bảo tạo ra sự cộng tác hiệu quả bao gồm: thay đổi quy trình (66%) và thay đổi công nghệ (49%)
Xu hướng 2: Sự phát triển nhanh chóng của các nhà công nghệ kinh doanh
Theo MuleSoft, số lượng các sáng kiến chuyển đổi số đã tăng gấp đôi trong thời kỳ đại dịch. Vào năm 2022, các nhà công nghệ kinh doanh sẽ giảm bớt một phần áp lực này bằng cách làm việc cùng với các nhóm công nghệ thông tin để đẩy nhanh sự đổi mới. Gartnẻ chỉ ra rằng tổ chức nào hỗ trợ và áp dụng công nghệ vào kinh doanh có khả năng chuyển đổi số nhanh 2.6 lần. Tuy nhiên, để làm được như vậy, họ sẽ cần những công cụ phù hợp với từng nhóm ngành khác nhau.
Dự đoán đến năm 2024, 80% sản phẩm và dịch vụ công nghệ sẽ được xây dựng bởi những người không phải là chuyên gia công nghệ. Cơ bản các công cụ phát triển được hỗ trợ bởi AI sẽ là chìa khóa thành công. Gartner nhận thấy 77% các nhà kinh doanh công nghệ thường xuyên sử dụng kết hợp các công cụ tự động hóa, tích hợp ứng dụng và AI trong công việc hàng ngày.
Khoảng 80% người dùng là các doanh nghiệp đồng ý rằng nếu dữ liệu và tiềm năng công nghệ thông tin được khám phá và trở nên phổ biến rộng rãi, họ và các đồng nghiệp của họ có thể tạo ra các giải pháp và cung cấp các giải pháp chuyển đổi số nhanh hơn, hiệu quả hơn. Hơn một phần ba người dùng (chiếm khoảng 36%) người dùng không chuyên về công nghệ thông tin có thể tích hợp các ứng dụng và nguồn dữ liệu thông qua API một cách dễ dàng.
Xu hướng 3: Hyperautomation mở khóa giá trị kỹ thuật số
Thay vì chỉ được sử dụng làm dự án như trước kia, ngày nay tự động hóa sẽ là động lực chính thúc đẩy doanh nghiệp chuyển đổi số. Hyperautomation nghĩa là quy mô tự động hóa trong toàn doanh nghiệp thông qua việc tái sử dụng các quy trình và triển khai nhiều khả năng công nghệ tích hợp – ví dụ như tự động hóa quy trình bằng robot (RPA).
Đây là một thị trường được các nhà phân tích dự đoán sẽ tăng trưởng gần 24% từ năm 2020 lên trị giá gần 600 tỷ đô la vào năm 2022. Theo Deloitte, 93% các nhà lãnh đạo doanh nghiệp mong đợi sẽ được sử dụng RPA vào năm 2023. Các sáng kiến về tự động hóa như vậy sẽ giúp doanh nghiệp thực hiện được các mục tiêu chiến lược như cải thiện năng suất tăng 96% và làm tăng chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng lên đến 93%.
Ngoài ra, một lĩnh vực tự động hóa dịch vụ đang được rất nhiều người chú ý là chatbots. Hiện tại, 83% khách hàng mong đợi được tương tác với ai đó ngay lập tức khi liên hệ với một công ty, doanh nghiệp. Vì thế việc áp dụng chatbot trả lời tin nhắn tự động được phát triển với tốc độ nhanh chóng.
Xu hướng 4: Bảo mật dữ liệu nghiêm ngặt
Những lo ngại về bảo mật luôn là rào cản đối với các sáng kiến chuyển đổi số. Khoảng 87% các nhà lãnh đạo công nghệ thông tin và doanh nghiệp cho rằng các cân nhắc về bảo mật đang làm chậm tốc độ đổi mới, trong khi 73% khẳng định các mối quan tâm cụ thể về quản trị và bảo mật đã tăng lên khi hệ thống của họ được tích hợp hiện đại hơn. Gartner dự đoán rằng đến năm 2022, giao diện lập trình ứng dụng (API) sẽ trở thành phương tiện bị tấn công thường xuyên nhất, gây ra vi phạm dữ liệu cho các ứng dụng web doanh nghiệp. Vì vậy vấn đề bảo mật dữ liệu trong quá trình chuyển đổi số cần được chú trọng quan tâm.
Xu hướng 5: Điện toán đám mây phân tán
Xu hướng này đề cập đến việc phân tán các dịch vụ đám mây công cộng đến các điểm bên ngoài các trung tâm dữ liệu vật lý của nhà cung cấp đám mây, nhưng vẫn được kiểm soát bởi nhà cung cấp. Trong điện toán đám mây phân tán, nhà cung cấp đám mây chịu trách nhiệm về tất cả các khía cạnh của đám mây bao gồm kiến trúc dịch vụ, phân phối, vận hành, quản trị và cập nhật. Sự phát triển từ đám mây công cộng tập trung sang đám mây công cộng phân tán mở ra một kỷ nguyên mới cho công nghệ điện toán đám mây.
Theo Deloitte, hơn 97% nhà quản lý CNTT đang có kế hoạch phân phối khối lượng công việc trên hai hoặc nhiều đám mây để tăng cường khả năng phục hồi và hỗ trợ các yêu cầu quy định.
Xu hướng 6: Một nguồn dữ liệu duy nhất sẽ trở thành chìa khóa cho hoạt động kinh doanh dựa trên dữ liệu.
Thế giới đang chứng kiến sự bùng nổ dữ liệu. Theo IDC, chỉ riêng trong năm 2020, hơn 64 zettabyte (ZB) đã được tạo ra và khối lượng này dự kiến sẽ tăng với tốc độ 23% cho đến năm 2025.
Tuy nhiên, mọi thứ không hề dễ dàng hơn đối với các tổ chức đang tìm cách tích hợp, phân tích và hành động dựa trên dữ liệu này. Sự phức tạp của công nghệ thông tin, các hệ thống độc quyền và thiếu định hướng chiến lược đều mang đến những thách thức riêng. Vì vậy việc thống nhất dữ liệu trên một nguồn duy nhất sẽ là yêu cầu tiên quyết trong quá trình chuyển đổi số.
Như vậy trên đây là những xu hướng chuyển đổi số được dự báo sẽ trở nên bùng nổ hơn trong tương lai. Doanh nghiệp có thể hợp tác với các công ty tư vấn chuyển đổi số để có được giải pháp và chiến lược chuyển đổi phù hợp nhất phù hợp với xu thế phát triển ngày nay.
Công ty Cổ phần Đầu tư thương mại và Phát triển công nghệ FSI
Hotline: 0904 805 255
Email: support@fsivietnam.com.vn
Website: fsivietnam.com.vn