Rất nhiều CEO và các giám đốc điều hành hàng đầu thế giới hiện nay đang dần có xu hướng đặt mình vào “ghế nóng” khi muốn tận dụng sức mạnh tiềm tàng của công nghệ kỹ thuật số. Họ đón nhận những thông điệp mà phần lớn trong đó công nhận rằng, nền tảng kỹ thuật số chính là động lực góp phần không nhỏ thúc đẩy hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong năm tới.
Đây chính là kết quả của cuộc khảo sát quan điểm mới nhất EY 2022 CEO. Ở đó, 47% trong số 2000 CEO đang sử dụng và tận dụng thiết bị công nghệ thông tin nhiều hơn bất kỳ phương thức nào khác, nhằm đạt được mục tiêu và chuẩn bị tiềm lực tốt để cạnh tranh trên “chiến trường” kinh tế trong tương lai gần.
Họ sử dụng cả thiết bị công nghệ và hệ thống tự động hóa nhằm thay thế chi phí lao động quá cao, cũng như cải thiện tốc độ và chất lượng tương tác với khách hàng. Tận dụng công nghệ hiện đại được xem là một chiến lược “dài hơi” và nhanh chóng trở thành sự ưu tiên hàng đầu, bỏ xa các phương pháp khác như đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng hữu cơ tạo ra giá trị thực (21%), tối ưu hóa bảng cân đối kế toán, cải thiện vốn lưu động (22%), tập trung vào tính bền vững (13%) hoặc các chiến lược như tăng doanh số bán hàng, mở rộng địa bàn hoạt động sang các khu vực mới.
Tuy vậy, hiệu quả của việc ứng dụng các sáng kiến kỹ thuật số có thực sự tăng trưởng mạnh hay không còn phụ thuộc nhiều vào quyết định và vai trò của người quản lý: “Một sự thật đáng buồn dành cho các doanh nghiệp đang trong quá trình tiến hành chuyển đổi kỹ thuật số, rằng nếu CEO không tập trung, dành sự quan tâm tích cực và tuyệt đối cho biện pháp này thì gần như cơ hội thành công bằng 0”, trích từ phân tích của McKinsey.
“Đó là bởi, chuyển đổi kỹ thuật số là quy trình tái tạo lại mô hình kinh doanh, đòi hỏi cách thức làm việc mới và sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa các phòng ban chức năng khác nhau trong doanh nghiệp. Tất nhiên, điều này chỉ có thể xảy ra khi xuất hiện các khoản đầu tư tầm cỡ, đủ tiềm lực xây dựng một bộ năng lực mới hoàn toàn”, theo báo cáo của nhóm tác giả đứng đầu là Eric Lamarre và Kate Smaje.
Chìa khóa giải quyết vấn đề nằm ở chỗ, chúng ta cần tập trung vào giá trị và hiệu quả kinh doanh chứ không phải thiết bị công nghệ, Lamarre và Smaje nhấn mạnh. “Mục tiêu của chuyển đổi kỹ thuật số không phải biến mọi thứ trở thành kỹ thuật số, mà là đẩy mạnh giá trị sản phẩm và doanh thu bán hàng cho doanh nghiệp. Các CEO thành công hoàn toàn có khả năng quan sát công việc kinh doanh hiện tại của họ và tự mình trả lời câu hỏi, liệu kỹ thuật số thực sự có giá trị đối với doanh nghiệp hay không”.
Họ cũng đưa ra những ví dụ về sự thành công của việc áp dụng số hoá vào lĩnh vực kinh doanh. “Song song với đội ngũ quản lý, các CEO thành công thường làm việc và kiểm tra kỹ lưỡng mọi yếu tố chuyển đổi quan trọng như tên miền, công nghệ và dữ liệu, hoạt động,.. nhằm tạo ra một lộ trình chi tiết và tránh rủi ro trong vận hành đường dài”.
Chuyển hướng kinh doanh công nghệ và dữ liệu data cũng là một chiến lược đầy tiềm năng mà CEO cần thực sự chú tâm và nhanh chóng trở thành “kẻ cầm đầu”. “Các CEO thực hiện chuyển đổi kỹ thuật số dễ dàng nhận thấy rằng, dữ liệu data và công nghệ là yếu tố khác biệt, có tính cạnh tranh cao. Và họ điều hành doanh nghiệp của mình với tầm nhìn như vậy”, Lamarre và Smaje nói. “CEO thành công nhất thường sẽ ưu tiên công nghệ và dữ liệu data theo 2 cách.
Đầu tiên, họ bị ấn tượng và thưởng áp dụng chúng vào việc giải quyết các vấn đề gặp phải trong kinh doanh hoặc kiếm tìm cơ hội mới. Tuy vậy, giám đốc điều hành không nên tự đặt ra những yêu cầu quá cao rồi bắt buộc công nghệ thông tin phải làm theo một cách hoàn hảo. Thay vào đó, họ cần tìm hiểu và phát triển mô hình hoạt động doanh nghiệp linh hoạt, thông minh, sao cho ở đó công nghệ và công ty cùng là “bạn đồng hành”, giúp nhau phát triển, cung cấp các sản phẩm và dịch vụ kỹ thuật số”.
Chính xác, các CEO cũng phải là người tiên phong trong việc tận dụng dữ liệu để phát triển phương pháp tiếp cận khách hàng dựa trên những phân tích tự động, “Nhiều công ty thường bỏ qua nguồn dữ liệu cực kỳ phong phú, trong khi họ hoàn toàn có thể nắm bắt vô vàn ý kiến và quan điểm khách hàng từ việc phân tích miền tài nguyên giàu có và “màu mỡ” này”, theo báo cáo của EY. “Tận dụng thông minh, khéo léo và chính xác, dữ liệu data hoàn toàn có khả năng chiếm lợi thế, sở hữu tính thương mại cao trên thị trường, đồng thời góp phần nâng cao và cải tiến quy trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp”.
Tác giả: Joe McKendrick
Nguồn: www.forbes.com