Điều đáng kinh ngạc, có đến 70% các công ty chuyển đổi số thất bại. Mặc dù hầu hết lãnh đạo các công ty đều hiểu tầm quan trọng của việc áp dụng công nghệ, tạo ra các giải pháp và số hoá quy trình, xong đưa những hiểu biết này vào thực tế ứng dụng lại là một câu chuyện khác. Nhiều công ty đã nỗ lực chuyển đổi số, xong chỉ toàn “đâm đầu vào đá”. Chính vì thế, để học hỏi và rút kinh nghiệm, không có gì hữu ích bằng việc mổ xẻ thất bại của các công ty đi trước, để nắm bắt và chuyển đổi số thành công.
Mặc dù các công ty này đã thất bại trong nỗ lực chuyển đổi kỹ thuật số ban đầu, nhưng họ vẫn có những giải pháp điều chỉnh chiến lược để chuyển đổi số thành công. Một cuộc chuyển đổi kỹ thuật số thất bại không đánh dấu sự kết thúc của một công ty, nhưng nó có thể gây tốn kém vô cùng về tài chính, nguồn lực, thời gian và sự cạnh tranh, uy tín trên thị trường.
Chuyển đổi số bất thành của GE
General Electric (GE) là một công ty đã có bề dày lịch sử 138 năm. Năm 2011, GE hào hứng bắt đầu dự án chuyển đổi số đầy tham vọng, áp dụng với tất cả các sản phẩm và dịch vụ của mình.
GE đã tạo ra những khả năng kỹ thuật số ấn tượng, tự hào gọi mình là một công ty “công nghiệp kỹ thuật số”, gắn cảm biến vào nhiều sản phẩm, xây dựng nền tảng phần mềm mới khổng lồ cho Internet of Things và chuyển đổi mô hình kinh doanh các dịch vụ công nghiệp. Năm 2015, GE còn tạo ra một đơn vị kinh doanh mới gọi là GE Digital. Mục tiêu là tận dụng dữ liệu để biến GE thành một cường quốc công nghệ.
Tuy nhiên, mặc dù đã rót hàng tỷ USD vào GE Digital và sử dụng hàng ngàn nhân viên, giá cổ phiếu của công ty vẫn tiếp tục giảm và các sản phẩm khác bị ảnh hưởng theo. GE Digital nhanh chóng mắc kẹt, hầu như chỉ thực hiện các công việc báo cáo tài chính cho các cổ đông và vì thế tập trung nhiều vào các mục tiêu và doanh thu ngắn hạn, chứ không tập trung vào các mục tiêu sáng tạo và hiệu quả dài hạn. Các giám đốc điều hành cấp cao buộc phải rời đi.
Bài học từ GE: Tập trung vào chất lượng chứ không phải số lượng. GE đã cố gắng làm quá nhiều mà không có chiến lược trọng tâm thực sự trong bất kỳ lĩnh vực nào. Công ty chỉ đơn giản là quá lớn để có thể chuyển đổi tất cả cùng một lúc, đặc biệt là không có tầm nhìn thực sự về những gì họ đang cố gắng đạt được. Chuyển đổi kỹ thuật số thường được thực hiện tốt nhất với một số ít những người đam mê lãnh đạo phụ trách thay vì hàng nghìn nhân viên.
Sự thất bại của Ford
Vào năm 2014, hãng xe hơi lâu đời của Mỹ Ford đã cố gắng chuyển đổi số bằng cách tạo ra một phân khúc xe mới có tên Ford Smart Mobility. Mục tiêu là tạo ra những chiếc ô tô được hỗ trợ công nghệ, kỹ thuật số cùng khả năng vận hành mạnh mẽ được nâng cao.
Các vấn đề nảy sinh khi phân khúc xe mới này không được tích hợp vào phần còn lại của Ford. Không chỉ trụ sở chính có vị trí cách xa công ty mẹ mà còn được xem như một cá thể riêng biệt không có sự liên kết với các đơn vị kinh doanh khác. Khi Ford đổ một số tiền lớn vào liên doanh mới của mình, Ford phải đối mặt với những lo ngại về chất lượng trong các lĩnh vực khác của công ty. Giá cổ phiếu của Ford sụt giảm nghiêm trọng, vị giám đốc điều hành buộc phải từ chức vài năm sau đó.
Bài học kinh nghiệm từ Ford: Tích hợp các nỗ lực chuyển đổi kỹ thuật số với phần còn lại của công ty. Chuyển đổi kỹ thuật số không phải là một chuyển đổi thực tế và nhiều hơn là xoay trục sang một lĩnh vực kinh doanh mới. Để thành công, chuyển đổi số cần phải được tích hợp vào công ty.
Procter & Gamble
Vào năm 2012, tập đoàn hàng tiêu dùng khổng lồ Procter & Gamble đã đặt mục tiêu trở thành “ Công ty chuyển đổi số lớn nhất hành tinh ”.
Công ty đã dẫn đầu ngành khi quyết định đưa mọi thứ lên cấp độ tiếp theo với việc thực hiện chuyển đổi số. Tuy nhiên, mục tiêu lớn của P&G đã dẫn đến các sáng kiến bị thiếu mục đích. Cùng với nền kinh tế đi xuống, P&G đã phải đối mặt với những khó khăn ngay từ đầu. Giám đốc điều hành ngay sau đó đã bị hội đồng quản trị yêu cầu từ chức.
Bài học từ P&G: Nhìn vào sự cạnh tranh. Lợi nhuận đầu tư cho một quá trình chuyển đổi số lớn là rất nhỏ, đặc biệt việc dấu hiệu về một nền kinh tế đang trên đà phát triển. P&G có thể đã đạt được nhiều thành công hơn nếu tập trung vào các nỗ lực chuyển đổi số nhỏ hơn nhắm mục tiêu nhiều hơn đến các sản phẩm và quy trình hiện có của mình. P&G không nhìn vào những gì đang diễn ra trong ngành để xem các đối thủ cạnh tranh đang làm gì. Chuyển đổi số không chỉ vì mục đích chuyển đổi sẽ không hiệu quả. Nó phải xem xét tất cả các yếu tố bên ngoài và được ràng buộc chặt chẽ với một chiến lược trọng tâm.
Chuyển đổi kỹ thuật số là một nỗ lực lớn và đầy rủi ro. Khi thực hiện một cách chính xác, nó có thể dẫn đến những kết quả đáng kinh ngạc, có thể chứng minh được trong tương lai, nhưng khi thực hiện không đúng cách, nó có thể gây tốn kém về tài chính và gây thiệt hại về uy tín của công ty trên thị trường. Việc chuyển đổi thất bại của 3 công ty trên cho chúng ta thấy những sai lầm phổ biến thường gặp phải trong quá trình chuyển đổi số. Tuy nhiên việc thất bại không có nghĩa là con đường đó đã kết thúc mà việc chuyển đổi số thành công là hoàn toàn có thể.
Nguồn: Forbes