Chuyển đổi số đang là xu thế tất yếu trong quá trình phát triển nền kinh tế của thế giới nói riêng và các hoạt động thường nhật nói chung. Báo chí – truyền thông nước ta cũng không thể đứng ngoài vòng xoay của chuyển đổi số. Cơ sở nào cho việc chuyển đổi số của báo chí nước nhà? Những lý do để báo chí nhanh chóng chuyển đổi số? Áp lực và động lực trong tiến hành chuyển đổi số?
Báo chí ngày nay đối với việc chuyển đổi số?
Cơ sở của việc chuyển đổi số trong các cơ quan báo chí ở Việt Nam
Cùng với xu thế tất yếu của các nước trên thế giới, nhất là các nước đang phát triển như nước ta, đều đang đứng trước cả thời cơ và thách thức: Hoặc vượt lên hoặc tụt hậu, sẽ bị bỏ lại ngày càng xa nếu không kịp thời nắm bắt và triển khai chuyển đổi số. Chính vì thế, ngày 3/6/2020, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 749/QĐ-TTg phê duyệt “Chương trình chuyển đổi số Quốc gia đến 2025, định hướng đến 2030” xác định chuyển đổi số là quá trình tất yếu của Việt Nam, tầm nhìn đến năm 2030 Việt Nam sẽ trở thành quốc gia số, ổn định và thịnh vượng. Chuyển đổi số đã luôn là đề tài nóng tại các hội nghị trên toàn thế giới trong nhiều năm qua và đặc biệt đại dịch Covid-19 cũng là “cú hích 100 năm cho chuyển đổi số” như cách nói của Bộ trưởng Bộ TT-TT Nguyễn Mạnh Hùng, tất cả các tổ chức, cá nhân, các quốc gia phải ra sức ứng dụng công nghệ số trong các hoạt động để giảm thiểu các tác động xấu của đại dịch.
Cơ sở của việc chuyển đổi số trong các cơ quan báo chí ở Việt Nam
Trong lĩnh vực báo chí, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 362/QĐ-TTg về “Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến 2025” thì các cơ quan báo chí sẽ phải tự chủ, Nhà nước chỉ đầu tư cho các cơ quan báo chí chủ lực và đặt hàng các kênh, chương trình thiết yếu phục vụ nhiệm vụ chính trị, ngoài ra Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17/4/2015 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức do đó áp lực về tự chủ tài chính, cắt giảm nhân lực và nhu cầu của công chúng trong kỷ nguyên số ngày càng cao đang thúc đẩy các cơ quan báo chí phải chuyển đổi số.
Chuyển đổi số là gì? Lợi ích như thế nào với cơ quan báo chí?
Theo FSI, Chuyển đổi số trong tổ chức, cơ quan là quá trình thay đổi từ mô hình truyền thống sang cơ quan số, bằng cách áp dụng công nghệ mới như dữ liệu lớn (Big data), Internet vạn vật (IOT), điện toán đám mây(Cloud)…thay đổi phương thức điều hành, lãnh đạo, quy trình làm việc, văn hóa công ty…
Khi thực hiện việc chuyển đổi số sẽ tối ưu hóa các công đoạn sản xuất tin bài, từ đó tiết kiệm chi phí sản xuất, thông tin nhanh, nhạy hơn, hấp dẫn hơn và đặc biệt tòa soạn có thể biết được công chúng muốn nghe gì, xem gì để đáp ứng, từ đó sẽ thu hút công chúng, nâng cao uy tín vị thế của cơ quan báo chí, làm tăng nguồn thu và khả năng tích lũy. Khi cơ quan báo chí đã xây dựng được một hình ảnh, uy tín vị thế trong lòng công chúng, thì ngoài việc thu quảng cáo, các cơ quan báo chí còn có thể thu phí người nghe/xem với các chương trình theo yêu cầu.
Khái niệm chuyển đổi số
Khi có nguồn thu tốt sẽ quay trở lại tái đầu tư, mở rộng, nâng cấp thiết bị, công nghệ và nâng cao được đời sống của người lao động, tiến tới việc giảm dần sự phụ thuộc vào Ngân sách nhà nước. Cũng vì thế mà người lao động ở mỗi lĩnh vực có cơ hội phát huy năng lực của mình để các chương trình ngày càng hấp dẫn hơn với tất cả các phân khúc công chúng, đưa thương hiệu của cơ quan báo chí ngày càng cao hơn với đồng bào ở mọi vùng miền trong cả nước, kiều bào ta ở nước ngoài và bạn bè quốc tế.
Nhờ việc chuyển đổi số mà các công cụ và phương tiện truyền thông hiện đại được kết nối với nhau, tạo nên sự bùng nổ của hàng loạt các ứng dụng thông tin – giải trí dưới dạng đa phương tiện trên OTT và mạng xã hội (Mạng xã hội), tạo ra những nhu cầu và thói quen mới trong cách tiếp nhận thông tin của công chúng, khác với công chúng trước đây họ chỉ được tiếp nhận thông tin một chiều, còn hiện nay họ có quyền lựa chọn những cái gì họ cần nghe/xem, ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào, có thể tương tác và lên sóng cùng với “nhà đài”.
Nhờ việc chuyển đổi số mà các công cụ và phương tiện truyền thông hiện đại được kết nối với nhau
Trên môi trường trực tuyến hiện nay, có hàng loạt những mâm cỗ đầy ắp những thông tin hấp dẫn mời chào, công chúng chỉ có vài giây để quyết định lựa chọn món ăn nào cho mình, đây cũng là điều khó khăn với các nhà báo trong giai đoạn hiện nay. Trong dòng chảy cuồn cuộn của thông tin số, các sản phẩm báo chí muốn được công chúng đón nhận phải đa dạng và hấp dẫn, chứa đựng hàm lượng thông tin cao nhưng lại phải nhanh và đúng định hướng, đáp ứng nhiều phân khúc công chúng trong xã hội.
Muốn đạt được điều đó thì công nghệ và sự kết nối số đóng vai trò quyết định, trong đó công nghệ số hiện nay đã hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu của các cơ quan báo chí, như vậy chuyển đổi số chỉ còn là vấn đề nguồn vốn đầu tư cho mua sắm thiết bị công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực có thể sử dụng tốt phương tiện tác nghiệp và năng lực báo chí đa phương tiện. Khi thực hiện việc chuyển đổi số, chúng ta còn có điều kiện để phát triển sản phẩm nội dung số, truyền thông số, quảng cáo số, thương mại điện tử, bảo đảm an ninh mạng, chống nạn tin giả luôn thách thức từ mạng xã hội đối với báo chí chính thống trong việc cung cấp thông tin.
Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện chuyển đổi số trong các cơ quan báo chí Việt Nam
Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện chuyển đổi số trong các cơ quan báo chí Việt Nam
Bên cạnh những thuận lợi cho việc chuyển đổi số với các cơ quan báo chí ở Việt Nam như: Cơ chế chính sách khuyến khích, hạ tầng viễn thông tốt, được thừa hưởng công nghệ hiện đại và kinh nghiệm chuyển đổi số của các hãng truyền thông lớn trên thế giới, tỉ lệ công chúng sử dụng thiết bị thông minh cao thì báo chí còn phải đối mặt với một loạt những khó khăn như: Nạn fake news tràn lan, dễ làm mất uy tín, ảnh hưởng đến thương hiệu của một cơ quan báo chí; Thường xuyên phải đối mặt với tấn công mạng dưới nhiều hình thức như DDos, Fishing, tấn công có chủ đích với số lượng ngày càng nhiều hơn, với những thủ đoạn tinh vi hơn; Thị phần công chúng bị cạnh tranh, miếng bánh nguồn thu quảng cáo bị chia sẻ nhiều với Mạng xã hội. Ngoài ra, sự phát triển nhanh chóng, đa chiều, phức tạp, khó dự báo trong đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội ở trong nước và quốc tế… đòi hỏi các nhà báo cần có “tiếng nói” kịp thời, trung thực, tỉnh táo trong một trường thông tin thực, ảo lẫn lộn… Do đó đòi hỏi các nhà báo phải có đủ năng lực chuyên môn về đa phương tiện và bản lĩnh chính trị thật vững vàng thì mới đáp ứng được nhu cầu trong môi trường hiện nay.
Một khó khăn tiếp theo nữa là Ngân sách Nhà nước dành cho các cơ quan báo chí giảm dần, để tăng nguồn thu trong môi trường truyền thông mới đang cạnh tranh mạnh mẽ như hiện nay là những khó khăn rất lớn với tất cả các cơ quan báo chí ở Việt Nam.
Tuy nhiên, việc chuyển đổi số sẽ mang lại rất nhiều lợi ích trong đó có cả việc tăng nguồn thu cho các cơ quan báo chí nhưng khi cơ quan báo chí này chuyển đổi số thì các cơ quan báo chí khác họ cũng chuyển đổi số, do đó để tăng nguồn thu thì việc chuyển đổi số mới chỉ là “điều kiện cần”, còn “điều kiện đủ” phải có một cơ chế quản lý minh bạch, cạnh tranh lành mạnh, có cơ chế tự đào thải, tạo môi trường làm việc tốt, thu hút được lao động chất lượng cao, cùng nhau nâng cao uy tín và vị thế của cơ quan báo chí trong lòng công chúng trong cả nước, kiều bào ta ở nước ngoài và bạn bè quốc tế.
CĐS mang lại doanh thu cho cơ quan, Nhà nước
Nếu làm được như vậy thì không những các cơ quan báo chí sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ Đảng, Nhà nước giao mà vẫn có một nguồn thu tốt. Quy luật “cá lớn nuốt cá bé” trước đây không còn hoàn toàn đúng trong môi trường truyền thông số hiện nay nữa, mà hiện nay ai nhanh người đó sẽ thắng, có thể các Startup sẽ thắng cả một cơ quan báo chí lớn nếu cơ quan báo chí đó không biết tận dụng cơ hội, chuyển đổi số là tất yếu nhưng phải đúng thời điểm và có một hướng đi đúng, phù hợp với xu thế hiện nay và phù hợp với khả năng của mình.
Việc cạnh tranh giữa các loại hình truyền thông với nhau, giữa các cơ quan báo chí với nhau trong thời gian tới sẽ diễn ra quyết liệt hơn, có những cơ quan báo chí sẽ đạt tới đỉnh cao của nó, nhưng cũng có những cơ quan báo chí không tiếp tục đứng vững được trên môi trường báo chí hiện nay, đó cũng là quy luật chung của thị trường.
Do đó, muốn tồn tại và phát triển thì bắt buộc các cơ quan báo chí phải có một hướng đi đúng, đúng thời điểm, đúng lộ trình và lựa chọn phương thức chuyển đổi số phù hợp với điều kiện và khả năng của chính mình. Riêng với Đài Tiếng nói Việt Nam thì ngoài các chương trình thông tin giải trí, còn các chương trình phục vụ nhiệm vụ chính trị với đặc thù riêng của nó, còn phục vụ số lượng lớn công chúng là đồng bào vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo, đây là những khu vực còn rất nhiều khó khăn về điều kiện kinh tế, địa lý, mặt bằng dân trí, thiếu vắng những thông tin chính thống, cũng chính vì thế mà những khu vực này thường xuyên bị các đối tượng thù địch lợi dụng tuyên truyền, xuyên tạc nói xấu Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và chế độ ta nên vẫn phải cần được sự bao cấp từ Ngân sách Nhà nước.
Các cơ quan truyền thông phải làm gì để chuyển đổi số?
Nhận thức được lợi ích và tầm quan trọng của việc chuyển đổi số nhưng nhiều cơ quan báo chí không biết bắt đầu từ đâu?
Điều đầu tiên chuyển đổi số đòi hỏi sự đổi mới trong cơ cấu tổ chức, quy trình hoạt động của các cơ quan báo chí. Cần có chiến lược chuyển đổi số của nền báo chí ở tầm vĩ mô trong cả nước, sau đó đến từng cơ quan báo chí. Theo mô hình truyền thông hiện đại ngày nay, các cơ quan báo chí cần xây dựng mô hình tòa soạn hội tụ và cơ quan báo chí đa phương tiện, lấy tòa soạn hội tụ làm trung tâm, tạo sự thống nhất giữa các bộ phận báo in, phát thanh, truyền hình và báo điện tử. Sản xuất nội dung báo chí chất lượng cao, ứng dụng công nghệ Big Data, IoT, AI để tạo ra các trải nghiệm hấp dẫn cho công chúng…
Báo chí tận dụng quá trình số hóa để có những sản phẩm báo chí chất lượng, với độ tin cậy cao, tạo những tiện ích tốt nhất cho độc giả trong tiếp cận, sử dụng thông tin, lan tỏa và chiếm thế thượng phong trên không gian thực và không gian mạng, trở thành dòng thông tin chủ lưu quan trọng trong đời sống xã hội.
Để làm được các yêu cầu nói trên cần có chiến lược đào tạo nguồn nhân lực báo chí đáp ứng yêu cầu thực tiễn trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay. Dù thiết bị công nghệ hiện đại đến bao nhiêu, nhưng để thực hiện được vai trò của báo chí trước các vấn đề cấp bách của xã hội thì yếu tố quyết định vẫn chính là con người.
Chuyển đổi số không chỉ là việc đổi mới, cập nhật các hệ thống và ứng dụng CNTT, đó còn là sự thay đổi về văn hóa, hình dung và thiết lập lại toàn bộ quy trình và cách thức hoạt động của công ty bạn.
Hiện nay, các cơ quan nhỏ hay những cơ quan báo chí mới thành lập có thể xây dựng chuyển đổi số bắt đầu bằng cách thay đổi văn hóa công ty và tư duy của nhân sự. Còn cách nào tốt hơn việc để chính nhân viên của mình là người sẽ ứng dụng chuyển đổi số vào phương thức làm việc hằng ngày, nhìn thấy lợi ích của nó và nêu ra đề xuất của họ dưới góc độ của người dùng?
Ngoài ra, nếu chưa có kinh nghiệm, cơ quan có thể cân nhắc sử dụng sự trợ giúp từ bên ngoài trong việc vạch ra chiến lược chuyển đổi số. Điều chúng tôi muốn nói đến ở đây là những công ty tư vấn chuyển đổi số tại link này.
Dịch vụ tư vấn chuyển đổi số chuyên nghiệp cho mọi tổ chức, đơn vị
Chuyển đổi số không chỉ là việc đổi mới, cập nhật các hệ thống và ứng dụng CNTT, đó còn là sự thay đổi cả quá trình làm việc. Bên cạnh đó, FSI là một đơn vị có hơn 13 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực số hóa và chuyển đổi số, FSI cung cấp dịch vụ tư vấn chuyển đổi số chuyên nghiệp cho các đơn vị, tổ chức chưa có kinh nghiệm, mung lung trong việc hoạch định và xây dựng chiến lược chuyển đổi số tổng thể cho cơ quan. Với kinh nghiệm làm việc với nhiều đối tác, khách hàng trong nhiều lĩnh vực, chúng tôi nhận thấy rằng một cơ quan để chuyển đổi số thành công thì đều phải trải qua những bước cơ bản như:
- Xây dựng chiến lược lược và văn hóa chuyển đổi số
- Xây dựng hạ tầng thiết bị kết nối
- Xây dựng chính sách
- Xây dựng đội ngũ nhân lực
- Xây dựng hạ tầng dữ liệu
- Xây dựng các ứng dụng
Với vai trò là đơn vị tư vấn và đồng hành cùng cơ quan trong hành trình chuyển đổi số của mình, FSI sẽ tư vấn và cung cấp các giải pháp phù hợp đảm bảo đáp ứng 6 bước chuyển đổi số của cơ quan bạn
Quy trình tư vấn của chúng tôi được thực hiện tổng thể qua 7 bước:
Bước 1: Tiếp nhận thông tin khách hàng
Bước 2: Khảo sát sơ bộ và đánh giá tình hình của cơ quan
Bước 3: Lên phương án tổng thể, thuyết trình kế hoạch và báo giá
Bước 4: Ký hợp đồng và tiến hành triển khai các hạng mục đã ký kết
Bước 5: Đào tạo, hướng dẫn và chuyển giao
Bước 6: Nghiệm thu hợp đồng
Bước 7: Hỗ trợ bảo hành
Bên cạnh đó FSI cũng cung cấp một số phần mềm hỗ trợ mà khách hàng có thể cân nhắc áp dụng vào quá trình chuyển đổi số của cơ quan như: Phần mềm quản lý tài liệu DocEye, Phần mềm chuyển giọng nói thành văn bản, Phần mềm tự động hóa cơ quan L-IONE với các phân hệ như: CRM, HRM, quản lý quy trình,…
Chuyển đổi số ngay hôm nay để thành công!
Liên hệ thêm tại Hotline: 0904 805 255 hoặc website: Tư vấn chuyển đổi số – CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ FSI (fsivietnam.com.vn)