Covid-19 đang gây ra rất nhiều tác động tiêu cực đến mọi mặt của đời sống. Nhưng nhìn theo hướng tích cực thì đại dịch lần này cũng đem đến những điều chưa từng có tiền lệ: học trực tuyến, làm việc online, đi chợ trực tuyến, thanh toán không dùng tiền mặt,… đều bắt đầu phát triển kế từ khi đại dịch diễn ra.
Covid-19 và thời cơ đổi mới cho nền giáo dục
Kể từ lần bùng phát dịch đầu tiên, ngành giáo dục đã phải đối mặt với nhiều thách thức trong việc dạy và học. Học sinh không thể đến trường học, giáo viên cũng không thể đi dạy như bình thường. Nhiều người lo lắng rằng nếu kỳ nghỉ còn tiếp tục kéo dài thì sẽ không kịp tiến độ chương trình của năm học, bao gồm tất cả các cấp. Mặt khác, nếu nghỉ lâu, nhiều học sinh sẽ dễ quên mất kiến thức và không thể theo kịp các bạn sau khi quay lại giảng đường.
Nhưng nếu để học sinh, sinh viên đến trường trong thời gian dịch bệnh sẽ dễ dẫn đến nguy cơ lây nhiễm dịch trong cộng đồng. Bài toàn tiến thoái lưỡng nam này khiến bộ giáo dục không ít lần phải “vò đầu bứt tóc”.
Nhưng nếu nhìn xa hơn, có thể thấy đây là cơ hội để ngành Giáo dục nhìn lại, quyết liệt thực hiện đổi mới mạnh mẽ nền giáo dục, từ phương thức dạy học, đến cách kiểm tra, đánh giá, giảm tải chương trình.
Giáo dục 4.0 cũng được đẩy mạnh hơn khi việc giảng dạy bắt đầu được chuyển lên online. Các ứng dụng học trực tuyến như Zoom, Microsoft, Teams, WEONE Meeting,… được ứng dụng vào các buổi giảng dạy, kết nối giữa giáo viên và học sinh, giúp học sinh có thể học tập mọi lúc, mọi nơi.
Covid-19 giúp doanh nghiệp “khởi động lại”
Covid-19 không chỉ là bài test về khả năng chống chịu của doanh nghiệp mà còn là cơ hội để các doanh nghiệp đánh giá lại chiến lược dài hạn và tính cấp thiết của phát triển bền vững.
Thời kỳ trước khi đại dịch xảy ra, mọi người làm việc bình thường trên công ty nên dù quy trình hay công việc có lộn xộn cũng không nhiều người quan tâm.
Nhưng đến khi dịch bùng phát, các hoạt động của doanh nghiệp bị ngưng trệ, nhiều công ty phải chuyển sang làm online thì những rắc rối tiềm ẩn mới bắt đầu lộ diện: Các phòng ban kém tương tác, công việc giữa các bộ phận không có tính liên kết, công việc được giao ra không biết đang đến bước của ai, tiến độ thực hiện của nhân viên đến đâu, không gặp được sếp thì không thể xin chữ ký, tài liệu được sao lưu không có hệ thống hoặc lưu dưới dạng bản cứng nên mỗi lần cần lại phải lên công ty lấy,…
Trước thực tế đó, những phần mềm hỗ trợ làm việc từ xa chính đã phải triển như giải pháp tối ưu cho doanh nghiệp. Điển hình như hệ thống tự động hóa doanh nghiệp WEONE. Phần mềm này cho phép doanh nghiệp quản lý mọi tài liệu, quy trình, nghiệp vụ của tổ chức trên một nền tảng thống nhất:
Tài liệu được lưu trữ trên kho tài liệu của hệ thống, nhân sự được cấp quyền có thể truy cập để sử dụng tài liệu. Đối với những công việc cần sự phối hợp giữa các phòng ban, nhân viên cũng có thể chia sẻ tài liệu của phòng mình cho bộ phận khác liên quan ngay trên hệ thống mà không bị giới hạn với không gian, thời gian.
Bên cạnh đó, khi sử dụng WEONE, người quản lý có thể nắm rõ tình hình làm việc của các phòng ban, nhân sự trong công ty. Dự án này đang đến giai đoạn nào, do ai/phòng ban nào phụ trách, tiến độ của công việc này đến đâu (hoàn thành, đang làm, chưa hoàn thành,…) đều được hiển thị trực quan qua biểu đồ thống kê.
Ngoài ra, WEONE còn tích hợp chữ ký số cho phép nhân viên xin phê duyệt, trình ký dễ dàng ngay cả khi phải làm việc online không thể gặp sếp trên công ty.
Đại dịch tạo cơ hội thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt
Khi dịch bệnh bùng phát, người dân không còn “bài xích” việc thanh toán online nữa mà bắt đầu chủ động chuyển sang thanh toán không dùng tiền mặt để đảm bảo an toàn, hạn chế virus lây lan.
Kể từ khi covid-19 bùng phát, tổng số giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt qua hệ thống chuyển mạch tài chính của Ngân hàng Nhà nước tăng 76% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, lượng giao dịch có giá trị dưới 500.000 đồng tăng mạnh, chiếm từ 21% đến 25% trên tổng số lượng giao dịch. Tổng giá trị giao dịch tăng 124% so với cùng kỳ năm 2019.
Điều này cho thấy xu hướng sử dụng các giao dịch trực tuyến và các công cụ thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng tăng. Đây là “cơ hội ngàn vàng”cho lĩnh vực thanh toán trực tuyến. Các ứng dụng như MoMo, VNPay, ZaloPay,… đạt mức cài đặt và sử dụng tăng đáng kể tạo giá trị mới cho cả nền kinh tế.
Trước sự thay đổi đó, để mang lại sự tiện dụng nhất cho khách hàng, nhiều doanh nghiệp công nghệ cũng đã áp dụng hình thức thanh toán điện tử cho các sản phẩm phần mềm của mình – điều mà trước đây ít công ty phân phối và phát triển công nghệ nào sử dụng.
Ví dụ tại FSI, công ty cũng đã ứng dụng việc thanh toán online trên VNPay (hoặc chuyển khoản ngân hàng) đối với một số phần mềm mà khách hàng có thể sử dụng trực tiếp ngay như phần mềm chuyển đổi giọng nói thành văn bản V-IONE. Giờ đây khách hàng có thể thực hiện các giao dịch mua bán các gói phần mềm nhanh chóng, dễ dàng mà không cần lo sợ phải gặp mặt trực tiếp sẽ có nguy cơ lây nhiễm dịch như trước đây nữa.
Có thể thấy, bằng nhiều cách khác nhau, Covid-19 mặc dù để lại nhiều mất mát và tổn thất nghiêm trọng đến toàn bộ nền kinh tế thế giới và mọi mặt của đời sống xã hội nhưng đồng thời nó cũng tạo ra một “cú hích” giúp các tổ chức thay đổi cung cách vận hành truyền thống để thay đổi sang hướng “số” hiệu quả hơn. Chắc hẳn, nếu biết cách tận dụng những tiềm năng công nghệ sẵn có thì mọi doanh nghiệp, tổ chức đều có thể biến thách thức thành cơ hội và tạo đà bật riêng cho mình.