Theo báo cáo của BCG (Boston Consulting Group), hiện có đến 70% dự án chuyển đổi số doanh nghiệp thất bại. Vậy để chuyển đổi số thành công, ta cần lộ trình rõ ràng, kế hoạch chi tiết, công nghệ phù hợp, quy trình nghiệm thu chặt chẽ. Ngay trong bài viết dưới đây, cùng FSI khám phá lộ trình cụ thể hay các bước chuyển đổi số trong doanh nghiệp hiệu quả nhất.
Chuyển đổi số doanh nghiệp là gì?
Ở thời của chúng ta, xe ôm công nghệ mất 2 năm để đạt được doanh thu của taxi truyền thống trong 10 năm. Những tay tỷ phú của thế giới đều ít nhiều dính dáng đến công nghệ. Thời sự VTV 5 tin thì 3 tin đưa về cách mạng công nghiệp 4.0.
Điều đó đủ hiểu rằng chuyển đổi số và công nghệ mới đang tạo ra những tác động to lớn tới vận hành của nhiều đa dạng lĩnh vực, đa dạng doanh nghiệp. Vậy khái niệm chuyển đổi số doanh nghiệp được hiểu như thế nào?
Theo McKinsey – công ty tư vấn quản lý và chiến lược hàng đầu thế giới: “Chuyển đổi số doanh nghiệp là quá trình tái thiết lập lại tổ chức, với mục tiêu tạo ra giá trị bằng cách liên tục triển khai công nghệ trên quy mô lớn.”
Như vậy, chuyển đổi số doanh nghiệp là quá trình thay đổi tư duy, dám bứt phá, tận dụng công nghệ mới hiện đại tạo ra cuộc cách mạng lớn trong vận hành. Số hóa bắt đầu từ công nghệ còn chuyển đổi số bắt đầu từ trải nghiệm. Chuyển đổi số doanh nghiệp nhất định phải bắt đầu từ tư duy số rồi mới đến công nghệ số. Có tư duy đổi mới, nhà lãnh đạo mới có thể tìm ra các bước chuyển đổi số trong doanh nghiệp phù hợp, hiệu quả.
5 lưu ý để chuyển đổi số doanh nghiệp thành công
Trước khi tìm hiểu lộ trình chi tiết các bước chuyển đổi số trong doanh nghiệp và bắt tay vào hành trình thay đổi tại đơn vị mình, chúng ta cùng điểm qua 5 lưu ý quan trọng giúp việc triển khai chuyển đổi số thuận buồm xuôi gió, đạt được kỳ vọng tổ chức đặt ra.
Doanh nghiệp cần lưu ý 5 điểm quan trọng để thực hiện hiệu quả các bước chuyển đổi số trong doanh nghiệp
- Có 1 chiến lược chuyển đổi số rõ ràng với trọng tâm thúc đẩy giá trị cho doanh nghiệp
Khi doanh nghiệp Việt mới khăn gói chuẩn bị chinh phục hành trình chuyển đổi số, một chiến lược có trọng tâm là chiếc la bàn giúp việc chinh phục mục tiêu diễn ra suôn sẻ. Bởi vậy doanh nghiệp nên tập trung một mục tiêu chuyển đổi như tối ưu hóa quy trình vận hành; nâng cao trải nghiệm khách hàng; nâng cấp trải nghiệm nhân viên;…
Xác định giá trị trọng tâm hướng tới, một lộ trình chuyển đổi số cụ thể ra đời với chi tiết giải pháp và nguồn lực cần thiết sẽ là một trong các bước chuyển đổi số trong doanh nghiệp hiệu quả.
- Có 1 đội ngũ nhân tài về chuyển đổi số ngay trong nội bộ doanh nghiệp
Nhân lực số chính là yếu tố quan trọng để chuyển đổi số hiệu quả về bền vững. Tuy nhiên hiện nay trung bình mỗi năm, nước ta chỉ đào tạo được vỏn vẹn 65.000 nhân sự, chưa đáp ứng được 50% nhu cầu cần thiết.
Bởi vậy trước khi tiến tới thực thi các bước chuyển đổi số trong doanh nghiệp, xây dựng đội ngũ nhân tài chuyển đổi trong nội bộ đóng vai trò cấp thiết. Để phát triển nguồn nhân lực số nội bộ không nên chỉ dừng lại ở việc tuyển dụng. Việc đẩy mạnh chương trình đào tạo nhân sự nội bộ cả trong và ngoài nước, có chính sách, đãi ngộ phù hợp sẽ tạo ra môi trường lành mạnh, hấp dẫn phát triển nhân sự trẻ, tài năng giúp các bước chuyển đổi số trong doanh nghiệp được hiện thực hóa dễ dàng.
- Có 1 mô hình triển khai chuyển đổi số dễ dàng mở rộng quy mô
Tùy thuộc vào thực tế phát triển của doanh nghiệp mà ta linh hoạt lựa chọn các loại mô hình chuyển đổi số khác nhau. Các mô hình như: mô hình SaaS (Software as a service); mô hình Sales Automation,… được nhiều doanh nghiệp ứng dụng rộng rãi.
Một mô hình chuyển đổi trong doanh nghiệp thành công được tạo thành từ 6 yếu tố cốt lõi:
- Yếu tố khách hàng: nắm bắt được nhu cầu, kỳ vọng người tiêu dùng để lựa chọn mô hình phù hợp
- Yếu tố dữ liệu: nhờ dữ liệu chính xác, doanh nghiệp thiết lập chỉ số mục tiêu phù hợp
- Yếu tố công nghệ: công nghệ sẽ hậu thuẫn đứng sau việc lưu chuyển thông tin nội bộ
- Yếu tố chiến lược: chiến lược rõ ràng, mô hình phù hợp, chuyển đổi số sẽ thành công
- Yếu tố vận hành: vận hành hiệu quả tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường
- Yếu tố văn hóa doanh nghiệp: Mô hình chuyển đổi số hiệu quả khi phù hợp với văn hóa của tổ chức.
Lựa chọn mô hình chuyển đổi số phù hợp là một trong các bước chuyển đổi số trong doanh nghiệp nếu muốn chuyển đổi thành công.
Mô hình chuyển đổi số sẽ quyết định tới thành công của việc thực hiện các bước chuyển đổi số trong doanh nghiệp
- Cung cấp khả năng truy cập dữ liệu tiện lợi liên phòng ban
Dữ liệu và phân tích dữ liệu là hai yếu tố mang tính quyết định trên hành trình chuyển đổi số. Bởi vậy, việc đảm bảo dòng chảy dữ liệu được cập nhật chính xác, thông suốt giữa các phòng ban là lưu ý quan trọng khi tiến hành chuyển đổi số.
Dữ liệu thông suốt đem tới một vài lợi ích như sau:
- Nắm bắt cơ hội đổi mới, ra mắt sản phẩm, dịch vụ: nhờ hiểu rõ hành vi nhu cầu người tiêu dùng qua dữ liệu tổng hợp từ đa nguồn.
- Nâng cao trải nghiệm khách hàng: cải thiện năng lực phản hồi khách hàng, tiếp nhận phản ánh và nâng cấp dịch vụ cung cấp.
- Thúc đẩy tự động hóa quy trình kinh doanh.
- Mở rộng hợp tác với các đối tác lớn: dữ liệu giúp xác định xu hướng hữu ích trong quá trình đàm phán hợp đồng.
Nhờ việc đảm bảo sự thông suốt của dữ liệu liên phòng ban, các bước chuyển đổi số trong doanh nghiệp đều sẽ được triển khai thuận lợi.
- Đảm bảo doanh nghiệp có năng lực quản trị thay đổi và thích ứng mạnh mẽ
Không phải ngẫu nhiên 70% dự án chuyển đổi số trên thế giới thất bại bởi những tư tưởng truyền thống và tư duy đóng kín, thụ động (theo McKinsey). Bản chất của chuyển đổi số là thay đổi, cải tiến và thích nghi. Bởi vậy, khi thực hiện các bước trong chuyển đổi số trong doanh nghiệp, năng lực quản trị thay đổi đóng vai trò quan trọng.
Khi chuyển đổi số, chiến lược, kế hoạch quản trị sự thay đổi sẽ là công cụ để doanh nghiệp vượt sóng vượt gió. Định hình văn hóa làm việc mới, loại bỏ nền tảng cũ và học cách thích nghi cao chính là kim chỉ nang giúp chuyển đổi số không còn là thách thức.
Trên đây là 5 lưu ý quan trọng trước khi chúng ta đi vào tìm hiểu các bước chuyển đổi số trong doanh nghiệp được tổng hợp từ nhiều nguồn uy tín.
Xem thêm: Lợi ích của chuyển đổi số đối với doanh nghiệp, tổ chức và người dân |
Các bước chuyển đổi số trong doanh nghiệp
Các bước chuyển đổi số trong doanh nghiệp hiện đang là mối bận tâm lớn khi tồn tại ngót ngét 139.000.000 kết quả hiển thị khi tìm kiếm trên Google. Cùng với lời khuyên của hàng nghìn chuyên gia, doanh nghiệp dễ rơi vào tình trạng bội thực thông tin. Việc tìm kiếm một lộ trình chuẩn vì thế mà trở thành vấn đề phức tạp, khó nhằn trong thời kỳ vàng thau lẫn lộn.
Hiểu được trăn trở ấy, trong bài viết này, FSI đã tổng hợp các bước chuyển đổi số trong doanh nghiệp từ các Bộ, ban ngành và đơn vị uy tín nhất, nhằm phổ cập thông tin chính xác. Với những thông tin sau, việc tìm hiểu “các bước chuyển đổi số trong doanh nghiệp” chắc chắn không còn là ác mộng đối với các doanh nghiệp Việt.
Lộ trình chuyển đổi số tổng quát theo gợi ý của Bộ Thông tin và Truyền thông
Bộ Thông tin và Truyền thông nhận định các bước chuyển đổi số trong doanh nghiệp thường gồm 3 bước tổng quát
Bước 1: Xây nhận thức, vững tư duy về chuyển đổi số
Trong một tổ chức, nhận thức lãnh đạo là bánh lái điều hướng doanh nghiệp trên hành trình chuyển đổi số. Lãnh đạo có tư duy số thì mới truyền nhận thức, cảm hứng và khát vọng ấy tới nhân viên.
Bước 2: Dựng chiến lược và hành động kịp thời
Để xây dựng chiến lược chuyển đổi số hiệu quả, việc “biết người, biết ta” rất quan trọng. Phải hiểu rõ xu hướng nào đang được ứng dụng rộng rãi, nội bộ doanh nghiệp mình đang thiếu chỗ nào, cần công nghệ nào để tối ưu. Sau đó thiết lập mục tiêu, chỉ rõ mô hình số lựa chọn cùng kế hoạch cụ thể trong từng giai đoạn.
Bước 3: Xác định công nghệ số phù hợp
Chuyển đổi số bắt đầu từ tư duy số, rồi mới đến công nghệ số. Công nghệ số chính là điểm đầu của chuyển đổi số. Nhờ công nghệ, việc tiến hành đào tạo nhân lực số, thay đổi thói quen và thiết lập văn hóa mới sẽ được chú ý để tạo ra những thay đổi nhất định.
3 giai đoạn chuyển đổi số của doanh nghiệp theo nhận định từ Harvard Business Review
Các bước chuyển đổi số trong doanh nghiệp do HBR nhận định gồm 3 giai đoạn tổng quan
Theo số liệu thống kê từ Harvard Business Review, hiện nay có tới 87.5% các doanh nghiệp, tổ chức không đạt tới mục tiêu chuyển đổi số. Bài học ở đây là nóng vội không phải là cách làm khôn ngoan. Ta cần học bò trước khi tập chạy bởi vậy nên Harvard Business Review đã đề xuất các bước chuyển đổi số trong doanh nghiệp lần lượt như sau:
Bước 1: Hiện đại hóa doanh nghiệp
Hiểu đơn giản đây chính là giai đoạn để đơn giản hóa và số hóa các quy trình thủ tục. Nếu mục tiêu chính là nâng cấp trải nghiệm khách hàng, việc nghiên cứu ứng dụng, tạo ra điểm tiếp xúc mới là cần thiết.
Với hoạt động vận hành nội bộ, hiện đại hóa nghĩa là doanh nghiệp xây dựng hệ sinh thái sản phẩm và điều chỉnh các quy trình cốt lõi. Với trải nghiệm của nhân viên, việc hiện đại hóa nghĩa là giải quyết công việc đơn giản và nhanh hơn nhờ công nghệ.
Trong các bước chuyển đổi số trong doanh nghiệp, đây là giai đoạn xây nền. Tuy nhiên bước này thường bị nhiều doanh nghiệp bỏ qua.
Bước 2: Tự động hóa doanh nghiệp
Đây là một quá trình không đơn giản khi mà doanh nghiệp bước đầu thiết lập lại mô hình quản trị phù hợp, tuyển dụng nhân tài mới và đầu tư cơ sở vật chất đồng bộ. Quá trình này sẽ làm thay đổi chuỗi giá trị truyền thống của doanh nghiệp, hoàn thiện điều kiện cần để chuyển đổi đổi số thành công.
Bước 3: Chuyển đổi số toàn doanh nghiệp
Sau khi đã đạt được mục tiêu nhất định, việc mở rộng quy mô ảnh hưởng của chuyển đổi số là điều cần thiết. Doanh nghiệp đẩy mạnh việc sử dụng dữ liệu để phân tích và dự đoán chính xác hiệu suất hoạt động của toàn bộ hệ thống.
Các bước chuyển đổi số trong doanh nghiệp trên đây từ Harvard Business Review sẽ là kim chỉ nam để nhiều doanh nghiệp Việt đối chiếu, tham khảo.
Xem thêm: Ý nghĩa của chuyển đổi số doanh nghiệp |
Các bước chuyển đổi số trong doanh nghiệp do Deloitte phát triển
Các bước chuyển đổi số trong doanh nghiệp do Deloitte đề xuất gồm 4 bước chi tiết
Đánh giá bối cảnh, hiện trạng trong và ngoài doanh nghiệp
- Phân tích bối cảnh và xu hướng bên ngoài
Ở bên ngoài, chúng ta cần quan tâm tới 6 khía cạnh bao gồm chính trị, kinh tế, xã hội, công nghệ, pháp lý và môi trường). Thông qua đó, ta sẽ hiểu được rào cản hiện tại, mối đe dọa tiềm tàng để ra phương hướng phù hợp.
- Xác định nhu cầu mong muốn của khách hàng cùng các đối tượng trọng tâm khác
Việc xác định rõ các bên liên quan và hiểu rõ mối bận tâm của khách hàng là nhiệm vụ ưu tiên trong quá trình chuyển đổi số. Hiểu nỗi đau thì mới trị tận gốc, dứt điểm nỗi đau ấy. Có xác định đúng vấn đề và giải quyết triệt để, các bước chuyển đổi số trong doanh nghiệp sau này mới không trật khỏi đường ray.
- Phân tích các công nghệ số phù hợp để nâng cao trải nghiệm của khách hàng
Việc hiểu đúng, hiểu sâu về các công nghệ số phù hợp là khâu quan trọng khi doanh nghiệp chuyển đổi số. Công nghệ liệu có giúp khách hàng yêu thích thương hiệu hơn? Công nghệ có giúp khách hàng muốn quay lại trải nghiệm sản phẩm? Doanh nghiệp trả lời càng cụ thể, hiệu quả chuyển đổi số càng cao.
Việc phân tích này là công đoạn quan trọng khi thực hiện các bước chuyển đổi số trong doanh nghiệp.
- Phân tích mô hình kinh doanh và hoạt động hiện tại
Phân tích mô hình kinh doanh nói đơn giản là mô tả cách tạo ra, phân phối và thu về giá trị trong mô hình kinh doanh của doanh nghiệp, và là một trong các bước chuyển đổi số trong doanh nghiệp không thể bỏ qua. Chúng cho thấy rõ sự kết nối giữa các nguồn lực: công nghệ, quy trình, tổ chức, con người, nguồn vốn để tạo ra giá trị cho khách hàng.
- Phân tích con người và văn hóa
Việc hiểu rõ năng lực nhân sự, động lực hành động và xây dựng hệ thống khen thưởng sao cho phù hợp với văn hóa tổ chức để phát huy tiềm năng hiện có là nhiệm vụ quan trọng.
Đánh giá chính xác bối cảnh, hiện trạng trong và ngoài doanh nghiệp sẽ giúp các bước chuyển đổi số trong doanh nghiệp được thực hiện dễ dàng hơn
Xây dựng chiến lược chuyển đổi số và đánh giá tác động kinh doanh
- Xây dựng các kịch bản kinh doanh cho tương lai
Nhờ việc phát triển đa dạng các kịch bản kinh doanh với xác suất khác nhau, ban quản lý có thể nhận thức được rõ tiềm năng phát triển, mở rộng tầm nhìn. Việc nhận biết rõ các cơ hội, rủi ro có thể gặp phải.
- Xác định phân khúc khách hàng mục tiêu và công nghệ được ứng dụng
Đây là lúc chúng ta khám phá, phân tích nhu cầu của khách hàng và tích hợp công nghệ phù hợp để đáp ứng nhanh nhất, hiệu quả nhất. Xác định rõ phân khúc mục tiêu thì các bước chuyển đổi số trong doanh nghiệp sau này mới hiệu quả.
- Phát triển mô hình kinh doanh mới
Sau khi đã khám phá được mô hình kinh doanh mới phù hợp với mong muốn của khách hàng và mục tiêu của doanh nghiệp. Sau đó, ban quản lý bắt đầu phát triển mọi yếu tố trong mô hình kinh doanh, để tăng tính liên kết.
- Phát triển hệ thống phân cấp mục tiêu
Chiến lược có thể được trình bày dưới hình thức một chuỗi nhiều mục tiêu với thứ bậc ưu tiên rõ ràng. Để phân cấp mục tiêu hiệu quả, doanh nghiệp cần lập bản đồ cây chi tiết, phân cấp rõ ràng.
- Phân tích tác động của mục tiêu
Khi doanh nghiệp có cái nhìn về mối quan hệ giữa mục tiêu chuyển đổi số và các yếu tố khác như quy trình vận hành, doanh thu,… thì sẽ dự trù trước được tác động tích cực và rủi ro liên quan. Từ đó nhà lãnh đạo có thể đưa ra phương án dự phòng đảm bảo linh hoạt ứng biến cả trong những tình huống bất lợi.
- Phân tích tác động của kiến trúc kinh doanh và kiến trúc CNTT
Kiến trúc CNTT thể hiện bản thiết kế chi tiết về công nghệ, cấu trúc dữ liệu và các ứng dụng được sử dụng để tạo nên môi trường CNTT của một doanh nghiệp. Kiến trúc CNTT và kiến trúc kinh doanh sẽ tác động tới chiến lược và các lĩnh vực kinh doanh, hạ tầng công nghệ, cấu trúc dữ liệu và ứng dụng của doanh nghiệp, do đó cần được phân tích và đánh giá cẩn trọng trong quá trình triển khai các bước chuyển đổi số trong doanh nghiệp.
Xây dựng chiến lược cụ thể sẽ giúp các bước chuyển đổi số trong doanh nghiệp trở nên ràng mạch, dễ dàng triển khai hơn
Triển khai các giải pháp kiến trúc kinh doanh toàn diện
- Xây dựng kiến trúc kinh doanh mới
Kiến trúc kinh doanh mới với những mục tiêu mới sẽ được cất nhắc xem xét dựa trên những biến động từ thị trường cũng như nền kinh tế. Kiến trúc này sẽ như hiện tượng bức xạ, tạo ra tác động tới nhiều khía cạnh doanh nghiệp.
- Phát triển văn hóa doanh nghiệp mới
Xây dựng được hệ thống khen thưởng và các động lực giúp đẩy nhanh tiến độ triển khai kiến trúc kinh doanh toàn diện trong vận hành doanh nghiệp. Các bước chuyển đổi số trong doanh nghiệp theo đó mà được triển khai đúng tiến độ.
- Thiết kế cơ cấu tổ chức mới
Phân chia rõ nhiệm vụ chuyển đổi số cụ thể cho từng khối nhân sự trong doanh nghiệp là nhiệm vụ quan trọng. Có như vậy, bánh răng vận hành mới có thể liên tục quay tròn, không bị tắc nghẽn, thực hiện tốt mô hình kinh doanh mới.
- Xây dựng chuỗi giá trị và quy trình mới
Chuỗi giá trị là quá trình mà công ty tập trung tạo ra giá trị và trao đổi chúng với khách hàng, đối tác. Nhờ chuỗi giá trị này mà doanh nghiệp xác định các quy trình cụ thể để ứng dụng đồng bộ trong doanh nghiệp giúp các bước chuyển đổi số trong doanh nghiệp sau này trở nên thuận lợi hơn.
- Xây dựng kiến trúc CNTT mới
Trong bước này, doanh nghiệp xác định công nghệ, cấu trúc dữ liệu, ứng dụng cụ thể để tạo ra sự liên kết chặt chẽ giữa hệ thống công nghệ thông tin và mục tiêu kinh doanh.
- Phân tích khoảng cách giữa thực trạng với mục tiêu chuyển đổi số
Sau khi đã biết rõ khoảng cách giữa tình hình thực tế và mục tiêu chuyển đổi số. Doanh nghiệp có thể đề xuất giải pháp cần thiết để thu hẹp khoảng cách giữa chúng và tạo ra nhiều sáng kiến giúp chuyển đổi số doanh nghiệp thành công.
Triển khai các giải pháp kinh doanh toàn diện giúp các bước chuyển đổi số trong doanh nghiệp trở nên dễ dàng hơn
Thực thi các giải pháp và công nghệ số
- Lựa chọn các giải pháp dựa trên mục tiêu chiến lược
Để chọn ra giải pháp phù hợp, doanh nghiệp cần phân cấp mục tiêu theo mức độ ưu tiên. Sau đó đề xuất các biện pháp cụ thể từ ban lãnh đạo, tới từng bộ phận, từng cán bộ nhân viên. Mỗi sáng kiến nên tập trung vào một mục tiêu chuyển đổi số duy nhất, tránh chồng chéo không hiệu quả.
Có chọn lọc thì các bước chuyển đổi số trong doanh nghiệp sau này mới tối ưu, tránh gặp rủi ro, rắc rối làm ảnh hưởng tới doanh nghiệp.
- Thiết lập thứ tự ưu tiên các giải pháp
Mỗi sáng kiến khả thi, mang tính ứng dụng cao sẽ được phê duyệt để cấp ngân sách và nguồn lực khác nhau. Nguồn lực có hạn nên cần phải ưu tiên những mục tiêu lớn, quan trọng thông qua phân tích giai đoạn chuyển đổi số, chi phí, lợi ích đem lại và mốc thời gian trong kế hoạch.
Bước thiết lập thứ tự ưu tiên được thực hiện hiệu quả sẽ đảm bảo các bước chuyển đổi số trong doanh nghiệp được thực hiện logic và khoa học.
- Xây dựng các tiêu chí đo lường và chỉ số đánh giá (KPI)
Khi ứng dụng công nghệ mới trong vận hành, việc đo lường là vô cùng cần thiết. Mỗi KPI cần lưu lại rõ ràng về công thức đo lường, đánh giá để lãnh đạo doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan khi tiến hành các bước chuyển đổi số trong doanh nghiệp.
- Chia nhỏ dự án và chia sẻ kế hoạch hành động
Như bẻ một cây đũa thay vì một bó đũa, việc chia nhỏ sẽ giúp các dự án chuyển đổi số không phải là gánh nặng trong vận hành doanh nghiệp. Mỗi sáng kiến, giải pháp sẽ được lần lượt thực hiện theo từng giai đoạn với mục tiêu, phạm vi từ nhỏ đến lớn, cập nhật chi tiết tiến trình, rủi ro liên quan,… đảm bảo chuyển đổi số doanh nghiệp được hiệu quả.
- Theo dõi tiến độ và chuẩn bị sẵn các biện pháp điều chỉnh
Việc bám sát tiến độ thực tế sẽ giúp việc thực hiện các dự án diễn ra đúng kế hoạch, phát hiện kịp thời vấn đề phát sinh, giải quyết tận gốc.
- Đánh giá mức độ thành công của quá trình chuyển đổi số
Việc đánh giá mức độ thành công sẽ giúp ban quản lý dự án chuyển đổi số nhìn nhận được những tác động tích cực mà chuyển đổi số đem lại cho doanh nghiệp. Đó là động lực, là nền tảng để đầu tư, phát triển công nghệ số. Việc đánh giá chi tiết giúp nhà quản lý có cái nhìn tổng quan về hiệu quả các bước chuyển đổi số trong doanh nghiệp.
Xem thêm: Thực trạng và xu hướng chuyển đổi số tại Việt Nam |
Triển khai lộ trình chuyển đổi số lấy dữ liệu làm trung tâm cho doanh nghiệp
Tổng quan lộ trình chuyển đổi số lấy dữ liệu làm trung tâm từ FSI
Với kinh nghiệm hơn 16 năm tư vấn và triển khai thực tế chuyển đổi số cho hơn 5500 tổ chức khối hành chính công và các doanh nghiệp tập đoàn lớn, FSI thấu hiểu bài toán chuyển đổi số của doanh nghiệp Việt. Theo đó, FSI đã nghiên cứu, phát triển lộ trình chuyển đổi số lấy dữ liệu làm trọng tâm hiệu quả bao gồm 4 giai đoạn: Tạo lập dữ liệu; Lưu trữ và xử lý dữ liệu; Khai thác dữ liệu; Ứng dụng kết quả dữ liệu vào vận hành.
Với kết tinh trí tuệ và nỗ lực của tập thể hơn 100 chuyên gia và kỹ sư công nghệ đầu ngành, dày dặn kinh nghiệm trong lĩnh vực xử lý dữ liệu, FSI đã phát triển thành công hệ sinh thái giải pháp chuyển đổi số lấy dữ liệu làm trung tâm gồm hơn 30 sản phẩm, dịch vụ, công nghệ, đáp ứng nhu cầu chuyển đổi số của doanh nghiệp đa ngành trong từng giai đoạn. Các công nghệ hiện đại như Big Data, AI, Machine Learning, Deep Learning, Cloud Computing,… được FSI ứng dụng linh hoạt, hiệu quả trong lĩnh vực xử lý và khai thác dữ liệu doanh nghiệp toàn diện.
Nhờ vậy, các doanh nghiệp Việt có thể thành công xây dựng cơ sở dữ liệu tập trung, khai phá dữ liệu hiệu quả, ứng dụng kết quả của dữ liệu đáng tin cậy vào công tác điều hành, ra quyết định, qua đó, cải thiện trải nghiệm cho khách hàng và nâng cao doanh thu.
Hệ sinh thái giải pháp chuyển đổi số lấy dữ liệu làm trọng tâm của FSI giúp giải quyết hiệu quả các bước chuyển đổi số trong doanh nghiệp
Tạo lập dữ liệu với giải pháp số hóa tài liệu tổng thể
Thông qua giải pháp số hóa tài liệu tổng thể, các trang tài liệu giấy sẽ được hô biến thành tài liệu điện tử, phục vụ cho việc lưu trữ, khai phá dữ liệu của doanh nghiệp. FSI đã triển khai số hóa đa dạng quy mô với độ phức tạp cao cùng đội ngũ hơn 100 chuyên gia đầu ngành và hơn 3500 cộng tác viên được đào tạo bài bản, đồng hành cùng hàng ngàn doanh nghiệp trên hành trình tạo lập dữ liệu.
Với công nghệ số hóa tiên tiến như OCR, ICR, OMR, ADRT, giải pháp số hóa của FSI cam kết độ chính xác lên tới 99.99%. Là đối tác độc quyền của các thương hiệu thiết bị số hóa hàng đầu thế giới như Plustek, Kodak, Contex,… FSI tự tin cung cấp thiết bị chuyên dụng giúp số hóa đa dạng các tài liệu với kích thước từ A5 tới gấp đôi A0, với thời gian xử lý nhanh, độ chính xác cao và chi phí tối ưu.
Giải pháp số hóa của FSI đã được công nhận đạt tiêu chuẩn quốc tế về an ninh thông tin ISO/IEC 27001:2013 và quản lý chất lượng ISO 9001:2015 giúp khách hàng doanh nghiệp có thể yên tâm số hoá cả những hồ sơ, tài liệu mang tính bảo mật cao, tạo bước đệm để yên tâm thực hiện các bước chuyển đổi số trong doanh nghiệp tiếp theo.
Năng lực số hóa ấn tượng của FSI sẽ giúp các doanh nghiệp Việt tạo lập cơ sở dữ liệu hiệu quả, giúp các bước chuyển đổi số trong doanh nghiệp thực hiện dễ dàng thuận lợi hơn
Lưu trữ dữ liệu với hệ thống quản lý tài liệu thông minh
Với các dữ liệu, tài liệu điện tử sau số hóa, Hệ thống quản lý tài liệu và số hóa quy trình thông minh DocEye sẽ hỗ trợ đồng bộ từ máy tính, lưu trữ không giới hạn dữ liệu đa nguồn của doanh nghiệp. Phần mềm giúp phân loại tài liệu hợp đồng, báo cáo, hóa đơn,… tạo lập kho lưu trữ số tập trung, hiện đại, thông minh.
Với DocEye, người dùng có thể tìm kiếm toàn văn với công nghệ OCR, dựa trên từ khóa có trong nội dung, tên tệp mà tìm kiếm trích xuất chỉ bằng vài lần click chuột, vừa tiết kiệm thời gian, vừa nâng cao hiệu suất làm việc.
DocEye được triển khai theo từng gói linh hoạt, phù hợp với đa dạng quy mô doanh nghiệp nên đây hứa hẹn sẽ là kho lưu trữ dữ liệu số hiệu quả đồng hành trên hành trình hiện thực hóa các bước chuyển đổi số trong doanh nghiệp Việt.
Hệ thống DocEye giúp lưu trữ tài liệu khoa học, tiết kiệm chi phí, để hàng loạt các bước chuyển đổi số trong doanh nghiệp không còn là bài toán khó
Khai thác dữ liệu với nền tảng lưu trữ và xử lý dữ liệu toàn diện
Nền tảng lưu trữ và xử lý dữ liệu lớn toàn diện FSI Data Platform là công cụ hỗ trợ quản lý khai thác tài nguyên dữ liệu hiệu quả. FSI Data Platform gồm 4 Module chính: Kết nối và tổng hợp dữ liệu đa nguồn, Lưu trữ và xử lý dữ liệu, Chia sẻ dữ liệu; Trực quan hóa dữ liệu.
Nền tảng tiếp nhận đa dạng dữ liệu: có cấu trúc, bán cấu trúc, phi cấu trúc, tạo lập các Data Warehouse mà không cần lập trình lại, xử lý song song trên nhiều máy tính vật lý của doanh nghiệp với dung lượng lớn, tốc độ cao.
FSI Data Platform là giải pháp công nghệ hiện đại vừa giúp doanh nghiệp giải bài toán lưu trữ, tổng hợp dữ liệu, vừa giải quyết nỗi lo xử lý dữ liệu lớn với tốc độ cao. Với giao diện thân thiện với người dùng, hoàn toàn bằng tiếng Việt và vận hành dựa trên thao tác kéo thả dễ dàng, có khả năng ứng dụng rộng rãi trong toàn doanh nghiệp.
Ngoài ra, module Trực quan hóa dữ liệu FSI Data Platform giúp xây dựng báo cáo dữ liệu trực quan, tùy chỉnh theo nhu cầu giúp nhà quản lý để dễ dàng theo dõi các chỉ số liên quan tới việc phân tích, xử lý dữ liệu theo thời gian thực. Với FSI Data Platform, việc triển khai các bước chuyển đổi số trong doanh nghiệp không còn là trở ngại.
FSI Data Platform sẽ giúp doanh nghiệp xử lý và khai phá dữ liệu hiệu quả
Với gợi ý về các bước chuyển đổi số trong doanh nghiệp hiệu quả cùng các giải pháp thiết thực trên đây, hy vọng các doanh nghiệp Việt sẽ tìm thấy lời giải phù hợp cho bài toán chuyển đổi số tại đơn vị mình. Trong kỷ nguyên số, công nghệ hiện đại và đối tác uy tín sẽ giúp hành trình bớt nhiều gian nan, hạn chế sai lầm. Bởi vậy, để chuyển đổi số hiệu quả hãy liên hệ ngay với FSI để được tư vấn chi tiết!