Marketing là một trong những phần thiết yếu nhất của doanh nghiệp, vì vậy mỗi doanh nghiệp cần phải xây dựng một quy trình marketing chuẩn chỉnh.
Theo Emarsys, mỗi ngày có 3,2 tỷ người dùng mạng xã hội, mỗi giây Google nhận được hơn 77.000 lượt tìm kiếm. Khi mạng xã hội đang dần trở thành một phần thiết yếu trong cuộc sống của mỗi con người thì marketing cũng ngày càng phát triển. Theo xu hướng chung, marketing ngày càng đóng vai trò quan trọng trong tiến trình phát triển của một doanh nghiệp. Vậy về bản chất marketing là gì và xây dựng quy trình marketing như thế nào mới hiệu quả? Chúng ta hãy cùng đọc bài viết để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này nhé.
Quy trình marketing là gì?
Theo quan điểm của Philip Kotler – vị giáo sư người Mỹ được xem là “cha đẻ” của ngành marketing: “Marketing là quá trình mà các cá nhân hay tập thể đạt được tất cả những gì họ cần và muốn thông qua quá trình tạo lập, cống hiến, và trao đổi một cách tự do những giá trị của các sản phẩm và dịch vụ”
Hiểu một cách đơn giản, marketing chính là hoạt động tiếp thị, quảng cáo để thu hút khán giả đến với sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty thông qua thông điệp cụ thể. Từ đó hướng tới mục tiêu dài hạn là thể hiện giá trị sản phẩm, củng cố lòng trung thành với thương hiệu và cuối cùng là tăng doanh số bán hàng.
Vậy một quy trình marketing có thể hiểu gồm hai giai đoạn cơ bản:
– Công ty tạo ra giá trị cho khách hàng
– Xây dựng mối quan hệ khách hàng bền chặt để đổi lại giá trị từ khách hàng
Xem thêm: Chuyển đổi số doanh nghiệp là gì? ý nghĩa đối với doanh nghiệp |
Các bước xây dựng quy trình Marketing cụ thể
Xác định mục tiêu marketing
Xác định mục tiêu marketing là bước đầu tiên có vai trò định hướng cho cả quy trình. Mục tiêu marketing được xác định dựa trên mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.
Việc xác định rõ ràng mục tiêu kinh doanh cũng như mục tiêu marketing sẽ giúp doanh nghiệp có thể đánh giá thị trường, phân tích đối thủ cạnh tranh, dựa vào đó mà xác định rõ hơn được nguồn lực và ngân sách cần thiết.
Phân tích thị trường
Phân tích thị trường sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ ràng hơn về nhu cầu, mong muốn, yêu cầu của khách hàng để xây dựng các dịch vụ tốt đánh trúng thị yếu khách hàng.
Ngoài ra cũng sẽ giúp doanh nghiệp hiểu được điểm mạnh điểm yếu của đối thủ cạnh tranh từ đó mà đưa ra những chiến lược marketing phù hợp.
Xác định phân khúc mà sản phẩm của bạn nhắm tới
Từ những kết quả phân tích thị trường thu được, bạn sẽ hiểu rõ phần nào về nhu cầu khách hàng và đối thủ cạnh tranh. Bước tiếp theo, cần phải xác định rõ ràng phân khúc mà sản phẩm của bạn nhắm tới là đâu. Doanh nghiệp cần phải biết được khách hàng mà họ đang hướng tới là ai. Họ thuộc những độ tuổi nào, sở thích, thói quen là gì, họ có thói quen tiếp cận thông tin ra sao cũng như họ có mong muốn gì từ sản phẩm của bạn.
Từ đó mà đưa ra những phương thức, kế hoạch truyền thông phù hợp và có thể tìm ra những thị trường ngách để marketing cho sản phẩm, dịch vụ của mình. Điều này sẽ giúp bạn tập trung hiệu quả được nguồn nhân lực và ngân sách phù hợp.
Hoạch định chiến lược Marketing đúng quy trình
Nỗ lực để hoạch định sứ mệnh, xác định vị trí của doanh nghiệp trên thị trường và hiểu rõ cách thức mà khách hàng nhìn nhận sẽ giúp doanh nghiệp đi đúng hướng để xây dựng chiến lược marketing phù hợp với thương hiệu của mình.
Thường thì các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) hiện nay tại Việt Nam bỏ qua các bước 1 và 2 mà tiến hành ngay bước 3 – lên kế hoạch và triển khai ngay các hoạt động marketing mix. Chương trình marketing thường được gọi là 4P, bao gồm bốn yếu tố chính. Marketing mix bao gồm:
- Sản phẩm (Product): Tập trung vào mặt hàng hoặc dịch vụ mà thương hiệu của bạn cung cấp để đáp ứng mong muốn và nhu cầu của khách hàng. Doanh nghiệp tập trung làm nổi bật chất lượng, tính năng nổi trội, giá trị thiết thực có thể đem tới cho khách hàng.
- Giá cả (Price) : Xác định giá thành của sản phẩm phù hợp và có chiến lược về giá thông minh để có thể từ đó thu hút được khách hàng, đạt được mục tiêu về doanh số, lợi nhuận mà doanh nghiệp đã đề ra.
- Quảng cáo (Promotion): Xác định các thông điệp cụ thể cho thị trường mục tiêu, lựa chọn kênh truyền thông phù hợp. Từ đó tiến hành các chiến dịch PR, quảng cáo phù hợp với ngân sách của công ty.
- Kênh phân phối (Place): Xác định kênh phân phối sao cho khách hàng có thể tiếp cận sản phẩm dễ dàng với mức ngân sách phù hợp với tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Tạo dựng mối quan hệ với khách hàng
Bước này nhằm tạo ra giá trị cho khách hàng là xây dựng mối quan hệ khách hàng có lợi với khách hàng mục tiêu, đưa ra những ưu đãi. Tạo động lực để khách hàng lặp lại hành động mua hàng, mang lại lợi nhuận cho công ty. Do đó, bước này có thể là bước quan trọng. Quá trình dẫn đến việc tạo ra và duy trì các mối quan hệ khách hàng. Tuy nhiên, công ty không thể làm tất cả những điều này một mình. Tạo ra giá trị cho khách hàng và duy trì mối quan hệ khách hàng mạnh mẽ cũng đòi hỏi mối quan hệ và sự hợp tác chặt chẽ với các đối tác tiếp thị.
Thu được giá trị từ khách hàng
Khi xây dựng quy trình marketing phù hợp có thể giúp doanh nghiệp thu được lợi nhuận. Từ đó có thể xây dựng kế hoạch phù hợp nhằm tái đầu tư để phát triển sản phẩm, dịch vụ của công ty. Ngoài ra nó còn giúp, nâng cao niềm tin của khách hàng với sản phẩm cũng như giá trị thương hiệu trên thị trường.
Ngoài ra khi mà có được khách hàng trung thành sẽ giúp doanh nghiệp giữ vững được thị phần mình đang có. Việc thường xuyên nghiên cứu thị trường và phát triển những sản phẩm mới sẽ giúp doanh nghiệp có thêm nhiều khách hàng mới, mở rộng thêm thị trường, thu về thêm lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Thực hiện, đánh giá và rút kinh nghiệm
Việc lường trước mọi rủi ro đó là việc làm cần thiết, vì vậy nên cần phải lập nên một quy trình marketing thật chi tiết, tỉ mỉ để khi xuất hiện vấn đề có thể nhanh chóng tìm ra hướng khắc phục.
Có thể thấy nhu cầu của khách hàng cũng như thị trường luôn luôn biến động, đối thủ cạnh tranh cũng sẽ đưa ra những chiến lược mới nhằm nâng cao uy tín, thị phần sản phẩm của họ. Vì vậy luôn chú ý đánh giá kĩ càng hiệu quả từng giai đoạn và rút kinh nghiệm để phát triển hơn là yếu tố không thể thiếu trong doanh nghiệp.
Quy trình quản trị marketing hiệu quả sẽ góp phần rất lớn vào sự phát triển của sản phẩm, dịch vụ cũng như cả công ty. Vì vậy không ngừng phát triển và ứng dụng công nghệ hiện đại vào quy trình quản trị sẽ giúp nâng cao hiệu suất và dễ dàng nắm bắt được công việc.
Vì vậy nên doanh nghiệp tìm tới đối tác uy tín cung cấp các giải pháp chuyển đổi số phù hợp, hỗ trợ quá trình làm việc cũng như quản lý. FSI chính là đối tác tin cậy và uy tín cung cấp giải pháp phù hợp giúp nâng cao hiệu suất hoạt động của doanh nghiệp bạn.
Xem thêm: Tầm quan trọng của chuyển đổi số đối với doanh nghiệp, tổ chức và người dân |
Công ty Cổ phần Đầu tư thương mại và Phát triển công nghệ FSI
Hotline: 0904 805 255
Email: support@fsivietnam.com.vn
Website: fsivietnam.com.vn