Chuyển đổi số 4.0 là cụm từ được rất nhiều doanh nghiệp, tổ chức nhắc đến trong một vài năm gần đây. Tuy nhiên, rất nhiều doanh nghiệp, tổ chức đang hiểu sai về chuyển đổi số. Cùng FSI tìm hiểu ngay về những hiểu lầm khiến doanh nghiệp, tổ chức chuyển đổi số sai đường trong bài viết dưới đây!
Hiểu đúng về chuyển đổi số 4.0
Trên thực tế, cụm từ chuyển đổi số 4.0 là không chính xác. Đây chính là hiểu lầm đầu tiên mà nhiều người mắc phải. Vậy chuyển đổi số 4.0 là gì? Cụm từ “chuyển đổi số 4.0” cần được hiểu đúng là: Chuyển đổi số được coi là một xu hướng tất yếu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (thường được hiểu là cuộc cách mạng công nghiệp 4.0).
Vậy chuyển đổi số là gì? Các doanh nghiệp, tổ chức hay cá nhân có thể hiểu chuyển đổi số là một sự đổi mới kinh doanh được thúc đẩy bởi sự bùng nổ của đám mây, trí tuệ nhân tạo (AI) và Internet vạn vật (IoT), cung cấp những cách mới để hiểu, quản lý và chuyển đổi cho các hoạt động kinh doanh của họ.
Chuyển đổi số (Digital transformation) được hiểu là ứng dụng những tiến bộ về công nghệ số như điện toán đám mây (cloud), dữ liệu lớn (Big data),… vào mọi hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp nhằm đưa lại hiệu suất cao, thúc đẩy phát triển doanh thu và thương hiệu.
Chuyển đổi số không phải đơn thuần thay đổi cách thực hiện công việc từ thủ công truyền thống (ghi chép trong sổ sách, họp trực tiếp,…) sang vận dụng công nghệ để giảm thiểu sức người. Trên thực tế, chuyển đổi số đóng vai trò thay đổi tư duy kinh doanh, phương thức điều hành, văn hóa tổ chức,…
Xem thêm: Ý nghĩa của chuyển đổi số doanh nghiệp |
Những điểm nổi bật của Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư
Chuyển hóa thông tin từ thế giới thực thành thế giới ảo vật lý với dung lượng thông tin rất lớn, tốc độ cao và đa dạng tới mọi mặt của đời sống xã hội với thuật ngữ chuyên môn là “Dữ liệu lớn – Big data”. Dung lượng lớn được hiểu là những công nghệ kỹ thuật hiện nay chưa xây dựng, lưu trữ và quản lý có hiệu quả dữ liệu hiện nay.
Thông tin thế giới ảo vật lý này được kết nối với nhau và được quản lý, khai thác sử dụng bằng những hệ thống công nghệ số liên kết với nhau để làm mờ ranh giới: không gian địa lý trên phạm vi toàn cầu và thời gian có thể xem như hiện tại; các lĩnh vực khoa học mà đặc biệt là vật lý, kỹ thuật số và sinh học. Nhân loại luôn có được cái nhìn từ tổng quát toàn diện đến chi tiết thế giới hiện tại. Công nghệ được kỳ vọng để giải quyết vấn đề này là “Internet vạn vật – Internet of things”.
Công nghệ có tính tự động hóa ở mức cao hơn nhiều so với tính tự động hóa ở Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3. Tính tự động hóa ở Cuộc cách mạng lần thứ 4 được xem là tự động hóa bằng những chương trình máy tính theo mô hình trí tuệ của con người. Công nghệ được cài đặt chương trình tự động hóa theo mô hình trí tuệ con người có thể tương tác với con người, thực hiện các hành vi thông minh như con người; có thể thay thế con người phân tích, tối ưu hóa, đưa ra quyết định và giải quyết vấn đề thay thế con người. Chương trình tự động hóa được xây dựng bằng những ngôn ngữ máy tính theo mô hình trí tuệ con người được hiểu là “Trí tuệ nhân tạo – Artificial intelligence”.
Công nghệ sinh học là nền tảng để tạo nên những bước lớn trong lĩnh vực nông nghiệp, y học, dược liệu, năng lượng tái tạo… Vật lý hướng phát triển mạnh về nghiên cứu, chế tạo trang thiết bị công nghệ. Chuyển đổi số (CĐS) là quá trình hoàn chỉnh áp dụng số hóa và ứng dụng số hóa ở một cấp độ cao hơn và có quy mô lớn, là quá trình thay đổi phương thức kiến tạo, quản lý, điều hành, sử dụng dữ liệu truyền thống sang một phương thức kiến tạo, quản lý, điều hành, sử dụng dữ liệu dựa trên những nền tảng kỹ thuật số mới như: Dữ liệu lớn, internet vạn vật, trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây… đối với mọi mặt trong đời sống xã hội với mục tiêu tạo nên một bước chuyển lớn về hiệu quả và tổng giá trị sản xuất cho xã hội theo hướng tích cực.
Xem thêm: Các bước chuyển đổi số trong doanh nghiệp, tổ chức |
Vai trò của chuyển đổi số trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0?
Có thể hiểu, chuyển đổi số là tổng thể công nghệ số hóa dữ liệu và ứng dụng dữ liệu dựa trên nền tảng kỹ thuật số. Công nghệ ở đây được hiểu là một hệ thống, trong đó có trang thiết bị kỹ thuật số, có các chương trình kỹ thuật số, có dữ liệu đầu vào ở dạng số, có con người, có phương thức tổ chức hoạt động… liên kết, tác động qua lại lẫn nhau và cho kết quả đầu ra những sản phẩm có hiệu suất lớn về giá trị sản xuất.
Về vị trí, có thể thấy chuyển đổi số là nội dung cơ bản trong trụ cột kỹ thuật số của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. chuyển đổi số đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Hiện nay, khái niệm chuyển đổi số đã trở nên phổ biến, lan tỏa trên toàn xã hội. Trong đó, doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước là những tổ chức tiên phong và xem chuyển đổi số là xu thế bắt buộc, tất yếu để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, sức cạnh tranh và thực hiện thành công chiến lược xây dựng chính quyền số, nền kinh tế số và xã hội thông minh trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0.
Theo khảo sát năm 2018 của IDC, chuyển đổi số đã trở thành chiến lược của các doanh nghiệp, tổ chức trong Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, trong đó 90% doanh nghiệp đã bắt đầu chuyển đổi số, 30% lãnh đạo doanh nghiệp xem chuyển đổi số là vấn đề sống còn.
Chuyển đổi số đối với doanh nghiệp và các cơ quan quản lý nhà nước giúp xây dựng nên những cơ sở dữ liệu từ giá trị thực (biến đổi giá trị nghe, nhìn, cảm nhận được từ thế giới thực) sang dạng số (dạng điện toán được lưu trữ trên máy tính), nên rất thuận lợi cho việc quản lý, khai thác sử dụng. Dữ liệu số hóa đã trở thành tài sản của các doanh nghiệp và các cơ quan quản lý nhà nước. Dữ liệu ngành càng được bổ sung, liên kết, tích hợp với nhau đã giảm được nhiều kinh phí xây dựng dữ liệu đơn lẻ, không đồng bộ như trước đây.
Chuyển đổi số giúp doanh nghiệp và các cơ quan quản lý nhà nước không những giải quyết công việc hiện tại hiệu quả mà quan trọng hơn là hoạch định được tầm nhìn chiến lược để thực hiện Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 có hiệu quả nhất. Thay đổi phương thức quản lý của các doanh nghiệp và các cơ quan quản lý nhà nước theo hướng đơn giản về cơ cấu, logic, kế thừa và hiệu quả về hoạt động, hội nhập với quốc tế. Tạo ra những thay đổi lớn trong chuỗi giá trị hàng hóa và cung ứng sản phẩm; tự động hóa nâng cao hiệu suất công việc, hiệu quả sản xuất kinh doanh, năng lực cạnh tranh, gia tăng mạnh mẽ giá trị sản xuất, chất lượng dịch vụ công.
Chuyển đổi số trong kỷ nguyên công nghệ 4.0 là điều tất yếu, là xu hướng mới không thể chuyển dịch mà bất cứ ai nếu không vận động để chuyển mình theo nó thì ắt sẽ bị đào thải, đúng như Charles Darwin đã nói: “Những loài mạnh nhất không phải là những kẻ tồn tại còn sót lại mà là những loài thích nghi tốt nhất với môi trường thay đổi để tìm thấy chính bản thân mình”.