Chúng ta thường nói về lợi ích to lớn của chuyển đổi số với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân. Thế nhưng, còn một khía cạnh khác mà chuyển đổi số có tác động khá lớn đó chính là môi trường. Bức tranh môi trường sẽ trở nên tốt đẹp như thế nào nếu chuyển đổi số diễn ra? Bài viết dưới đây sẽ đề cập đến vấn đề này.
Chuyển đổi số có những tác động tích cực đến môi trường sống của con người
Theo FSI, Chuyển đổi số trong tổ chức, doanh nghiệp là quá trình thay đổi từ mô hình truyền thống sang doanh nghiệp số, bằng cách áp dụng công nghệ mới như dữ liệu lớn (Big data), Internet vạn vật (IOT), điện toán đám mây(Cloud)…thay đổi phương thức điều hành, lãnh đạo, quy trình làm việc, văn hóa công ty…
Chuyển đổi số là xu thế tất yếu của thời đại, nó không chỉ tác động đến các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trong việc điều hành, lãnh đạo, quản trị nhân lực, quản lý công việc mà bên cạnh đó còn đem lại những điểm sáng cho vấn đề môi trường. Nếu chuyển đổi số diễn ra toàn diện, hiệu quả, môi trường cũng sẽ có những biến chuyển khá tích cực.
1. Giảm lượng giấy sử dụng
Chuyển đổi số giúp giảm lượng lớn giấy tờ sử dụng vì đã được số hóa dữ liệu
Chúng ta đều biết, hầu hết hiện nay giấy đều được lấy từ gỗ cây và sử dụng những chất hóa học gây hại đến môi trường trong quá trình sản xuất. Để đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ giấy vô cùng lớn của thị trường Việt Nam, chúng ta cần phải tiêu hao lượng lớn các nguồn nguyên liệu tự nhiên. Cụ thể, chúng ta đã phải sử dụng trên 92.344 cây xanh, 7.778.624 lít dầu và 126.674,24 m3 nước. Bên cạnh đó là những hệ lụy hết sức nghiêm trọng cho môi trường và sức khỏe của người dân Việt Nam.
Mặc dù có tác hại xấu đến môi trường nước, không khí, ảnh hưởng sức khỏe con người và đem đến một lượng lớn rác thải, giấy còn khá tốn kém cho cá nhân, doanh nghiệp khi sử dụng với số lượng lớn, thường xuyên.
Việc chuyển đổi số sẽ chấm dứt tình trạng sử dụng giấy trong môi trường làm việc. Mọi hồ sơ, tài liệu sẽ được số hóa, chuyển thành dữ liệu trên các phần mềm, máy tính. Từ đó giảm được lượng lớn giấy phải sử dụng, số lượng gỗ cây, rừng cây phải chặt để làm thành giấy cũng giảm đi đáng kể, môi trường nước cũng bớt ô nhiễm hơn,… Cây xanh là lá phổi của Trái Đất, nếu lượng cây xanh lớn sẽ đem lại bầu không khí trong lành cho chúng ta.
2. Giảm lượng khí thải của phương tiện di chuyển
Chuyển đổi số giúp nhân viên không cần phải đến công ty làm việc vì đã có thể quản lý tất cả tại nhà qua các nền tảng
Làm việc tại văn phòng yêu cầu nhiều người phải di chuyển bằng những phương tiện cá nhân, công cộng. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng của bầu khí quyển. Khí thải từ xe cộ rất dễ gây nên ô nhiễm môi trường và tiêu tốn khá lớn lượng nguyên liệu như xăng, dầu,…
Tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Bình Dương,… nơi tập trung nhiều văn phòng làm việc, tình trạng ô nhiễm không khí đã diễn ra vô cùng rõ rệt và ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của người dân. Khói bụi, tiếng ồn, tắc nghẽn giao thông là những tiêu cực rõ ràng có thể nhận thấy hằng ngày. Hơn 50 triệu phương tiện đang hoạt động, đồng nghĩa với việc hơn 50 triệu phương tiện bình xăng cùng với 50 triệu phương tiện ống xả đang là “gánh nặng” cho bầu không khí.
Khi tiến hành chuyển đổi số, việc di chuyển từ nhà đến chỗ làm là điều không cần thiết bởi chúng ta có thể dễ dàng làm việc từ xa, làm việc tại nhà, bất cứ khi nào và ở đâu. Bằng việc sử dụng các nền tảng số, platform, người dùng có thể dễ dàng quản lý khối lượng công việc, nhà lãnh đạo cũng có thể quản trị nhân lực từ xa rất dễ dàng. Với thời đại số, remote-working (làm việc từ xa) hỗ trợ rất nhiều trong việc bảo vệ và tái tạo môi trường.
3. Giảm lượng rác thải thải ra môi trường
Nhân viên văn phòng là đối tượng thải ra nhiều rác thải nhựa dùng 1 lần
Trong thời điểm dịch bệnh COVID diễn ra phức tạp, người lao động khi đến những nơi đông người như văn phòng công sở, tòa nhà công ty, các quán cà phê bàn việc,… thường phải đem theo khẩu trang, các công cụ bảo trợ để phòng dịch. Điều này không chỉ gây bất tiện mà còn là nguyên nhân khiến lượng rác thải từ những chiếc khẩu trang y tế, dùng 1 lần tăng cao. Những chiếc khẩu trang này rất khó tái chế và mất thời gian phân hủy. Nếu có thể làm việc tại nhà, qua các phần mềm, ứng dụng số thì người lao động không cần phải sử dụng nhiều khẩu trang, đồng thời đảm bảo an toàn mùa dịch.
Hơn nữa, các loại rác thải nhựa dùng 1 lần như hộp cơm, vỏ chai nước, thìa nhựa,… cũng được thường xuyên sử dụng ở môi trường văn phòng làm việc. Các nhân viên thường có thói quen đặt đồ ăn trưa do không kịp chuẩn bị đồ ăn tại nhà khi đi làm. Như vậy, khi làm việc tại nhà họ có thể tự chuẩn bị đồ ăn và giảm đi một lượng lớn rác thải nhựa.
Tạm kết
Như vậy, chuyển đổi số không chỉ là một xu thế tất yếu của thời đại mà còn là “vitamin xanh”, giúp giảm thiểu các tác động nguy hại đến môi trường. Hãy tiến hành chuyển đổi số tại doanh nghiệp của bạn ngay hôm nay!