Chuyển đổi số trong ngành bán lẻ đang làm thay đổi nhanh chóng cách người tiêu dùng tham gia mua sắm. Mua hàng online, thanh toán online và kinh doanh mặt hàng thiết yếu trên các sàn thương mại điện tử đã dần trở thành tác vụ quen thuộc trong cuộc sống hiện đại. Tuy nhiên vì thiếu kinh nghiệm triển khai nên ngành bán lẻ vẫn trì trệ trên hành trình chuyển mình. Vậy đâu là hướng đi đúng đắn giúp ngành bán lẻ bứt tốc trên đường đua chuyển đổi số?
Chuyển đổi số trong ngành bán lẻ là gì?
Công ty nghiên cứu và tư vấn công nghệ thông tin hàng đầu thế giới Gartner định nghĩa: “Chuyển đổi số là việc sử dụng các công nghệ số để thay đổi mô hình kinh doanh, tạo ra những cơ hội, doanh thu và giá trị mới”.
Theo Nikki Baird, Phó chủ tịch về Đổi mới bán lẻ (VP, retail innovation) của Aptos chia sẻ:
“Chuyển đổi số ngành bán lẻ là chuyển đổi từ mô hình kinh doanh tập trung vào sản phẩm theo mô hình chuỗi cung ứng sang tập trung vào khách hàng, theo mô hình chuỗi giá trị số dựa trên dữ liệu”. Quá trình chuyển đổi số là quá trình gắn kết con người và công nghệ, thay đổi mô hình cũ của doanh nghiệp truyền thống sang mô hình vận hành hiện đại của doanh nghiệp số dựa trên những ứng dụng công nghệ mới, như: Big Data (dữ liệu lớn), IoT (Internet vạn vật), Cloud (điện toán đám mây)… Phương thức điều hành, quy trình làm việc và văn hóa lao động trong doanh nghiệp theo đó mà có những cải biến tích cực.
Thực trạng chuyển đổi số trong ngành bán lẻ tại Việt Nam
Dưới sự ảnh hưởng nặng nề từ Covid – 19, trong tháng 3 năm 2021 hơn 8.700 doanh nghiệp Việt phải rời khỏi thị trường. Để thích ứng với sự chuyển dịch của nền kinh tế số và đối phó với đại dịch, các thương hiệu bán lẻ tại Việt Nam đang hướng đến thay đổi mình thành các doanh nghiệp số để giảm bớt số lượng các cửa hàng bán lẻ truyền thống mà thay vào đó là tập trung phát triển các cửa hàng số.
Trước biến động ấy, hàng loạt siêu thị mới ở Việt đã phát triển thành công ứng dụng mua sắm trực tuyến như VinID, BigC,… Trên các nền tảng mua sắm trực tuyến như: Lazada, Shopee, Tiki, Chotot… việc mua bán diễn ra sôi động từ nhiều ngành hàng.
Theo dữ liệu thống kê từ Bộ Công Thương, năm 2022, quy mô thị trường thương mại điện tử bán lẻ Việt Nam ước tính đạt tới 16,4 tỷ USD, chiếm 7,5% doanh thu hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng cả nước.
Dễ dàng nhận thấy, kinh doanh trực tuyến đang là bước tiến giúp doanh nghiệp ngành bán lẻ trụ vững trong thời đại số hóa với các xu hướng chính như sau:
- Chuyển đổi từ kênh bán hàng truyền thông sang kênh bán hàng hiện đại: từ các cửa hàng, quầy bán hàng, doanh nghiệp chuyển sang tập trung xây dựng các kênh bán hàng online trên các nền tảng mạng xã hội.
- Quy trình vận hành kinh doanh có sự cộng tác chặt chẽ với dịch vụ số hóa như số hóa tài liệu, hồ sơ, thông tin khách hàng, hóa đơn chứng từ, cho phép thanh toán điện tử, sử dụng dịch vụ giao hàng tận nơi, cho phép người dùng tích điểm, nhận mã giảm giá, hoàn tiền,… để hoàn thiện sản phẩm
- Quản lý và chăm sóc khách hàng tự động: nhờ dữ liệu lưu trữ trên điện toán đám mây, nhờ phần mềm hỗ trợ, chatbot để quá trình quản lý và chăm sóc diễn ra tự động.
- Ứng dụng công nghệ hiện đại để quản lý vận hành doanh nghiệp: tích hợp phần mềm quản lý hàng hóa, quản lý tài chính,…
Xem thêm: Thực trạng chuyển đổi số tại Việt Nam |
Thách thức khi chuyển đổi số ngành bán lẻ
Trong quá trình chuyển đổi số ngành bán lẻ, một số thách thức mà doanh nghiệp thường gặp phải đó chính là:
- Thị trường cạnh tranh gay gắt giữa các đối thủ trong và ngoài nước
Ngoài những doanh nghiệp bán lẻ nội địa có tiếng như Saigon Co.op, Thế giới di động, FPT… Thị trường bán lẻ Việt Nam còn là mảnh đất màu mỡ để đầu tư và sinh lời của nhiều thương hiệu nổi tiếng quốc tế thông qua mua bán và sáp nhập. Vì vậy, để giữ vững vị thế, doanh nghiệp bán lẻ thuần Việt cần có những cải cách đột phá, đầu tư lượng vốn lớn cho công nghệ hiện đại, nâng cao trải nghiệm người tiêu dùng.
- Phối hợp thiếu chặt chẽ giữa các bên trong chuỗi cung ứng
Lực lượng trong chuỗi cung ứng gồm: nhà sản xuất, nhà phân phối và nhà bán lẻ. Họ phối hợp và làm việc theo một thỏa thuận và tiêu chuẩn thống nhất để phục vụ khách hàng. Tuy nhiên với những doanh nghiệp vừa và nhỏ, chưa có nhiều kinh nghiệm thì sự phối hợp vẫn chưa trơn tru và thiếu chặt chẽ dẫn tới những sai lầm trong cung cấp dịch vụ.
- Chưa hoạt động chuyên nghiệp
Hiện nay, trong các chuỗi siêu thị và cửa hàng tiện lợi thì công nghệ chưa được tận dụng tối đa trong vận hành. Nhiều doanh nghiệp bán lẻ quy mô vừa và nhỏ vẫn tiếp tục duy trì hình thức bán hàng truyền thống. Điều này khiến nguồn hàng chưa được phong phú, giá cả thiếu đi sự cạnh tranh. Đồng thời quá trình kiểm soát chất lượng hàng hóa không được đảm bảo, chưa đáp ứng được kỳ vọng và nhu cầu của khách hàng.
- Thiếu công nghệ phù hợp
Nhiều doanh nghiệp ngành bán lẻ có những hiểu biết nhất định về chuyển đổi số, biết mình cần thay đổi những vẫn chưa tìm kiếm được giải pháp công nghệ phù hợp. Họ hoang mang trước nhiều lựa chọn và đắn đo không biết công nghệ nào sẽ giúp họ chuyển đổi mô hình vận hành. Nhiều doanh nghiệp bán lẻ, số vốn hạn chế, chưa biết chuyển đổi số sẽ bắt đầu từ đâu, sẽ vận hành doanh nghiệp như thế nào.
- Khó khăn trong việc thấu hiểu nhu cầu của khách hàng
Nhu cầu của khách hàng luôn biến động và thay đổi theo từng giai đoạn. Bởi vậy, để nắm bắt thị hiếu của khách hàng, các doanh nghiệp bán lẻ cần tìm ra phần mềm, công nghệ phù hợp để phân tích, khái thác dữ liệu hiệu quả để hiểu rõ thay đổi của khách hàng. Trên thị trường hiện nay có nhiều phần mềm công nghệ tuy nhiên có những phần mềm khả năng vận hành kém, chưa đáp ứng được nhu cầu, giao diện khó sử dụng,… tạo ra những cản trở tương đối lớn trong quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp Việt.
Chuyển đổi số ngành bán lẻ và những lợi ích thiết thực
Nâng cao trải nghiệm khách hàng
Trong thời đại công nghệ 4.0, hành vi và nhu cầu của người tiêu dùng liên tục thay đổi. Khách hàng luôn mong muốn dịch vụ tốt hơn từ nhà cung cấp cùng những trải nghiệm mua hàng tuyệt vời. Vì thế, trải nghiệm khiến khách hàng hài lòng chính là ưu tiên hàng đầu của doanh nghiệp nhằm cạnh tranh trong thị trường bán lẻ gay gắt.
Không cần băn khoăn, lo lắng, công nghệ sẽ giúp các nhà bán lẻ, siêu thị giải quyết vấn đề này bởi:
- Công nghệ giúp thanh toán nhanh chóng: nhờ số hóa tổng thể và màn bắt tay ấn tượng với trí tuệ nhân tạo AI và công nghệ cảm biến nhiệt mà doanh nghiệp có thể thanh toán nhanh hơn qua thẻ ngân hàng, ví điện tử như Momo, ViettelPay, ZaloPay,…
- Công nghệ thực tế ảo (AR) – trực quan hóa sản phẩm: Hiện nay, ngành bán lẻ nội thất, ô tô đã bắt đầu ứng dụng công nghệ thực tế ảo (VR) và thực tế tăng cường (AR) để giúp khách hàng dù ở khoảng cách địa lý nào cũng có thể có cái nhìn chi tiết và tổng quan về sản phẩm. Thông qua việc truy cập ứng dụng công nghệ thực tế ảo trên thiết bị thông minh, hình ảnh 3D chân thực sẽ được tái hiện sản phẩm hoàn hảo.
- Dễ dàng check sản phẩm với mã QR: Với chiếc điện thoại di động thông minh cài sẵn ứng dụng quét mã, người tiêu dùng sở hữu mọi thông tin về sản phẩm, dịch và nhận biết rõ hàng giả hay hàng chính hãng chỉ qua một thao tác nhỏ.
Tự động hóa quy trình làm việc và hệ thống vận hành
Ứng dụng công nghệ hiện đại trong kinh doanh giúp tối ưu thời gian, nâng cao hiệu suất. Các quy trình quản lý liên quan tới quản lý nhân sự, quy trình phân phối, vận chuyển, quy trình quản lý bán hàng,… sẽ được tối giản.
Phần mềm công nghệ sẽ hỗ trợ doanh nghiệp bán lẻ:
- Quản lý bán lẻ: thông qua việc cung cấp giải pháp thanh toán điện tử, tạo hóa đơn điện tử, quản lý tốt sản phẩm và cách thức kết nối với khách hàng.
- Quản lý kế toán: hỗ trợ doanh nghiệp kiểm soát hóa đơn, dự báo chi phí tương lai, theo dõi doanh thu, chi phí, hợp đồng, lập báo cáo tài chính chi tiết
- Quản lý CRM (quản trị quan hệ với khách hàng): quản lý khoa học thông tin khách hàng dễ dàng, phân quyền nhân viên chăm sóc với từng phân mục khách hàng, quản lý cơ hội và lập báo cáo chi tiết hoạt động chăm sóc khách hàng tự động.
- Quản lý nhân sự: hỗ trợ lập kế hoạch tuyển dụng, quản lý khoa học thông tin ứng viên, nhân viên, theo dõi chương trình đào tạo nội bộ và hỗ trợ tính lương chính xác
- Quản lý hồ sơ, tài liệu, chứng từ: phần mềm giúp lưu trữ, phân loại khoa học hóa đơn, hồ sơ, tài liệu. Ngoài ra việc chỉnh lý, cập nhật phiên bản mới cũng trở nên dễ dàng khi thực hiện trên kho lưu trữ số. Các phiên bản cập nhật sẽ được lưu lại trong lịch sử để dễ dàng tìm kiếm, đối soát khi cần.
Xem thêm: Tầm quan trọng của chuyển đổi số đối với doanh nghiệp, tổ chức và người dân |
Thương hiệu bán lẻ thành công nhờ chuyển đổi số
Amazon GO
Trên thế giới từng có nhiều doanh nghiệp bán lẻ tập trung chuyển đổi số và đạt được những thành công đáng kể như “Ông hoàng cửa hàng tiện lợi” Amazon GO. Đây là mô hình bán hàng không người bán đầu tiên trên thế giới được tỷ phú Jeff Bezos ra mắt vào 2018. Cụ thể trong mỗi cửa hàng đều được lắp đặt công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) cũng như nhiệt hạch cảm biến để tự động hóa tất cả các quy trình thanh toán. Thời gian chờ đợi của khách hàng sẽ được giảm thiểu tối đa.
Nhờ ứng dụng công nghệ, Amazon GO còn có khả năng thu thập dữ liệu khách hàng dễ dàng mà không gây ra bất kỳ sự bất tiện nào.
Nike
Nike là một tập đoàn đa quốc gia chuyên cung cấp các sản phẩm như phụ kiện, giày, dụng cụ phục vụ cho quá trình luyện tập và thi đấu thể thao. Sau thất bại vào năm 2017, Nike đã chuyển đổi số thần tốc để vực dậy tên tuổi và doanh số.
Không chỉ đẩy mạnh hợp tác với hàng loạt các công ty thương mại điện tử như Amazon, Alibaba. Nike còn tạo ra những bước đi đột phá từ việc cho ra mắt ứng dụng SNKRS – công cụ mua sắm giúp khách hàng tìm hiểu về mẫu giày sắp phát hành, theo dõi các kiểu dáng yêu thích,…
Ngoài ra, Nike còn mở các cửa hàng trực tuyến Nike ID – nơi chúng ta có thể tự tay thiết kế những đôi giày mang dấu ấn cá nhân, Nike Fit – phần mềm tư vấn size giày thông minh nhờ công nghệ thực tế ảo tăng cường (Augmented Reality), Machine Learning,…
Nike đã thành công xây dựng hệ sinh thái mua sắm trực tuyến, phá bỏ rào cản giữa những kênh điện tử để tập trung nâng cao trải nghiệm khách hàng.
Giải pháp chuyển đổi số trong ngành bán lẻ
Hiện nay, một trong những bài toán khó khi chuyển đổi số ngành bán lẻ đó chính là nhiều doanh nghiệp chưa biết nên bắt đầu từ đâu và ứng dụng công nghệ nào. Hiểu được những trăn trở ấy, FSI với vị thế là nhà cung cấp giải pháp chuyển đổi số hàng đầu Việt Nam đã cho ra đời hệ sinh thái giải pháp chuyển đổi số lấy dữ liệu làm trung tâm.
Với hơn 15 năm kinh nghiệm triển khai các dự án thực tế, cung cấp giải pháp công nghệ hiện đại, và tư vấn chuyển đổi số của hơn 5500 khách hàng là các tổ chức, doanh nghiệp tập đoàn lớn, FSI hoàn toàn có đủ tiềm lực cùng ngành bán lẻ giải quyết các thách thức trong quá trình chuyển đổi số.
Để tiến hành chuyển đổi số ngành bán lẻ thành công, khi nhiều doanh nghiệp bán lẻ còn hoang mang chưa biết chọn lộ trình triển khai phù hợp, FSI hiện đã hoàn thiện lộ trình chuyển đổi số lấy dữ liệu làm trung tâm bao gồm 4 giai đoạn chính:
- Tạo lập dữ liệu số
- Lưu trữ và xử lý dữ liệu
- Khai thác dữ liệu
- Áp dụng kết quả của dữ liệu vào vận hành tổ chức
Với mỗi giai đoạn, FSI đều cung cấp tổng thể các hệ thống phần mềm, dịch vụ và công nghệ chuyên biệt đáp ứng mọi tác vụ cần thiết trong hoạt động số hóa ngành bán lẻ như số hóa hồ sơ, chứng từ, hóa đơn, số hóa quy trình vận hành, tạo lập kho lưu trữ số tập trung,… giúp việc quản lý quy trình bán hàng cũng như quản lý kho hàng trở nên dễ dàng thuận tiện hơn.
Bên cạnh đó, các phần mềm đều có giao diện bằng tiếng Việt thân thiện với người dùng, cùng khả năng tư vấn và hỗ trợ tại chỗ kịp thời sẽ giúp doanh nghiệp bán lẻ yên tâm về chất lượng sản phẩm do FSI cung cấp.
Đặc biệt, ngành bán lẻ cần nắm vững insight, nhu cầu của khách hàng để từ đó có thể hiểu và đưa tới sản phẩm, dịch vụ tương ứng. Nền tảng lưu trữ và xử lý dữ liệu lớn toàn diện FSI Data Platform chính là cách gỡ rối cho trở ngại này của ngành bán lẻ.
FSI Data Platform có thể kết nối linh hoạt với dữ liệu hiện có trong mỗi doanh nghiệp, tiếp nhận xử lý phân tích định dạng dữ liệu khác nhau (có cấu trúc, bán cấu trúc, phi cấu trúc) nhờ module kết nối và tổng hợp dữ liệu. Sau đó module xử lý dữ liệu sẽ cung cấp các công cụ xử lý trực quan bằng các thao tác cấu hình đơn giản, đồng thời giúp xử lý song song trên các máy tính vật lý với lượng dữ liệu lớn và tốc độ cao.
Nhờ vậy, doanh nghiệp bán lẻ luôn cập nhật được nhu cầu khách hàng theo thời gian thực. Sau khi xử lý dữ liệu sẽ được trực quan hóa bằng các bảng, biểu đồ giúp doanh nghiệp ngành bán lẻ dựa vào dữ liệu đáng tin cậy để ra quyết định hiệu quả.
Với giao diện được thiết kế thân thiện với người dùng Việt cùng khả năng tùy chỉnh linh hoạt, bảo mật dữ liệu cao, FSI Data Platform chính là lựa chọn thông minh trong quá trình chuyển đổi số ngành bán lẻ.
Như vậy, bài viết trên đã giúp các doanh nghiệp ngành bán lẻ có góc nhìn tổng quan về thực trạng, lợi ích cũng như giải pháp giúp chuyển đổi số hiệu quả. Để doanh nghiệp bán lẻ bứt tốc trên đường đua chuyển đổi số toàn diện, hãy liên hệ tư vấn FSI ngay hôm nay!