Dịch vụ tài chính là một khu vực của nền kinh tế quốc dân, chuyên cung cấp các dịch vụ kinh tế gồm: dịch vụ ngân hàng; dịch vụ bảo hiểm và dịch vụ môi giới chứng khoán. Đây là các mảng thường đại diện cho chủ nghĩa truyền thống trong giới kinh doanh; không dễ dàng chấp nhận cái mới nếu chưa qua kiểm chứng kỹ lưỡng.
GS. Markos Zachariadis – giáo sư Khoa Công nghệ tài chính (Fintech) và Hệ thống thông tin thuộc Trường kinh doanh Alliance Manchester cho biết: “So với các ngành công nghiệp khác, ngành dịch vụ tài chính đang đi chậm hơn trong quá trình số hóa. Tuy nhiên, chúng ta đang chứng kiến thời kỳ thay đổi thực sự và các ngân hàng sẽ có nhiều cơ hội quan trọng để gặt hái thành công trong thập kỷ tới.”
Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra các khía cạnh thay đổi trong lĩnh vực này.
Xem thêm: Giải pháp số hóa tài liệu cho ngân hàng – tài chính
Fintech (Financial Technology) – xu hướng mới của lĩnh vực dịch vụ tài chính
Mở rộng quy mô
Chuyển đổi số cho phép các công ty tài chính cấp quyền cho khách hàng của mình truy cập vào các dịch vụ trực tuyến dễ dàng hơn. Tuy nhiên, điều này đồng nghĩa với việc các công ty này sẽ phải xử lý số lượng giao dịch lớn hơn nhiều trong cùng một đơn vị thời gian và cơ sở hạ tầng của họ sẽ phải chịu áp lực lớn hơn trước.
Để có thể tận dụng tối đa thời gian, nguồn nhân lực, xử lý đồng thời rất nhiều giao dịch; mang tới trải nghiệm thoải mái cho khách hàng; các công ty cần phải cải thiện, nâng cấp cơ sở hạ tầng của mình, đầu tư trang thiết bị, các phần mềm số hóa,…để sẵn sàng cho sự gia tăng nhu cầu nhanh chóng này..
Bằng việc mở rộng quy mô, nâng cấp cơ sở hạ tầng, nhiều doanh nghiệp dịch vụ tài chính đã sẵn sàng bứt phá trong thời đại kinh tế số.
Thanh toán điện tử
Mọi giao dịch trở nên dễ dàng hơn với thủ tục thanh toán điện tử
Thời kỳ tiền giấy được lưu hành, có mặt trong tất cả các giao dịch thanh toán đã dần thay thế bằng thanh toán điện tử thông qua các ứng dụng, phần mềm tiện ích. Ở thời điểm hiện tại, chúng lại được coi là công cụ hợp pháp, tiện lợi và hữu ích mà bất kì ai cũng có thể sử dụng nhằm nhiều mục đích khác nhau, từ việc thực hiện các giao dịch mua sắm hằng ngày tới các khoản đầu tư lớn.
Các dịch vụ như Internet Banking, Mobile Banking, Ví điện tử,… đã tạo ra nhiều thuận lợi cho khách hàng trong việc sử dụng dịch vụ hiện đại và tiết kiệm được chi phí giao dịch. Nhiều dịch vụ mới theo hướng số hóa đã được các ngân hàng tạo Việt Nam triển khai như: VPBank với ứng dụng ngân hàng số Timo, Vietcombank với không gian ngân hàng số Digital Lab hay MBbank với ứng dụng trợ lý ảo ChatBot phục vụ 24/7 trên nền tảng mạng xã hội,…
Mọi thứ giờ đây trở nên quá đơn giản chỉ với một vài thao tác. Có rất nhiều dịch vụ tài chính cho phép chúng ta giao dịch nhanh chóng với các loại tiền điện tử lớn mà không phải mất quá nhiều thời gian tìm hiểu khía cạnh kỹ thuật. Nó chỉ đơn giản là tạo một tài khoản, nạp tiền và chúng ta có thể giao dịch ngay lập tức.
Sinh trắc học
Sinh trắc học (nhận dạng giọng nói, khuôn mặt, dấu vân tay của con người) đã ngày càng trở nên phổ biến và là một phần quan trọng trong thủ tục của các tổ chức tài chính, ngân hàng,… Nhận dạng sinh trắc học làm giảm đáng kể khả năng giả mạo và tăng tính bảo mật của các giao dịch theo cấp số nhân. Trong những năm tới, điều này có thể sẽ trở thành xu hướng chủ đạo và các công ty không bắt kịp quá trình chuyển đổi này sẽ bị coi là không an toàn và lạc hậu.
Tại Việt Nam, một trong những ví dụ tiêu biểu cho việc ứng dụng sinh trắc học trong các dịch vụ phải kể tới: NHTMCP Tiên Phong (TPBank) với hệ thống ngân hàng tự động LiveBank, dịch vụ này giúp mở tài khoản chỉ cần lấy dấu vân tay với công nghệ sinh trắc học nhằm tăng cường tính bảo mật và quy trình vận hành tự động cùng công nghệ OCR (nhận dạng ký tự quang học).
Tự động hóa
Tự động hóa giúp đơn giản hóa các quy trình, thủ tục
Ngày nay, tự động hóa là cụm từ được nhắc tới quá nhiều. Mọi thứ đều hướng tới tự động hóa trong tương lai. Nó đóng vai trò vô cùng quan trọng trong nhiều lĩnh vực và dịch vụ tài chính không phải là ngoại lệ.
Tuy nhiên, không thể ngồi đó mà có thể biến mọi thứ tự động hóa, vấn đề ở đây là các nhà cung cấp dịch vụ tài chính phải chủ động tiếp cận. Theo một nghiên cứu mới đây, không dưới 85% người sử dụng dịch vụ ngân hàng sẽ đồng ý trả một khoản phí thường xuyên để nhận thông báo từ ngân hàng của họ.
Việc áp dụng công nghệ giúp đơn giản hóa các quy trình, thủ tục, giấy tờ. Nếu như trước đây, để hoàn thành một thủ tục đăng ký mở tài khoản, hay vay vốn, khách hàng có thể phải ngồi chờ hàng giờ đồng hồ để xử lý thì hiện nay, với các công nghệ nhận dạng thông minh như OCR (nhận diện ký tự quang học), ICR (nhận diện chữ viết tay), OMR (nhận dạng dấu tích),… nhân viên tại các quầy dịch vụ có thể tự động truy xuất các thông tin từ các giấy tờ do khách hàng cung cấp vào các trường thông tin tương ứng trong đăng ký, nhờ đó rút ngắn thời gian chờ đợi của khách hàng.
Phân tích dữ liệu
Big Data đang là câu chuyện cửa miệng của hầu hết các tập đoàn, doanh nghiệp và đặc biệt là các nhà cung cấp dịch vụ tài chính. Mục tiêu cuối cùng của phân tích dữ liệu là cung cấp cho doanh nghiệp đầy đủ thông tin về khách hàng và những điều mà họ mong muốn.
Mặc dù việc thu thập thông tin khách hàng đã được các doanh nghiệp tài chính sử dụng từ lâu nhưng chỉ những đột phá gần đây trong lĩnh vực chuyển đổi số nói chung và phân tích dữ liệu lớn nói riêng mới giúp các công ty này phân tích và sử dụng tất cả các thông tin một cách hiệu quả.
Big Data giúp quản lý kho dữ liệu thông tin, tạo ra tri thức mới, hỗ trợ trong việc đưa ra quyết định nhanh và phù hợp hơn, giảm chi phí và tạo lợi thế cạnh tranh, phân tích “hành vi khách hàng” và tiếp cận đúng đối tượng mục tiêu vào đúng thời điểm một cách thành công và hiệu quả. Bên cạnh đó, việc phân tích dữ liệu giúp các công ty dễ dàng đưa ra chính sách ưu đãi đối với khách hàng.
Trí tuệ nhân tạo
Báo cáo mới nhất về trí tuệ nhân tạo (AI) trong ngành dịch vụ tài chính của IDC và Microsoft châu Á cho biết, ước tính tới năm 2021, AI sẽ giúp đẩy biên lợi nhuận của các tổ chức dịch vụ tài chính lên gấp 2,1 lần so với hiện tại, đồng thời tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp lên 1,7 lần.
“AI có sức mạnh thay đổi ngành dịch vụ tài chính mạnh mẽ hơn bất cứ công nghệ nào trong lịch sử hiện đại,” ông Akshay Sabhikhi, CEO của công ty công nghệ Cognitive Scale nhận định.
AI trở thành công cụ đắc lực trong bước chuyển mình của lĩnh vực dịch vụ tài chính
Bằng việc huấn luyện (train) trí tuệ nhân tạo trên tập dữ liệu khách hàng, dữ liệu lịch sử, các trợ lý ảo hoặc chatbots có thể hỗ trợ tư vấn cho khách hàng về các nghiệp vụ hàng ngày, các quyết định tài chính hay tiết kiệm, đầu tư.
Ngoài ra, việc tích hợp thêm các tính năng như nhận dạng giọng nói hay nhận dạng khuôn mặt,.. vào ứng dụng trên điện thoại, các nhà cung cấp dịch vụ tài chính có thể cung cấp các trải nghiệm cá nhân hóa tốt hơn cho khách hàng, thu thập hành vi của người dùng và đưa ra các lời khuyên tài chính
Ngày nay, các doanh nghiệp phi ngân hàng kinh doanh các dịch vụ tài chính – ngân hàng (fintech) không ngừng đầu tư và ứng dụng Trí tuệ nhân tạo trong các sản phẩm của mình như chấm điểm tín dụng, phân tích và dự đoán xu hướng tài chính, nhận biết và dự đoán hành vi khách hàng,…
Trong tương lai, các dịch vụ tài chính và ngân hàng thế hệ tiếp theo sẽ tích cực sử dụng các hệ thống dựa trên AI để lập hồ sơ khách hàng, phân tích tâm trạng của họ và đưa ra lời khuyên tài chính cho họ. Theo Gartner “Các công ty quản lý tài sản không bắt đầu sử dụng cố vấn AI vào năm 2021 sẽ mất khoảng 30% trong doanh thu quản lý đầu tư.”
Dẫu biết quá trình chuyển đổi số không hề dễ dàng nhất là đối với lĩnh vực dịch vụ tài chính. Nhưng trong thời điểm này, dù khó đến mấy cũng buộc phải thay đổi nếu các ông chủ không muốn doanh nghiệp của mình “thoi thóp” trước sự vươn lên của hàng nghìn doanh nghiệp chuyển đổi số thành công.