Bạn đã nghĩ rằng mình quản lý nhân sự rất tốt cho đến khi nhân tài và nhân viên cốt cán của công ty lần lượt rời đi gây ra nhiều tổn thất và lợi ích phát triển chung của cả bộ máy doanh nghiệp. Điều này khiến bạn phải nhìn nhận lại những lỗ hổng trong việc quản lý nhân sự của mình. Đâu là nguyên nhân chính dẫn đến vấn đề này?
Việc nhân viên rời bỏ công ty có thể do nhiều nguyên nhân: đãi ngộ, tác phong quản lý của lãnh đạo, văn hóa doanh nghiệp,… Bài viết này chúng ta sẽ đề cập đến khía cạnh quản lý nhân sự của những người dẫn dắt công ty. Ở mặt này, những nguyên nhân chính khiến nhân viên quyết định nghỉ việc bao gồm:
1. Giao việc quá sức
Tình trạng giao việc quá tải vẫn tồn đọng tại nhiều doanh nghiệp
Theo nghiên cứu của Đại học Stanford, năng suất làm việc của nhân viên sẽ bị giảm nếu họ phải làm việc hơn 50 giờ mỗi tuần. Nhưng thực tế, tình trạng giao việc quá tải vẫn tồn đọng tại nhiều doanh nghiệp.
Nguyên nhân chủ yếu của vấn đề này là do lãnh đạo không thể quản lý hết được toàn bộ công việc mà nhân viên của mình đang phải đảm nhận. Một số công việc không tên giao trên ứng dụng Chat hay công việc đột xuất khác không được đề cập trong báo cáo công việc nhưng lại ngốn của nhân viên không ít thời gian trong khi bạn lại không hề hay biết điều đó
Như thường lệ bạn vẫn đều đặn giao việc xuống và lẽ dĩ nhiên cấp dưới phải “ba đầu sáu tay” để làm thậm chí tăng ca liên tục. Điều này khiến họ kiệt sức và quyết định rời bỏ bạn.
Hệ thống tự động hóa doanh nghiệp WEONE sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề này. Với hệ thống quản lý quy trình giao việc tự động của WEONE, bạn có thể quản lý tất cả thông tin liên quan đến công việc mà nhân viên đang phụ trách: số lượng công việc đang phụ trách/hỗ trợ, thời gian giao, deadline công việc, thời gian hoàn thành, đầu việc đang bị chậm,… Nhờ đó quản lý và phân bổ công việc hợp lý cho mỗi cá nhân trong phòng, đề ra phương án khắc phục, cải thiện để giúp nhân viên làm việc thoải mái hơn.
2. Đánh giá thiếu công bằng
Đánh giá năng lực nhân viên thiếu tính công bằng và khách quan gây ra nhiều bất mãn
Cũng xuất phát từ vấn đề quản lý công việc ở trên, do không nắm rõ được tất cả công việc và khối lượng mà nhân viên đang phụ trách, chỉ nhìn vào kết quả báo cáo và nhận xét cuối tháng/năm, khiến lãnh đạo nhiều khi đưa ra những đánh giá thiếu tính công bằng.
Ví dụ như thông thường bạn nhìn vào kết quả nhân viên A có ⅘ công việc đạt chỉ tiêu trong khi nhân viên B lại chỉ hoàn thành ⅗ số công việc được giao và mặc nhiên cho rằng nhân viên A làm việc tốt hơn nhân viên B.
Nhưng thực tế bạn lại không biết được ngoài 5 công việc được giao thì B còn phải làm nhiều công việc hỗ trợ khác. Ngoài ra, mặc dù cùng là 5 công việc được giao nhưng có thể công việc của B nặng hơn, phải giải quyết nhiều vấn đề phát sinh hơn. Hoặc như nếu A có ⅘ công việc đạt nhưng chỉ hoàn thành ở mức trung bình trong khi B lại làm xuất sắc ⅗ công việc được giao thì việc đánh giá chủ quan của bạn sẽ dễ làm mất lòng nhân viên, khiến họ cảm thấy năng lực không được đánh giá đúng.
Do đó doanh nghiệp cần một phần mềm như WEONE để quản lý toàn bộ quy trình giao – nhận việc của nhân viên từ khi giao đến khi hoàn thành để lãnh đạo có cái nhiều bao quát, khách quan và đánh giá chính xác hơn về năng lực của nhân viên trong công ty. WEONE sẽ giúp kiểm soát toàn bộ công việc mà nhân sự được giao cũng như những biến động, điểm tắc nghẽn kịp thời trong quá trình nhờ đó đưa ra những đánh giá chính xác nhất về năng lực của nhân sự.
3. Quy trình lộn xộn và văn hóa đổ lỗi
Quy trình làm việc lộn xộn dẫn đến tình trạng tắc nghẽn luồng công việc giữa các phòng ban
Công tác phối hợp công việc giữa các phòng ban liên tục gặp trục trặc dường như đã trở thành vấn đề thâm căn, ăn sâu bén rễ vào nhiều tổ chức.
Các công việc không được phân công rõ ràng, nhiệm vụ không được thống nhất từ đầu, không nắm được quy trình chuyển giao cụ thể là những nguyên nhân chính khiến các phòng ban thường xuyên tranh cãi khi làm việc cùng nhau.
“Đầu việc này không phải do phòng em phụ trách”, “ Do ban kia gửi thống kê muộn nên bọn em mới bị chậm deadline”, “Bộ phận kia làm sai quy trình”,….
Bạn có thấy những câu nói này quen thuộc không? Đây là câu chuyện thường gặp ở doanh nghiệp do không thể quản lý minh bạch trục làm việc liên thông của các bộ phận. Đa số nguyên nhân là do mỗi phòng ban làm việc trên một phần mềm khác nhau, việc trao đổi không thống nhất trên một nền tảng. Do đó khi gặp vấn đề, cấp trên không nắm được lỗi thực sự là do ai, nguyên nhân dẫn đến vấn đề là gì.
Phần mềm WEONE giúp doanh nghiệp của bạn quản lý công việc dễ dàng hơn
WEONE sẽ giúp doanh nghiệp bạn quản lý công việc dễ dàng hơn nhờ quản lý hoạt động của tất cả các phòng ban trên một nền tảng làm việc thống nhất. Nó hoạt động như một trung tâm dữ liệu lưu trữ tất cả các quy trình kinh doanh và là công cụ duy nhất để quản lý khối lượng công việc của nhân viên.
Lãnh đạo có thể giao việc cho mỗi phòng ban trực tiếp trên hệ thống kèm deadline hoàn thành, join các thành viên/phòng ban cùng thực hiện vào luồng công việc đã giao Mọi báo cáo, tiến độ công việc sẽ được hiển thị ngay trên hệ thống (ai/bộ phận nào đang làm phần nào, tiến độ đến đâu, bước này do ai phụ trách,…) giúp nhân viên và quản lý chủ động hơn, đồng thời giúp công việc được tiến hành nhịp nhàng hơn, tránh tình trạng đổ lỗi cho nhau. Mỗi thay đổi trong quy trình hay vi phạm sẽ được gửi cảnh báo trên hệ thống.
4. Những đề xuất sáng tạo không được khuyến khích
Những đề xuất sáng tạo không được khuyến khích trong doanh nghiệp
Những nhân viên thực sự có năng lực sẽ luôn tìm cách cải thiện công việc của họ để tốt hơn. Những đề xuất của họ có thể sẽ đem lại những thay đổi bất ngờ giúp doanh nghiệp phát triển tốt hơn.
Tuy nhiên nếu doanh nghiệp của bạn quá cứng nhắc, lãnh đạo luôn cho rằng mình đúng, không cho phép nhân viên thay đổi bất kỳ điều gì trong công việc hay quy trình đã áp dụng bấy lâu nay thì sẽ khiến nhân viên cảm thấy bị tù túng, không được tự do thể hiện sức sáng tạo của bản thân.
Là một người thông minh, chắc hẳn rằng nhân viên của bạn sẽ lựa chọn môi trường phù hợp hơn giúp họ được thỏa sức thử thách, không ngừng nâng cao giới hạn của bản thân. Để giữ chân nhân viên ở lại doanh nghiệp của mình thì một nhà quản lý giỏi nên nắm rõ được những điều quan trọng ở trên và tìm hướng khắc phục kịp thời. Đừng để nghĩa suy nghĩ chủ quan cá nhân là mất đi những người tài của công ty và cũng đừng ngại ứng dụng các công nghệ mới để năng cao hiệu quả, chất lượng công việc cho nhân viên của bạn.