Trường đại học là nơi tập hợp đội ngũ các nhà khoa học hàng đầu, trong khi doanh nghiệp có thế mạnh trong nắm bắt thị trường, đầu tư và triển khai thương mại hóa để giải quyết những bài toán thực tiễn của đất nước . Do vậy, hợp tác đại học – doanh nghiệp được coi là mô hình kết hợp nghiên cứu và sản xuất – kinh doanh thành công trong xu hướng phát triển kinh tế hiện nay.
“Chìa khóa” phát triển công nghệ mới
Hợp tác giữa đại học – doanh nghiệp luôn là xu hướng phổ biến trên thế giới. Tại các quốc gia phát triển, hầu hết những cải tiến công nghệ mang lại hiệu quả kinh tế đều liên liên quan tới các trường đại học thông qua các hoạt động chia sẻ tri thức, nghiên cứu và phát triển (R&D) và chuyển giao công nghệ với các doanh nghiệp.
Các tập đoàn và doanh nghiệp lớn trên thế giới thường quan tâm và có chiến lược trong R&D, đổi mới sáng tạo. Để thực hiện các chiến lược này, doanh nghiệp thường lên kết với các đại học có năng lực nghiên cứu để kết hợp giữa nghiên cứu và triển khai. Một trong những doanh nghiệp lớn đã chủ động đầu tư vào R&D phối hợp cùng với các trường đại học từ rất sớm là Công ty IBM. Ngay từ năm 1956, phòng thí nghiệm Zurich đã được thành lập, trực tiếp tổ chức và tham gia vào rất nhiều dự án hợp tác với các trường đại học trong toàn châu Âu.
Không chỉ trên thế giới, ở Việt Nam, hợp tác giữa đại học và doanh nghiệp được Đảng và Nhà nước quan tâm mạnh mẽ trong những năm trở lại đây. Đại học Quốc gia Hà Nội là một trong những đơn vị đi đầu cả nước triển khai hiệu quả về việc liên kết chặt chẽ cùng doanh nghiệp. Trường đã thiết lập quan hệ đối tác và ký kết thỏa thuận hợp tác với 33 địa phương, Bộ, ngành, doanh nghiệp trong nước và hơn 470 đối tác quốc tế là các cơ quan tổ chức quốc tế, các trường đại học và các doanh nghiệp nước ngoài. Đồng thời, thành lập nhiều CLB gắn kết cựu sinh viên nhà trường để chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn giữa các thế hệ.
Đưa nghiên cứu khoa học gần hơn với thực tiễn
Trong số các lĩnh vực, đặc biệt là nhóm công nghệ đã có những mô hình hợp tác và triển khai với các doanh nghiệp làm ra các kết quả đa dạng, nhận được nhiều sự quan tâm. Tiêu biểu, trong khuôn khổ Ngày hội xúc tiến đầu tư 2022 diễn ra ngày 10/12/2022 tại Hòa Lạc, ĐHQGHN đã ký kết 25 biên bản ghi nhớ hợp tác công tư với các đối tác lớn, bao gồm nhiều đơn vị công nghệ lớn tại Việt Nam trong đó có công ty FSI.
Tại Chuyên đề Chuyển đổi số và Trí tuệ nhân tạo, các nhà khoa học, đối tác doanh nghiệp đã trao đổi, thảo luận các cơ hội hợp tác, đầu tư vào dự án ĐHQGHN tại Hòa Lạc.
FSI là một đơn vị đã có kinh nghiệm triển khai hơn 5500 dự án công nghệ, chuyển đổi số trọng điểm cho nhiều doanh nghiệp, tập đoàn, khối bộ ngành như hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, hệ thống sản xuất, cấp và quản lý căn cước công dân,…. Với hơn 15 năm kinh nghiệm, FSI thấu hiểu nhu cầu và những vấn đề tổ chức gặp phải trên hành trình Chuyển đổi số, để từ đó đưa ra các giải pháp đáp ứng đúng yêu cầu của khách hàng với khả năng tùy biến linh hoạt theo thực tế.
Việc ký kết hợp tác giữa FSI với trường ĐHQGHN góp phần nâng cao chất lượng nghiên cứu và đào tạo sát với nhu cầu thực tiễn. Qua đó cũng giảm thiểu cháy máu ngoại tệ khi phải gửi nhân sự ra nước ngoài đào tạo, nghiên cứu.
Hoạt động ký kết hợp tác giữa ĐHQGHN với doanh nghiệp là hết sức cần thiết và có ý nghĩa. Điều này giúp sinh viên và nhà nghiên cứu của trường hiểu rõ hơn về những nhu cầu thiết thực của thị trường, để từ đó đưa ra những dự án, sản phẩm phù hợp, giải quyết tối đa những bài toán mà đất nước đang gặp phải. Từ đó, củng cố, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân Việt Nam, khẳng định năng lực công nghệ Việt Nam trên bản đồ công nghệ thế giới.