Doanh nghiệp tư nhân là gì?
Khái niệm về doanh nghiệp tư nhân đã ra đời để giải đáp những thắc mắc xung quanh câu hỏi doanh nghiệp tư nhân là gì. Theo đó, doanh nghiệp tư nhân được hiểu là loại hình doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và người này phải chịu trách nhiệm toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
Những đặc điểm của một doanh nghiệp tư nhân.
Những đặc điểm của một doanh nghiệp tư nhân.
1. Doanh nghiệp tư nhân do một cá nhân làm chủ.
Khác với các doanh nghiệp chủ sở hữu, doanh nghiệp tư nhân không xuất hiện sự góp vốn từ bên ngoài. Do đó nguồn vốn của một doanh nghiệp tư nhân chủ yếu xuất phát từ tài sản của một cá nhân duy nhất.
2. Quan hệ sở hữu quyết định và quan hệ quản lý trong doanh nghiệp tư nhân
Về mặt luật pháp, chủ của doanh nghiệp tư nhân là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đó. Thêm vào đó, doanh nghiệp tư nhân cũng chỉ có một chủ sở hữu duy nhất, vậy nên chủ Doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định trong tổ chức cũng như tự quyết định quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân đó.
3. Quan hệ sở hữu vốn trong doanh nghiệp tư nhân
Phải biết rằng nguồn vốn ban đầu của doanh nghiệp tư nhân xuất phát từ tài sản tư của chủ doanh nghiệp. Vì vậy, không có bất cứ giới hạn nào giữa phần vốn và tài sản đưa vào kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân và phần còn lại thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp. Cũng vì vậy sẽ không có sự tách bạch tài sản của doanh nghiệp tư nhân với tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân đó.
4. Phân phối lợi nhuận đối với doanh nghiệp tư nhân
Việc chia lợi nhuận sẽ không áp dụng đối với loại hình doanh nghiệp tư nhân bởi loại hình doanh nghiệp này chỉ có một chủ sở hữu duy nhất. Cũng do vốn của doanh nghiệp tư nhân cuất phát từ tài sản của chủ doanh nghiệp nên toàn bộ lợi nhuận trong quá trình hoạt động sẽ thuộc về người chủ này.
Song, mặc dù không phải phân chia lợi nhuận nhưng nó cũng đồng nghĩa với việc chủ của doanh nghiệp tư nhân tự phải gánh chịu toàn bộ rủi ro có thể gặp phải trong quá trình kinh doanh.
5. Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân
Một pháp nhân phải có tài sản riêng, tức là phải có sự tách bạch rõ ràng giữa tài sản của pháp nhân đó với những người tạo ra pháp nhân. Doanh nghiệp tư nhân tư nhân phải chiu sự ràng buộc tài sản với chủ doanh nghiệp và không có sự độc lập về tài sản. Chính vì vạy mà tài sản của Doanh nghiệp tư nhân không có sự độc lập trong quan hệ với tài sản của chủ Doanh nghiệp tư nhân.
6. Trách nhiệm của chủ doanh nghiệp tư nhân
Do không có sự độc lập về tài sản và cũng là chủ duy nhất của Doanh nghiệp Tư nhân nen chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm vô hạn trước mọi khoản nợ trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp
Theo đó, người chịu trách nhiệm trước mọi rủi ro của Doanh nghiệp sẽ phải chịu trách nhiệm vô hạn. Doanh nghiệp tư nhân không chỉ chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của Trong trường hợp vốn đã đăng ký không đủ, người chủ doanh nghiệp tư nhân còn phải chịu bằng toàn bộ tài sản của mình.
Ưu điểm và nhược điểm của Doanh nghiệp tư nhân
Nhược điểm
• Chủ của doanh nghiệp tư nhân luôn phải chịu rủi ro cao do có trách nhiệm vô hạn bằng tài sản của mình trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
• Chủ của doanh nghiệp đầu tư vẫn phải chịu toàn bộ trách nhiệm trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cho dù có thuê giám đốc quản lý doanh nghiệp.
Ưu điểm
• Chủ của doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến doanh nghiệp do loại hình doanh nghiệp này chỉ có một chủ sở hữu duy nhất.
• Do chế độ trách nhiệm vô hạn như một đảm bảo cho đối tác kinh doanh cũng như các tổ chức tín dụng hợp tác với doanh nghiệp nên doanh nghiệp tư nhân ít bị ràng buộc bởi quy định pháp luật
• Chế độ trách nhiệm vô hạn của doanh nghiệp tư nhân tạo ra sự tin tưởng cho đối tác và khách hàng của doanh nghiệp.
• Cơ cấu tổ chức doanh nghiệp đơn giản, gọn nhẹ.
Thủ tục cần để mở doanh nghiệp tư nhân
Nhà đầu tư cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm đặt tên doanh nghiệp, địa điểm đặt trụ sở đặt doanh nghiệp, lựa chọn ngành nghề kinh doanh, vốn điều lệ khi muốn thành lập doanh nghiệp tư nhân.
Dưới đây là những vấn đề mà người chủ doanh nghiệp tư nhân cần thực hiện trong giai đoạn chuẩn bị hồ sơ thành lập doanh nghiệp
Lựa chọn tên doanh nghiệp
Tên tiếng việt:
• Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong trong bản chữ cái tiếng việt, các chữ F, Z, J, W, chữ số và ký hiệu.
• Loại hình doanh nghiệp tư nhân: được viết là “Doanh nghiệp tư nhân” hoặc “DNTN”
Tên bằng tiếng nước ngoài:
Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài được dịch từ tiếng việt sang, một trong những tiếng nước hệ chữ La – tinh. Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của doanh nghiệp tư nhân có thể giữ nguyên hoặc dịch sang tiếng nước ngoài với nghĩa tương ứng.
Vấn đề lựa chọn trụ sở
Khi thành lập doanh nghiệp, người chủ cần ghi rõ trụ sở chính của doanh nghiệp. Chủ sở của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc của doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ xác định gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh thành phố trực thuộc trung ương, số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).
Lựa chọn ngành nghề kinh doanh khi thành lập
Doanh nghiệp lựa chọn ngành nghề kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam được ban hành kèm theo Quyết định số 27/2018/QĐ – TTg ngà 06 tháng 07 năm 2018 để ghi ngành, nghề kinh doanh trong Giấy đề nghi đăng ký doanh nghiệp.
Đối với những nghành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì ngành, nghề kinh doanh được ghi theo ngành, nghề quy định tại các văn bản quy phạm đó.
Đối với những ngành, nghề đầu tư kinh doanh không có trong hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam nhưng được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì ngành, nghề kinh doanh được ghi theo ngành, nghề quy định tại các văn bản quy phạm đó.
Đối với những ngành, nghề kinh doanh không có trong hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam và chưa được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác sẽ do cơ quan đăng ký kinh doanh suy xét và tiếp nhận
Vốn điều lệ của doanh nghiệp tư nhân
Một khác biệt của doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp này không có vốn điều lệ. Vốn đăng ký kinh doanh của chủ doanh nghiệp tư nhân được gọi là vốn đầu tư, do chủ doanh nghiệp tự đăng ký. Chủ của doanh nghiệp tư nhân có nghĩa vụ đăng ký chính xác tổng số vốn đầu tư, trong đó nêu rõ số vốn bằng đồng Việt Nam, vàng ngoại tệ tự do chuyển đổi và các tài sản khác. Đối với vốn bằng tài sản khác thì cần phải ghi rõ loại tài sản, số lượng và giá trị còn lại của mỗi loại tài sản.