Ngày 23/12/2021, FSI vinh dự là nhà tài trợ kim cương đồng hành cùng Hiệp Hội Tin Học và Hội Nhà Báo TP.HCM tổ chức buổi tọa đàm “Báo chí chuyển đổi số để phát triển bền vững”. Tham dự tọa đàm có khoảng 80 đại biểu, lãnh đạo cơ quan đại diện Bộ TT&TT , Sở Thông tin truyền thông TP.HCM, Hội nhà báo TPHCM, Hội Tin học TP.HCM và lãnh đạo các cơ quan báo chí
Chuyển đổi số Báo chí – Xu thế tất yếu của thời đại
Theo báo cáo Triển vọng Báo chí Toàn cầu 2020 – 2021 của WAN-IFRA (Hiệp hội Báo chí thế giới), khẳng định một cách chắc chắn rằng có đến 44% tòa soạn trên khắp thế giới đang đưa việc tăng tốc chuyển đổi số trở thành ưu tiên hàng đầu và rằng chính việc tăng tốc chuyển đổi số sẽ giúp các tòa soạn không chỉ đứng vững mà còn phục hồi tốt sau đại dịch.
Tuy nhiên, chuyển đổi số nên bắt đầu từ đâu, dùng sản phẩm gì, giải pháp nào, bằng cách nào cho phù hợp, hiệu quả với mô hình, trang thiết bị vật lực, tiềm lực của từng tòa soạn, là điều không hề là điều đơn giản. Đây thực sự đang là bài toán lớn của các tòa soạn, cơ quan báo chí đa phương tiện
Xuất phát từ thực tế đó, Hiệp Hội Tin Học và Hội Nhà Báo TP.HCM tổ chức chương trình tọa đàm: “Báo chí chuyển đổi số để phát triển bền vững” diễn ra ngày 23/12/2021 tại VP. Hội Nhà Báo TP. HCM, số 255 Trần Hưng Đạo, Q1, TP.HCM. Tọa đàm hướng đến mục tiêu tìm kiếm những giải pháp mang tính đột phá và khả thi về chuyển đổi số với các cơ quan báo chí trong bối cảnh mới, góp phần nhìn rõ thực trạng và thách thức chuyển đổi số trong các cơ quan báo chí của TP.HCM.
Những góc nhìn, xu hướng và giải pháp của FSI hỗ trợ chuyển đổi số cho các cơ quan báo chí Việt Nam
Chuyển đổi số trong lĩnh vực báo chí trước hết chính là việc sử dụng các công cụ, giải pháp công nghệ số để đổi mới mô hình, cách thức tác nghiệp, sản xuất và phân phối nội dung theo hướng tối ưu hóa mô hình tổ chức hoạt động của các cơ quan báo chí. Hay nói cách khác, đây chính là hoạt động ứng dụng công nghệ số để làm mới quy trình truyền thống trong sáng tạo và phân phối cũng như hưởng thụ các sản phẩm và dịch vụ báo chí.
Để thực hiện bước chuyển này, các đơn vị phải thực hiện số hóa thông tin liên quan đầu vào của hoạt động báo chí và số hóa các quy trình tác nghiệp. Cụ thể, các đơn vị báo chí cần chuyển đổi thông tin trên giấy, form, hình ảnh và các quy trình thủ công thành định dạng “số”, từ đó giúp các bên liên quan như phóng viên, biên tập viên… có thể dễ dàng thu thập, truy cập dữ liệu mọi lúc mọi nơi, đồng thời mọi quy trình viết bài, đăng bài… được tự động hóa, đẩy nhanh tốc độ, năng suất và chất lượng.
Theo ông Nguyễn Hùng Sơn, Tổng giám đốc công ty FSI “Về lâu dài, việc chuyển đổi số làm thay đổi hoàn toàn mô hình hoạt động báo chí: Đem lại sự đột phá toàn diện, ổn định hoạt động báo chí mới dựa trên nền tảng số”
Tùy thuộc vào tình hình thực tế của các cơ quan báo chí mà sẽ có những lộ trình chuyển đổi số khác nhau. Vì vậy để chuyển đổi số thành công, ông Sơn cho biết các cơ quan báo chí nên theo 4 nguyên tắc:
- Thứ nhất, cần xây dựng một chiến lược, kế hoạch chuyển đổi số riêng.
- Thứ hai, cần phân tách các quy trình làm báo của tòa soạn, đánh giá các công đoạn cần tự động hoá để nâng cao hiệu quả hoạt động
- Thứ ba, các tòa soạn cần tìm và ứng dụng bộ công cụ chuyển đổi số phù hợp với phóng viên, biên tập viên để sử dụng trong các quy trình nghiệp vụ nhằm đẩy nhanh hiệu quả hoạt động.
- Và cuối cùng, biết cách phát triển “tòa soạn số” với dữ liệu phong phú, thường xuyên cập nhật dữ liệu trạng thái thời gian thực và áp dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI).. phục vụ công tác biên soạn, phát hành và đo lường dư luận xã hội về những sản phẩm báo chí”
Để đồng hành cùng các cơ quan truyền thông, báo chí, tại sự kiện, FSI đã giới thiệu bộ giải pháp giúp các cơ quan báo chí chuyển đổi hiệu quả bao gồm: Số hóa dữ liệu báo chí; Phần mềm chuyển đổi giọng nói thành văn bản V-IONE; Số hóa quy trình vận hành nội bộ của tòa soạn và Giải pháp Social Listening. Đây là những giải pháp được ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) giúp cơ quan báo chí khai thác và sử dụng dữ liệu hiệu quả trong kỷ nguyên 4.0.
Bộ giải pháp chuyển đổi số ưu việt cho các cơ quan Báo chí, truyền thông
Giải pháp số hóa dữ liệu báo chí
Số hóa dữ liệu báo chí là quá trình chuyển các dạng dữ liệu truyền thống của các cơ quan báo chí như các bản viết tay, bản in trên giấy, hình ảnh… sang chuẩn dữ liệu trên máy tính và được máy tính nhận biết.
Ví dụ, khi làm một bản tin, các phóng viên sẽ cần hình ảnh, file ghi âm, tư liệu liên quan. Nếu như trước đây khi chưa số hóa dữ liệu, có lẽ biên tập viên cần tìm thủ công đến kho lưu trữ, mở lại băng ghi hình, băng ghi âm và các tờ báo in thời kỳ đó. Nhưng nếu được số hoá, biên tập viên chỉ cần vài cú click chuột trên máy tính, truy cập một vài đường link là có thể tìm được tư liệu muốn có.
Với giải pháp số hoá, các ấn phẩm báo chí lưu trữ truyền thống từ trước đến nay sẽ được tạo lập thành kho cơ sở dữ liệu số, giúp phóng viên, biên tập viên thuận tiện trong việc tra cứu, chia sẻ thông tin của tòa soạn và bạn đọc cũng có thể dễ dàng theo dõi các ấn phẩm đã phát hành qua hình thức online trả phí
Tối ưu hóa quá trình sản xuất, biên tập nội dung với Phần mềm chuyển đổi giọng nói thành văn bản V-IONE
V-IONE là sản phẩm hỗ trợ chuyển đổi file âm thanh, file ghi âm sang dạng text để có thể biên tập, chỉnh sửa thuận tiện (Thông thường một file ghi âm 60 phút chỉ cần 6 phút để chuyển đổi). Với khả năng nhận dạng giọng nói tiếng Việt 3 miền Bắc – Trung – Nam đạt độ chính xác tới 98%, V-IONE là công cụ đắc lực cho phóng viên, báo chí trong việc phỏng vấn, thu phát âm thanh, biên tập nội dung,…. Nhờ V-IONE, các phóng viên, nhà báo có thể đưa tin nhanh gấp 5-10 lần so với phương thức truyền thống.
Giải pháp Số hoá quy trình vận hành nội bộ WEONE giúp tối ưu hiệu quả vận hành
WEONE là giải pháp giúp quản lý và điều hành nội bộ tòa soạn tổng thể trên 1 hệ thống, liên kết và vận hành quy trình làm việc, phê duyệt nội bộ một cách tự động, cập nhật báo cáo 24/7
Với ưu điểm nổi bật là số hóa quy trình, số hoá biểu mẫu và quản lý tất cả quy trình thủ tục của đơn vị trên môi trường internet trong một hệ thống duy nhất, đồng thời, tích hợp chữ ký số nội bộ, WEONE giúp giải phóng nhân sự khỏi những tác vụ thủ công trong xử lý quy trình thủ tục như việc trình ký, trình sản xuất tác phẩm, in ấn,… mà không lo những trở ngại về mặt địa lý.
Bên cạnh đó, WEONE có thể tạo kho tài liệu lưu trữ trực tuyến, tập trung dữ liệu trên 1 hệ thống duy nhất, cùng cơ chế phân quyền chi tiết, bảo mật cao và tìm kiếm tài liệu thông minh theo từ khóa giúp các phóng viên, biên tập viên cùng khai thác nhanh chóng, dễ dàng, đẩy nhanh tốc độ sản xuất tin bài.
Giải pháp Social Listening
Đây là giải pháp thu thập phản hồi độc giả từ đó phân tích đo lường trải nghiệm của độc giả đối với từng thông tin, ấn phẩm từ đó giúp cho việc định hướng, nâng cao chất lượng nội dung và trải nghiệm của độc giả. .
FSI luôn mong muốn đồng hành trên chặng đường chuyển đổi số cùng các cơ quan Báo Chí Việt Nam, sẵn sàng hỗ trợ giúp các tòa soạn chuyển đổi mô hình vận hành để cạnh tranh cùng các phương thức truyền thông mới.