Ngày 25/3/2021, Khách sạn Hai Bà Trưng, tỉnh Đắk Lắk, FSI vinh dự được mời tham luận về giải pháp chuyển đổi số cho hội thảo “Chuyển đổi số – Xu hướng tất yếu của sự phát triển” do Bộ Thông Tin Truyền Thông, UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức.
Dưới sự chủ trì của Bộ Thông tin Truyền thông, UBND tỉnh Đắk Lắk, hội thảo được tổ chức với sự tham dự của gần 500 khách mời; các đại biểu là các doanh nghiệp đến từ các tỉnh thành khu vực miền Trung, Tây Nguyên. Hội thảo lần này đóng vai trò quan trọng trong Cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư, là thời cơ để Đắk Lắk bắt kịp, đi cùng và có thể vượt lên về ứng dụng khoa học, công nghệ vào mọi mặt của đời sống xã hội.
Đứng trước thời cơ và thách thức mới, lãnh đạo Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Đắk Lắk quyết tâm chọn chuyển đổi số để thay đổi một cách tổng thể và toàn diện tất cả các khía cạnh của đời sống kinh tế – xã hội, tái định hình cách chúng ta sống, làm việc và liên hệ với nhau.
Có mặt tại Hội thảo lần này, FSI – Top 10 Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, giải pháp Chính phủ điện tử vinh dự là một trong những đại diện doanh nghiệp tham gia tham luận tại phiên thảo luận chuyên đề “Chuyển đổi số đơn giản và hiệu quả” để chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm của mình về chuyển đổi số. Đồng thời kết nối, giới thiệu các giải pháp ưu việt hỗ trợ xây dựng chính quyền và doanh nghiệp số.
Khó khăn thách thức trong xây dựng Chính phủ số tại Việt Nam
Tại phần trình bày của mình, FSI đã đưa ra các nhận định về khó khăn, thách thức trong xây dựng Chính quyền số. Dù Chính phủ đã có nhiều nỗ lực, song so với mặt bằng chung trên thế giới, tốc độ phát triển của Chính phủ số tại Việt Nam còn tương đối thấp.
Theo Báo cáo khảo sát xếp hạng Chính phủ điện tử năm 2020 mà Liên Hợp Quốc vừa công bố, trong số 193 quốc gia được xếp hạng, Việt Nam chỉ đứng ở vị trí thứ 86 – cải thiện 2 bậc so với năm ngoái. Nếu so với các quốc gia châu Á thì vị trí của Việt Nam là 24/47. Còn so với các nước Đông Nam Á, Việt Nam xếp ở vị trí khiêm tốn 6/11.
Một trong những nguyên nhân khiến xếp hạng Chính phủ điện tử của Việt Nam thấp như vậy là do chỉ số thành phần như chỉ số Dịch vụ Trực tuyến (Online Service Index), chỉ số Dữ liệu chính phủ mở (Open Government Data Index) của chúng ta còn bị thấp.
Điều này là do Việt Nam vẫn chưa ứng dụng được triệt để những tiến bộ khoa học – công nghệ vốn có để khai thác, sử dụng, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu các ngành, tiến hành kết nối liên thông, chia sẻ dữ liệu các ngành, các cấp….
Chuyển đối số lấy dữ liệu làm trung tâm
Trong phần trình bày của mình, ông Cao Hoàng Anh – Phó tổng giám đốc FSI nhận định chuyển đổi số bao gồm 3 cấp độ đó là: Số hóa dữ liệu, sáng tạo phương thức hoạt động mới dựa trên công nghệ số và cuối cùng là chuyển đổi sang phương thức hoạt động mới dựa trên công nghệ số. Dù là ở bất cứ cấp độ nào thì dữ liệu luôn được đặt ở vị trí trung tâm, là hạt nhân quan trọng nhất trong chuỗi giá trị chuyển đổi số.
Theo một thống kê, ở Việt Nam 70% dữ liệu vẫn đang tập trung trên tài liệu giấy. Đây là hệ quả của việc lưu trữ thủ công mà lịch sử để lại. Do đó, trong xu thế chuyển đổi số, xây dựng Chính phủ điện tử, các giải pháp số hóa tài liệu thông minh như FSI đang cung cấp, sẽ góp phần rất lớn vào việc thúc đẩy chuyển đổi số Quốc gia.
Cũng theo ông Cao Hoàng Anh, hiện tại, Nhà nước đã tiến hành số hóa nhiều cơ sở dữ liệu liên ngành, tuy nhiên, dữ liệu của Nhà nước phải được đồng bộ thì “bộ não” của Chính phủ điện tử mới có thể vận hành lưu thông. Các dữ liệu cần đồng bộ cần kể đến: CSDL dân cư, CSDL bảo hiểm, CSDL quốc gia, CSDL tài chính, CSDL doanh nghiệp, CSDL các ngành,…. Để đạt được điều đó thì công nghệ chính là yếu tố phụ trợ không thể thiếu.
Đồng thời, trong quá trình hỗ trợ và triển khai chuyển đổi số cho nhiều đơn vị, FSI nhận thấy rằng, mặc dù chuyển đổi số đã được Chính phủ khuyến khích đẩy mạnh mạnh trong những năm gần đây, song hầu hết các đơn vị, doanh nghiệp lại chưa biết cách ứng dụng hoặc ứng dụng nhưng chưa triệt để. Điều này là do đa phần các đơn vị chưa lựa chọn được giải pháp phù hợp, một phần là do họ thường chỉ sử dụng một – hai giải pháp rời rạc nên dữ liệu quản lý không được đồng bộ và không giải quyết được bài toán tổng thể.
Do đó, là một trong số các đơn vị có năng lực công nghệ 4.0 xuất sắc, được mời tham gia tham luận và trình diễn công nghệ tại hội thảo lần này, FSI đã mang đến hệ sinh thái chuyển đổi số bao gồm những sản phẩm chất lượng và tối ưu nhất, giúp giải quyết những bài toán chuyên biệt của đơn vị, doanh nghiệp.
Các sản phẩm, giải pháp của FSI mang đến hội thảo tiêu biểu có thể kể đến như: Phần mềm quản lý tập trung kho dữ liệu số dùng chung cũng như dữ liệu chuyên ngành DAS chuẩn Thông tư 02/2019/TT-BNV và Nghị định 30/2020/NĐ-CP, phần mềm phòng họp không giấy P-IONE theo Nghị định 85/2016/NĐ-CP, công nghệ nhận dạng và bóc tách thông tin tự động IONE, giải pháp định danh điện tử eKyc-IONE, công nghệ chuyển đổi giọng nói sang văn bản V-IONE,…
Chia sẻ thêm về điểm nổi bật trong các giải pháp của FSI, ông Hoàng Anh cho biết tất cả phần mềm, giải pháp kể trên, đều là những sản phẩm Make In Vietnam phù hợp với nhu cầu người Việt, đi vào giải quyết cụ thể bài toán của người Việt – đây là yếu tố mà các giải pháp nước ngoài có thể ít để ý đến, có thể nâng cấp, tích hợp dễ dàng mà không tốn kém nhiều chi phí như so với các phần mềm nước ngoài.
Ví dụ có thể kể đến, tại Việt Nam, hầu như các phần mềm chuyển đổi giọng nói hiện tại đa phần chỉ tập trung vào việc nhận dạng ngôn ngữ nước ngoài, câu lệnh hội thoại máy trong tổng đài chăm sóc khách hàng, nhà thông minh, robot.
Giải pháp Chuyển đổi giọng nói thành văn bản Tiếng Việt V-IONE có thể nhận dạng giọng nói tiếng Việt 3 miền Bắc, Trung, Nam với độ chính xác 98%, cùng khả năng bóc tách các đoạn hội thoại không giới hạn độ dài, nhận diện và phân đoạn được giọng từng người nói, giúp V-IONE đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người Việt.
FSI hy vọng với các giải pháp mới ứng dụng trí tuệ nhân tạo có thể hỗ trợ các khối cơ quan chính quyền và doanh nghiệp trong việc giải quyết các vấn đề bức thiết hiện nay. Thông qua hội thảo, FSI đã có cơ hội giới thiệu những giải pháp công nghệ của mình, khẳng định vai trò là một trong những doanh nghiệp đi đầu về công nghệ trong lĩnh vực Chuyển đổi số.