FSI Tham dự Vietnam ICT Summit 2019
Diễn đàn Cấp cao CNTT-TT Việt Nam 2019 (Vietnam ICT Summit) là diễn đàn chính sách công nghệ quy mô quốc gia và quốc tế do VINASA tổ chức thường niên từ năm 2011, dưới sự bảo trợ của Bộ Thông tin và Truyền thông, cùng sự quan tâm chỉ đạo, tham dự của Thủ tướng Chính phủ. Diễn đàn hàng năm đều đưa ra thông điệp về chính sách, công nghệ, khuyến nghị với Đảng, Chính phủ, các cơ quan quản lý và cộng đồng doanh nghiệp, xã hội nhằm thúc đẩy ứng dụng và phát triển CNTT.
Với mục đích kêu gọi sự đồng thuận hành động của các cơ quan, bộ, ban, ngành, cộng đồng, doanh nghiệp và toàn xã hội cho Chuyển đổi số Quốc gia, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ phối hợp cùng VINASA tổ chức Diễn đàn Cấp cao CNTT-TT Việt Nam 2019. Với chủ đề: “Chuyển đổi số vì một Việt Nam hùng cường”, Diễn đàn dự kiến sẽ có sự tham dự của 800 đại biểu lãnh đạo cấp cao từ các bộ, ban, ngành trung ương và địa phương, các doanh nghiệp, tổ chức trong nước và quốc tế. Đặc biệt, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc dự kiến sẽ tham dự và phát biểu chỉ đạo tại Diễn đàn.
Tham dự diễn đàn lần này, Công ty CP Đầu tư Thương mại và Phát triển Công nghệ FSI – Top 50 doanh nghiệp CNTT hàng đầu Việt Nam đồng thời là nhà cung cấp giải pháp chuyển đổi số hàng đầu Việt Nam, đã được Ban tổ chức tin tưởng mời tham tham luận trực tiếp tại Diễn đàn với chủ đề: “Giải pháp chuyển đổi số trong lĩnh vực cung ứng dịch vụ công”. Đồng thời FSI là một trong các đơn vị đại diện cho ban tổ chức tham gia tọa đàm trả lời trực tiếp các quan khách tham dự về các vấn đề Chuyển đổi số cho cơ quan nhà nước.
Với chủ đề “Giải pháp chuyển đối số trong lĩnh vực dịch vụ công” FSI sẽ mang đến cho quan khách cái nhìn tổng thể về việc chuyển đổi số tại Việt Nam nói chung và tại các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp nói riêng. Đồng thời, đi sâu vào hiện trạng chuyển đổi số tại các lĩnh vực dịch vụ công của Việt Nam ra sao và đưa ra các giải pháp công nghệ ứng dụng trực tiếp vào việc xây dựng các cơ sở dữ liệu (CSDL) quốc gia chuyên ngành .
Các giải pháp công nghệ này do chính FSI nghiên cứu, phát triển dựa trên kinh nghiệm triển khai thực tế và học hỏi từ các mô hình phát triển của các Quốc gia lớn trên thế giới, gồm: Giải pháp số hóa tạo lập cơ sở dữ liệu D-IONE, Hệ thống lưu trữ, quản lý tài liệu và dữ liệu DocEye, Công nghệ nhận dạng và bóc tách thông tin tự động IONE góp phần giải quyết các vấn đề lưu trữ, tạo lập cơ sở dữ liệu lớn (Big Data) và khai thác dữ liệu hiệu quả tại các cơ quan, đơn vị .
Giải pháp số hóa D-IONE là nền tảng giải pháp số hoá tài liệu thông minh được xây dựng theo tiêu chuẩn an ninh thông tin ISO/IEC 27001:2015 nhằm đáp ứng các yêu cầu về: Ứng dụng công nghệ thông tin vào xử lý dữ liệu chất lượng cao, Quản lý thông tin, số liệu hiệu quả, Cung cấp thông tin nhanh chóng và bảo mật, Tiết kiệm thời gian, chi phí vận hành, nâng cao hiệu quả công việc.
Đồng thời, D-IONE giúp tiết kiệm đến 50 % chi phí triển khai, 80% thời gian và nguồn lực so với phương pháp số hóa tạo lập cơ sở dữ liệu truyền thống, đồng thời nâng cao tính an toàn, chính xác và bảo mật thông tin
Với công nghệ nhận dạng và bóc tách thông tin tự động IONE, đây là công nghệ nhận dạng thông tin tự động với độ chính xác cao > 95% giúp việc tạo lập cơ sở dữ liệu lớn (Big Data) trở nên đơn giản, tiết kiệm chi phí hơn nhiều lần so với phương pháp nhập liệu thủ công. Công nghệ này cũng giúp trích xuất thông tin tự động không giới hạn form biểu mẫu, không giới hạn loại tài liệu như: Hồ sơ văn bản, giản đồ, ảnh, chứng minh thư, sổ đỏ,…. Công nghệ tích hợp công nghệ thông minh như cơ chế học máy (Machine learning), AI, IOT,… giúp công nghệ không ngừng cập nhật và nâng cao độ chính xác cho các nghiệp vụ khách hàng riêng biệt.
Các dữ liệu sau khi được tạo lập sẽ được quản lý đồng bộ trên phần mềm quản lý dữ liệu DocEye, giúp các cơ quan, tổ chức thuận tiện sử dụng trong các nghiệp vụ công việc hàng ngày. Đồng thời, DocEye cũng dễ dàng tích hợp với các phần mềm hệ thống sẵn có của tổ chức, để tạo một cơ sở quản lý dữ liệu, nghiệp vụ liên thông và đồng bộ.
Đề án chuyển đổi số quốc gia hiện đang được Bộ TT&TT giao cho Cục Tin học hóa trực tiếp soạn thảo. Theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, Bộ TT&TT sẽ phải trình Đề án này trong tháng 11/2019. Khi được ban hành, Đề án chuyển đổi số quốc gia sẽ là cơ sở, định hướng để các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp xây dựng, triển khai đồng bộ kế hoạch chuyển đổi số của từng lĩnh vực, góp phần thực hiện thành công chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong giai đoạn mới.
Ông Cao Hoàng Anh – Phó tổng giám đốc FSI khẳng định: “Chuyển đổi số trong các doanh nghiệp, tổ chức là một xu hướng tất yếu trong thời đại 4.0. Trong công cuộc chuyển đổi số đó, việc tạo lập cơ sở dữ liệu lớn phục vụ chuyển đổi số thành công là vô cùng quan trọng. Trước mắt, các đơn vị cần khai thác và sử dụng ngay các nguồn dữ liệu đang có. Về lâu dài, cần quy định chuẩn và kiến trúc thống nhất (có giải pháp) trước khi xây dựng các cơ sở quốc gia để có thể kết nối và chia sẻ chúng. Nhiệm vụ của FSI cũng như các đơn vị công nghệ, cần đưa ra các tư vấn, giải pháp đồng bộ để có thể kết nối, khai thác hiệu quả các cơ sở dữ liệu ngành của quốc gia”
Thông tin liên hệ:
FSI – Nhà cung cấp giải pháp chuyển đổi số hàng đầu Việt Nam
Ms. Nguyễn Hồng Hạnh – Ban TT – Marketing
Tel: 094 3311 678- Email: hanhnh@fsivietnam.com.vn