Những thách thức mà tất cả chúng ta phải đối mặt vào năm 2020 đã đưa ra nhiều bài học cho các doanh nghiệp về điều gì là quan trọng nhất khi bước sang 2021. Các nhà lãnh đạo CNTT nên bỏ lại ba điều này để có thể dẫn dắt chuyển đổi số thành công.
Tương lai của chuyển đổi số phụ thuộc vào tầm nhìn của những người lãnh đạo
Năm 2020 đã buộc các CIO và các nhà lãnh đạo doanh nghiệp phải đánh giá lại những gì đã qua, loại bỏ những thói quen, phương thức làm việc cố hữu và nhanh chóng đón nhận sự thay đổi. Đã một năm mà các sự kiện diễn ra quá nhanh để có thể suy ngẫm về hậu quả. Các nhà lãnh đạo buộc phải đưa ra các giải pháp trong thời gian tới.
Với năm 2021 gần đến với chúng ta, mọi kế hoạch đang được gấp rút đề ra, hứa hẹn một năm bùng nổ và phát triển. Nhưng trước khi năm mới bắt đầu, nhà lãnh đạo nên xem lại những gì cần bỏ lại trong năm 2020. Dưới đây là ba điều mà tất cả chúng ta cần phải từ bỏ trong tương lai gần.
Quá chú tâm vào thị trường bên ngoài, đối thủ
Đừng nên quá chú tâm tới đối thủ cạnh tranh mà quên đi khách hàng hay nhân viên của mình
Các doanh nghiệp trong bất kỳ lĩnh vực nào cũng luôn theo dõi sát sao đối thủ cạnh tranh – điều quan trọng là phải hiểu vị trí của bạn trong ngành, “biết mình biết ta, trăm trận trăm thắng”. Nhưng việc đi theo sự dẫn dắt của các đối thủ cạnh tranh trong môi trường kinh doanh hiện tại sẽ chỉ khiến bạn mất tập trung khỏi những gì công ty thực sự cần. Sự chú tâm đó nên được dành nhiều hơn cho khách hàng và nhân viên của bạn.
Thị trường ngày càng rộng mở; mức độ cạnh tranh ngày càng tăng, khách hàng cũng ngày càng có nhiều sự lựa chọn hơn. Các ưu tiên của họ đã thay đổi. Giãn cách xã hội, sự dè dặt nơi đám đông, sự nhạy cảm trước những ca lây nhiễm mới, 2020 là năm mở đầu cho cuộc đại di cư lên nền tảng số của những con người khát khao sự kết nối. Kéo theo đó, không chỉ thay đổi về cách tương tác giữa bạn bè, đồng nghiệp, hành vi và phương thức giao tiếp giữa thương hiệu và khách hàng cũng có sự biến đổi lớn: trở nên khó chiều hơn, đòi hỏi hơn, muốn mọi vấn đề được giải quyết nhanh hơn!
Điều quan trọng là phải lắng nghe khách hàng của bạn, hiểu họ và tăng trải nghiệm của họ một cách cẩn thận và đồng cảm, phản hồi bằng các chương trình, giải pháp và chính sách mới đáp ứng các nhu cầu cấp thiết.
Các công ty lấy khách hàng làm trung tâm có lợi nhuận cao hơn 60% so với các công ty không tập trung vào khách hàng. Các tổ chức thể hiện sự tận tâm với khách hàng của họ trong thời gian thử thách sẽ giành được sự tin tưởng của họ trong một thời gian dài.
Sự quan tâm tương tự cũng nên được dành cho nhân viên. Từ những ngày đầu tiên của đại dịch, nhân viên của bạn đã buộc phải giải quyết những lo lắng về sức khỏe cá nhân, các vấn đề gia đình, kinh tế không chắc chắn và sự biến động trong thói quen hàng ngày với công việc ở nhà và đi học ở xa. Họ cần được nhận sự đồng cảm, hỗ trợ và sẻ chia.
Năm 2020 đã buộc các tổ chức phải xem xét kỹ lưỡng nội bộ và ít tập trung hơn vào các yếu tố bên ngoài như đối thủ cạnh tranh. Vấn đề văn hóa doanh nghiệp và nhân viên trở thành thách thức lớn nhất với các nhà lãnh đạo. Nghiên cứu cho thấy rằng các công ty có nhân viên gắn bó tốt hơn đối thủ tới 147%. Tập trung vào việc trở thành người giỏi nhất trong những lĩnh vực này, cung cấp cho khách hàng và nhân viên của bạn sự hỗ trợ sáng tạo và nhất quán.
Kế hoạch năm
Việc lập kế hoạch thường xuyên sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng thích ứng trước những sự thay đổi.
Khi bạn có sự chuẩn bị kỹ càng, bạn đã thành công một nửa rồi. Tuy nhiên, trong bối cảnh này, sự chuẩn bị ấy không phải theo chu kỳ năm truyền thống. Thị trường cạnh tranh ngày càng cao, điều đó có nghĩa là các nhà lãnh đạo trong toàn tổ chức nên đánh giá kế hoạch không phải theo chu kỳ hàng năm mà là hàng tháng và thậm chí hàng tuần.
Sự nhanh nhạy trong dự đoán và phản ứng với những sự thay đổi là dấu hiệu của một doanh nghiệp biết cách tiến hành kinh doanh trong thời hiện đại.
Việc lập kế hoạch thường xuyên cho phép các công ty có thể tối ưu hoạt động kinh doanh, có khả năng thích ứng với thị trường. Rõ ràng là những gì mà các nhà lãnh đạo doanh nghiệp nghĩ rằng họ có quyền kiểm soát có thể bị lấn át hoàn toàn bởi các yếu tố khách quan nào đó. Các nhà lãnh đạo cần phải sẵn sàng đánh giá dự đoán tất cả các tình huống và điều chỉnh kế hoạch thường xuyên hơn.
Các doanh nghiệp cần phải lặp đi lặp lại thường xuyên việc lập kế hoạch, tăng khả năng thích ứng, nhanh nhẹn để họ có thể dễ dàng xoay vòng trước khi đi quá xa vào một con đường mà đặc biệt nếu đó là con đường thất bại.
Sợ tốc độ
Nếu sợ tốc độ, doanh nghiệp của bạn sẽ mãi ở lại phía sau
Các nhà lãnh đạo công nghệ và CNTT nhận thức sâu sắc rằng đại dịch đã kích thích, đẩy nhanh mọi kế hoạch – đặc biệt là chuyển đổi số và nỗ lực tự động hóa các hoạt động tại văn phòng. Không còn chỗ để phải thận trọng hoặc chậm trễ; đã đến lúc buộc các quá trình này diễn ra.
Sáng kiến này phải cho thấy lợi ích trong năm mới. Các tổ chức phải liên tục tìm ra những cách thức mới để số hóa và tối ưu hóa. Đưa ra yêu cầu bắt buộc phải tập trung lại vào khách hàng, các công ty nên tập trung vào hành trình của khách hàng kỹ thuật số và ý nghĩa của nó đối với các chiến lược chuyển đổi. Ngân sách, áp dụng đám mây, chuyển đổi văn phòng, các con đường quan trọng và văn hóa doanh nghiệp đều phải phản ánh một tiến trình nhanh chóng.
Tốc độ là điều cần thiết – nếu không có nó, các công ty có nguy cơ bị bỏ lại phía sau.
Một điều quan trọng nữa là chú trọng vào việc thu thập và phân tích dữ liệu. Các nền tảng lập kế hoạch đang phát triển một cách chóng mặt, thông qua AI và học máy, phân tích một lượng lớn dữ liệu trong thời gian gần thực để hiểu nhanh hơn và xác định ngay lập tức các bất thường của dữ liệu.
Phân tích liên tục và lập kế hoạch liên tục là cần thiết để có thể đạt được lợi ích trong quá trình chuyển đổi kỹ thuật số. Khi bạn được trang bị công nghệ đám mây hiện đại, bạn có thể nhanh chóng thúc đẩy tốc độ thay đổi mà nơi làm việc của bạn phải đạt được, thiết lập cấp độ khi bạn tiếp tục.
Chuyển đổi số là quá trình tạo nên bước ngoặt của doanh nghiệp. Và năm 2021 được dự đoán sẽ là bước chạy dài trên con đường này. Vì thế, doanh nghiệp nên có một quy trình chuyển đổi số khoa học và sự chuẩn bị cần thiết cho việc này. Mà ở đó việc đầu tiên là từ bỏ những những thói quen cố hữu, những điều có thể giết chết doanh nghiệp của bạn.