Trong khảo sát mới đây của McKinsey, có tới 20% các nhà lãnh đạo nhận thấy thời gian họ dành cho việc ra quyết định đang không được sử dụng hiệu quả. Vậy làm thế nào để các nhà quản lý trong kỷ nguyên 4.0 cải thiện khả năng ra quyết định và đem tới những kết quả kinh doanh, hiệu suất vận hành vượt trội cho doanh nghiệp mình? Cùng khám phá ngay 4 gợi ý tốt nhất được FSI bật mí qua bài viết dưới đây.
Xác minh chính xác nguồn thông tin
Trước khi quyết định, nhà quản lý cần phải xem xét cân nhắc chính xác lại những dữ liệu đầu vào. Nếu thông tin tiếp nhận không chính xác, quyết định sai lầm sẽ ra đời như một quy luật tất yếu.
Trong cuốn sách “Sidetracked” của Giáo sư Francesca Gino – Trường Kinh doanh Harvard, bà đã kể lại câu chuyện từng làm việc với một chuỗi cửa hàng bán lẻ đang cố gắng động viên nhân viên của họ. Bối rối sau một vài nỗ lực không thành công, cuối cùng họ đã thấy kết quả đầy hứa hẹn sau khi quyết định đưa ra các hướng dẫn rõ ràng về hiệu suất mục tiêu bán hàng cũng như tiền thưởng doanh thu hàng tháng.
Sau đó, năng suất các cửa hàng tăng vọt, hầu hết nhân viên đều đạt được mục tiêu của họ và các nhà quản lý sử dụng kết quả tích cực này để đánh giá hiệu suất nhân viên. Tuy nhiên sau khi kiểm tra kỹ hơn, ban lãnh đạo công ty đã nhận ra một sự thật không như mơ ở đằng sau những con số đang tăng trưởng. Họ nhận thấy các nhân viên thường đạt được mục tiêu bán hàng chủ yếu vào tuần cuối cùng của mỗi tháng và số lượng hàng hoá bị trả lại tăng đột biến vào tuần sau khi có tiền thưởng. Về bản chất,mỗi nhân viên đã mua hàng hoá số lượng lớn vào cuối tháng để đạt được doanh số quy định sau đó trả lại ngay sau khi nhận được tiền thưởng.
Các nhà quản lý đã đánh giá nhân viên của họ dựa trên những thông tin không đầy đầy đủ về hành vi và hiệu suất của họ. Bởi vậy, bằng cách xem xét kỹ lưỡng nguồn thông tin, các quyết định đưa ra sẽ trở nên chính xác và khách quan hơn.
Chiêm nghiệm sâu sắc về những quyết định trước đây
Học từ quá khứ để vun đắp tương lai là một trong những yếu tố giúp cải thiện chất lượng quyết định của các nhà quản lý. Suy ngẫm lại về những quyết định trước đây, nhà quản lý sẽ nhận ra yếu tố nào đóng vai trò quan trọng tạo nên những quyết định thành công, yếu tố nào làm nên những quyết định thất bại.
Điều này sẽ giúp họ xem xét nhiều hệ quy chiếu ngoài kết quả hiện tại để đạt được cái nhìn cân bằng về các lựa chọn, đảm bảo các dữ liệu đang được xem xét một cách khách quan. Việc chiêm nghiệm các bài học cụ thể, tìm ra điểm hạn chế khi ra quyết định sẽ khắc phục những yếu kém trong tư duy, cải thiện độ chính xác của các quyết định từ nhà quản lý trong tương lai.
Vượt qua những định kiến và giới hạn của tư duy
Khi nhìn vào cùng một vấn đề, người làm quản lý cần tạo ra sự đa dạng trong góc nhìn để nắm bao quát bức tranh toàn cảnh. Điều này có thể làm xoay chuyển thế giới quan của các nhà lãnh đạo, tuy nhiên chắc chắn sẽ là ngọn hải đăng dẫn lối tới những quyết định sáng suốt hơn.
Một trong những cách thức hiệu quả để vượt qua định kiến và giới hạn của tư duy đó là tiếp xúc với nhiều quan điểm khác nhau để mở rộng hiểu biết. Lấy Satya Nadella, CEO của Microsoft làm ví dụ. Khi đảm nhận vai trò này vào năm 2014, ông nhận ra rằng việc công ty tập trung vào Window và Office đang hạn chế tiềm năng tăng trưởng của công ty. Công ty không chỉ cần một chiến lược mới mà ông còn nhận ra rằng văn hoá doanh nghiệp cũng cần phải phát triển.
Để mở rộng tầm nhìn của công ty, Nadella đã tích cực chiêu mộ nhân tài từ nhiều nơi đến từ nhiều vị trí, hoạt động ở nhiều lĩnh vực công nghệ để tạo sự đa dạng về quan điểm. Ông khuyến khích nhân viên Microsoft lựa chọn thử nghiệm và chấp nhận thất bại dù đó là quyết định đầy tính rủi ro. Bằng cách đưa bản thân và nhân viên của mình vào môi trường tồn tại nhiều quan điểm khác nhau cùng nhiều ý tưởng mới sáng tạo, Nadella có thể biến Microsoft thành một công ty tập trung vào trải nghiệm khách hàng, đổi mới về chiến lược phát triển khi tập trung vào Điện toán đám mây (Cloud) và Trí tuệ nhân tạo (AI).
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người tích cực tìm kiếm, thu thập thông tin, vượt qua định kiến và những giới hạn về tuy duy sẽ có thể đưa ra các quyết định tốt hơn. Như vậy, việc chấp nhận thử nghiệm, rủi ro và tiếp xúc với những ý tưởng mới sẽ giúp các nhà quản lý nâng cao tư duy của nhân viên, vượt qua những giới hạn trước đây của bản thân để đưa ra những quyết định mang tính chiến lược, đột phá.
Cải thiện tốc độ nắm bắt thông tin nhờ số hoá tài liệu
Trong kỷ nguyên 4.0, dữ liệu được sản sinh với một tốc độ chóng mặt, trong khi đó, để có thể cải thiện năng lực ra quyết định, nhà quản lý cần có khả năng cập nhật, truy cập và tổng hợp thông tin nhanh chóng, chính xác. Để cải thiện tốc độ nắm bắt thông tin, nhà quản lý cần triển khai số hoá tài liệu, giải pháp giúp chuyển đổi các tài liệu bản cứng thành dạng điện tử, giúp lưu trữ và quản lý tiện lợi, tập trung và bảo mật cao.
Việc triển khai số hóa tài liệu sẽ giúp doanh nghiệp, tổ chức tạo lập kho lưu trữ dữ liệu số, cho phép đồng bộ dữ liệu cũ và cập nhật dữ liệu mới một cách nhanh chóng. Nhờ vậy, mỗi quyết định của các cấp quản lý, lãnh đạo, chủ doanh nghiệp đưa ra đều dựa trên cơ sở vững chắc từ những thông tin đáng tin cậy, từ đó, nâng cao hiệu quả vận hành doanh nghiệp.
Để số hoá tài liệu đạt kết quả tốt nhất, các tổ chức, doanh nghiệp cần lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ uy tín, giàu kinh nghiệm để tối ưu hoá chi phí, thời gian và nhân lực triển khai. Với hơn 15 năm kinh nghiệm cung cấp giải pháp công nghệ cao, số hóa, chuyển đổi số cho hơn 5500 khách hàng là các doanh nghiệp, tập đoàn lớn trong và ngoài nước, FSI là đơn vị sở hữu năng lực triển khai số hóa tài liệu tổng thể Top 1 thị trường, bao gồm trọn gói từ dịch vụ Chỉnh lý tài liệu – Scan tài liệu – tới Nhập liệu và chuyển đổi dữ liệu phù hợp với doanh nghiệp đa ngành đa quy mô.
Dựa trên quy trình triển khai chuyên nghiệp, cùng đội ngũ 100 chuyên gia, 3500 nhân sự số hóa bài bản, giàu kinh nghiệm, FSI đã và đang đảm nhận thành công nhiều dự án số hóa chứng từ, tài liệu với quy mô hàng trăm nghìn trang, đáp ứng các yêu cầu phức tạp về tính bảo mật và đặc thù riêng của doanh nghiệp.
Các tài liệu sau số hóa được đảm bảo tính chính xác 99,99% với khả năng tích hợp dễ dàng vào các cơ sở dữ liệu sẵn có hoặc các phần mềm hiện hành của doanh nghiệp. Qua đó, nhanh chóng đem lại giá trị kinh tế cho công ty, cải thiện tốc độ nắm bắt thông tin để đưa ra các quyết định mang tính chính xác cao với nguồn dữ liệu đầu vào chất lượng.
Mọi dự án số hóa tài liệu của FSI đều được ứng dụng các công nghệ tiên tiến và tự động hóa cao như OCR, ICR, OMR (giúp tự động nhận diện và trích xuất thông tin) giúp doanh nghiệp tiết kiệm hơn 50% chi phí – nhân sự và 80% thời gian của quá trình triển khai.
Sau quy trình số hóa tài liệu, nhờ sở hữu hệ sinh thái giải pháp chuyển đổi số toàn diện lấy dữ liệu làm trung tâm, FSI hoàn toàn có thể đồng hành cùng các nhà quản lý trên hành trình cung cấp các phần mềm, dịch vụ thiết thực tạo lập kho lưu trữ số dùng chung, lưu trữ tài liệu số khoa học để hỗ trợ tối ưu các quyết định mang tính chiến lược của doanh nghiệp.
Như vậy, để nâng cao khả năng ra quyết định, nhà lãnh đạo cần phải xác định chính xác nguồn thông tin, tập trung dành thời gian chiêm nghiệm về quyết định quá khứ, vượt qua những định kiến và giới hạn của tư duy, cải thiện tốc độ nắm bắt thông tin nhờ số hoá tài liệu. Giữa dòng chảy đầy biến động của thị trường và đối diện với nền kinh tế đang suy thoái, FSI hy vọng những thông tin hữu ích trên sẽ giúp các nhà quản lý có thể đưa ra những quyết định đúng đắn để duy trì sự phát triển của doanh nghiệp.