Nền tảng chuyển đổi số là một phần quan trọng để giúp các doanh nghiệp chuyển mình đón nhận cơ hội, không ngừng phát triển. Những nền tảng ấy hiện nay đang được ứng dụng phổ biến đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhiều đối tượng khách hàng.
Với việc có nhiều hơn các công ty tận dụng sức mạnh của công nghệ để xây dựng các môi trường kinh doanh tốt hơn, câu hỏi được đặt ra không còn là: “Điều gì sẽ xảy ra “nếu” họ ứng dụng chuyển đổi số?” mà sẽ là: “Họ đang chuyển đổi số “nhanh tới mức nào”. Từ cơ sở hạ tầng điện toán đám mây tới phân tích Big Data rồi đến các nguyên tắc quản lý công nghệ thông tin mới và những kỹ năng bán hàng số. Hiện có rất nhiều những công cụ, phương pháp hiện đại làm gia tăng sự bùng nổ của cuộc cách mạng số. Vậy có những nền tảng nào đang biến chuyển đổi số thành một yêu cầu bắt buộc trong công việc? Bài viết dưới đây chính là câu trả lời.
Điện toán đám mây
Điện toán đám mây giúp các công ty xây dựng và triển khai các ứng dụng, quản lý các hoạt động gặp mặt khách hàng và sắp xếp hợp lý các công đoạn về công nghệ thông tin giúp tối ưu chi phí cho các doanh nghiệp cũng như nâng cao tính bảo mật.
Điện toán đám mây phù hợp với nhiều tổ chức với quy mô khác nhau. Chúng được sử dụng trong nhiều hoạt động như sao lưu dữ liệu, khôi phục sau thảm họa, dùng để quản lý email, dùng cho máy tính để bàn ảo, phân tích dữ liệu lớn (Big Data) cùng với các ứng dụng web tương tác với khách hàng, phát triển và kiểm thử phần mềm. Hiện nay điện toán đám mây được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau đặc biệt là trong ngành y học. Các bác sĩ sẽ dựa vào công nghệ này để phác thảo ra các phác đồ điều trị phù hợp nhất cho từng bệnh nhân một cách nhanh chóng. Nhiều những công ty dịch vụ tài chính ứng dụng điện toán đám mây trong việc phát hiện và ngăn chặn việc gian lận về tài chính theo thời gian thực rất hiệu quả.
Số liệu thống kê từ các báo cáo cho thấy có tới:
- 38% các nhà hoạch định công nghệ đang xây dựng các điện toán đám mây cá nhân
- 59% các công ty đang áp dụng điện toán đám mây hỗn hợp
Làm việc từ xa
Giữa lúc tình hình dịch bệnh đang trở nên ngày càng căng thẳng thì các công ty tin tưởng tin tưởng hơn vào tốc độ, sự thuận tiện cũng như tính bảo mật của những công nghệ kết nối từ xa. Họ nhận thấy rằng làm việc từ xa giúp tiết kiệm được đến 31% chi phí không gian văn phòng và nguồn lực. Từ đầu tháng 3/2020, Google chính là một trong những tập đoàn đã đi đầu về chuyển đổi hình thức làm việc. Công ty đã cho phép nhiều bộ phận nhân viên làm việc từ xa. Sau đó hình thức làm việc này được áp dụng chính thức và lâu dài nhằm đảm bảo giãn cách xã hội trong đại dịch. Tiếp sau Google, các ông lớn công nghệ như Microsoft, Facebook, Twitter, Apple… cũng đã lần lượt đã áp dụng làm việc từ xa và có thể biến đây thành mô hình làm việc dài hạn. Đây cũng chính là một nền tảng giúp đẩy nhanh việc ứng dụng công nghệ trong quá trình hoàn thành công việc.
Theo nghiên cứu của nhiều chuyên gia:
- 43% số nhân viên thích làm việc chủ yếu từ xa
- 50% trong số họ cho rằng cách thức làm việc này giúp họ ít có khả năng bỏ việc hơn
Bán hàng số
Khi các cửa hàng đều sử dụng mạng xã hội để tiếp cận các khách hàng tiềm năng. Họ coi đó là cơ hội để giao tiếp với những khách hàng tiềm năng có thể giúp làm tăng doanh thu cho cửa hàng. Do tình hình dịch bệnh nên có tới 2/3 những giao dịch mua sắm được thực hiện online (theo simplilearn). Có một sự thật thú vị rằng với những giao dịch mua sắm trực tuyến, khách hàng thường dễ dàng quyết định mua một thứ gì đó cao gấp 3.6 lần so với hình thức mua sắm truyền thống.
Chính vì những lý do đó mà nhiều những công nghệ hiện đại được ứng dụng trong ngành bán lẻ ví dụ như là các phòng thử đồ trực tuyến, app thử đồ makeup, phần mềm quản lý khách hàng,… Đây chính là một trong những lý do giúp ngành bán hàng số thuận đà phát triển.
Trải nghiệm khách hàng
Các doanh nghiệp hiện đang cải thiện trải nghiệm khách hàng một cách tích cực bằng cách giúp người tiêu dùng dễ dàng tìm những thứ họ muốn hơn qua các công cụ trên web và mạng xã hội. Có khoảng 67% người được hỏi nói rằng họ thích tự phục vụ hơn là nói chuyện với người tư vấn. Bởi vậy nên điều này giúp cho việc nhiều doanh nghiệp, thương hiệu lớn đang nỗ lực chuyển đổi số một cách tích cực. Họ hoạt động nhiều hơn trên mạng xã hội và chú trọng vào hình thức cũng như chất lược dịch vụ tại các cửa hàng ảo trên các sàn thương mại trực tuyến.
Cùng với đó nhiều công nghệ được ứng dụng nhằm phân tích dữ liệu khách hàng nhằm hướng tới việc phục vụ khách hàng tốt hơn. Các chatbot, robot phụ trách tư vấn,… và nhiều công nghệ ấn tượng khác đang dần trở nên phổ biến trong nhiều ngành dịch vụ khác nhau.
Big Data
Big Data được sử dụng để theo dõi những yêu cầu kiểm kê hàng hóa dựa trên những dữ liệu trên mạng xã hội hay các dấu hiệu thời tiết, giúp phòng nhân sự tìm được những ứng viên phù hợp nhất với môi trường làm việc và giúp những người phát triển phần mềm tìm hiểu được những ưu tiên của khách hàng để tạo ra những tùy chỉnh về các sản phẩm. 200 tỷ đô là lợi nhuận thị trường Big Data theo phân tích kinh doanh năm 2020. Bên cạnh đó có tới 62% các công ty có ít nhất một dự án Big Data đang được triển khai.
Big Data hiện đang được ứng dụng đa dạng trên nhiều lĩnh vực khác nhau như: ngành ngân hàng, ngành y tế, ngành bán lẻ,… Cho tới thời điểm hiện tại Big Data đang phát huy tốt sức mạnh của mình trên hành trình chuyển đổi số.
Chuyển đổi số sẽ là những cơ hội cũng như là thách thức để ngày càng phát triển. Doanh nghiệp hiện đại ngày nay có thể nhờ đến các công ty tư vấn chuyển đổi số để có được giải pháp và chiến lược chuyển đổi phù hợp nhất phù hợp với xu thế thời đại.