Chuyển đổi số đã và đang diễn ra nhanh chóng. Hầu hết các doanh nghiệp đều đang mong muốn tiến tới chuyển đổi số thành công nhất và nhanh nhất bởi nó sẽ giúp họ khẳng định thương hiệu của mình hơn. Thế nhưng, có một sự thật là không phải doanh nghiệp nào cũng có thể dễ dàng tiến hành chuyển đổi số vì họ còn đang gặp phải nhiều vấn đề, cụ thể như sau:
- Không có chiến lược chuyển đổi số rõ ràng, cụ thể
Nguyên nhân lớn nhất khi chuyển đổi số thất bại đó là do thiếu chiến lược cụ thể. Nhiều doanh nghiệp chấp nhận tiến hành chuyển đổi số mà lại bỏ qua đi bước cơ bản nhưng quan trọng nhất này. Một chiến lược chuyển đổi số vững chắc sẽ dễ dàng dẫn đến thành công hơn.
![Kế hoạch được coi là kim chỉ nam trên hành trình chuyển đổi số](https://fsivietnam.com.vn/wp-content/uploads/2021/12/078e3327bc2c62763ba359cbbfc2c15f.jpg)
Những chiến lược chuyển đổi số cần bao gồm các thông tin như số vốn chúng ta có thể đầu tư vào việc này, ai sẽ dẫn dắt quá trình chuyển đổi, công việc của ai sẽ thay đổi với các giải pháp kỹ thuật số mới, khung thời gian, thách thức, phân tích đối thủ cạnh tranh, v.v.? Càng chi tiết thì mức độ rủi ro khi thực hiện sẽ được hạ thấp hơn.
- Cơ cấu tổ chức phức tạp, nhiều ý kiến đa chiều
Một cơ cấu tổ chức phức tạp, nhiều người tham gia với nhiều ý kiến khác nhau sẽ gây ra nhiều sự tranh cãi và thiếu tính đồng nhất khi đề xuất cũng như triển khai thực hiện. Khi đề xuất chuyển đổi số, có thể sẽ có những người cảm thấy việc này không cần thiết và gây tốn kém, họ sẽ phản đối và việc thuyết phục những “lá phiếu” này sẽ tốn thêm thời gian hoặc thậm chí kế hoạch sẽ bị hủy bỏ.
- Số vốn doanh nghiệp không đủ để tiến hành chuyển đổi số
“Dự án này sẽ tốn của chúng ta bao nhiêu tiền?” Đây chắc chắn là câu hỏi quan tâm của lãnh đạo khi tiến hành chuyển đổi số vì họ e ngại rằng số vốn bỏ ra không tương xứng với kết quả đạt được, hoặc thậm chí khi kế hoạch đổ vỡ, số vốn đó sẽ coi như biến mất.
Đặt vào áp lực với số tiền lớn như thế của nhà lãnh đạo, hoàn toàn có thể hiểu vì sao các công ty còn băn khoăn khi quyết định tiến hành chuyển đổi số. Và cũng thật không may, chi phí dành cho công nghệ chưa bao giờ là nhỏ. Cần phải rất khéo léo và cân đối đầu tư hợp lý thì mới có thể tránh được rủi ro này.
- Nhiều ý kiến phản đối của nhân sự
Không chỉ riêng những lãnh đạo cấp cao mà nhân sự nhiều khi cũng sẽ có những hành vi mang tính phản đối với các quy trình chuyển đổi số. Nguyên do có thể đến từ việc chuyển đổi số khiến các quy trình phức tạp hơn, chuyển đổi số khiến họ mất thời gian đào tạo và khiến họ cảm thấy mình không còn giá trị sử dụng trong công việc nữa.
![Nếu doanh nghiệp bỏ tiền ra mua công nghệ mà nhân sự không sử dụng, đó có thể là dấu hiệu của thất bại](https://fsivietnam.com.vn/wp-content/uploads/2021/12/640aa5cddc21695aeb2b8a19d7030831.jpg)
Trong trường hợp này, nhà quản lý cần lắng nghe một cách khách quan các quan điểm, suy nghĩ của nhân sự. Nếu cần thiết, cần có những buổi nói chuyện nhằm thuyết phục, khuyến khích nhân sự cùng hợp tác. Mặt khác, nếu những ý kiến của nhân sự là hợp lý, lãnh đạo cần xem xét, điều chỉnh bởi vì họ mới là những người sẽ sử dụng các ứng dụng công nghệ trong doanh nghiệp hằng ngày.
- Công nghệ thay đổi nhanh chóng và vấn đề về bảo mật
Trong vô vàn lý do khiến việc chuyển đổi số của doanh nghiệp thất bại thì công nghệ cũng góp mặt một phần nào trong đó. Không sai khi thừa nhận rằng công nghệ đã và đang hỗ trợ chúng ta rất nhiều và chuyển đổi số là thực sự cần thiết. Tuy nhiên, ngoài giá cả đắt đỏ ra thì cũng còn nhiều vấn đề tồn tại từ phía của công nghệ.
Công nghệ thay đổi rất nhanh chóng và việc cứ đi chạy theo công nghệ không phải là một điều tốt. Nó sẽ tiêu tốn rất nhiều thời gian, tiền bạc, công sức của nhân sự. Chính vì thế, một kế hoạch tốt chỉ ra những giá trị cốt lõi, vấn đề thiết yếu khi đề xuất sử dụng công nghệ sẽ giảm thiểu nguy cơ “chạy đua” thời đại 4.0.
![Cần lưu ý lựa chọn đối tác công nghệ phù hợp](https://fsivietnam.com.vn/wp-content/uploads/2021/12/23a20dd1df79f243a478f8c97a2d5ae3.jpg)
Ví dụ, khi cảm thấy quy trình chăm sóc khách hàng của mình có vấn đề, thứ bạn cần là những hệ thống CRM chứ không phải những phần mềm quản lý nhân sự. Cần cân nhắc kỹ các tính năng, nhu cầu sử dụng.
Ngoài ra, công nghệ cũng không phải chiếc khóa bảo mật 100%, luôn có một xác suất nào đó khiến thông tin của bạn bị rò rỉ bởi các hacker có mục đích xấu. Hãy sáng suốt lựa chọn những địa chỉ cung cấp dịch vụ công nghệ uy tín và an toàn nhất có thể.
Không có thành công nào mà không trải qua khó khăn. Việc chuẩn bị tinh thần cũng như sự linh hoạt trong quản lý, điều chỉnh có thể giúp doanh nghiệp cản trở được những nguy cơ đổ vỡ, thất bại trong chuyển đổi số. Hy vọng bài viết trên đã giúp các doanh nghiệp hiểu được những nguy cơ tiềm ẩn khi tiến hành chuyển đổi số và sớm có những đối sách phù hợp nhất.