Ngày nay, dữ liệu chính là nguồn vốn vô hình của doanh nghiệp. Hiểu được cách khai thác tối đa những tiềm năng ẩn giấu của dữ liệu, doanh nghiệp có thể khám phá được những cơ hội tăng trưởng đột phá và chuyển đổi số thành công. Vậy làm thế nào để doanh nghiệp quản trị dữ liệu hiệu quả trên hành trình chuyển đổi số? Cùng FSI khám phá câu trả lời ngay trong bài viết dưới đây.
Định nghĩa về quản trị dữ liệu
Theo khái niệm từ Viện quản trị dữ liệu Mỹ, quản trị dữ liệu là “một hệ thống phân quyền khai thác dữ liệu, trong đó mô tả ai có thể thực hiện những hành động nào với thông tin nào, khi nào, trong hoàn cảnh nào và sử dụng các phương pháp ra sao.” Còn theo Amazon, quản trị dữ liệu là quá trình tiến hành thu thập, lưu trữ, bảo mật và sử dụng dữ liệu trong một tổ chức.
Như vậy, quản trị dữ liệu là một hệ thống các quy định để xác định rõ đối tượng trong tổ chức để kiểm soát các tài sản dữ liệu và cách sử dụng các tài sản dữ liệu đó. Quá trình này giúp đảm bảo dữ liệu được lưu trữ, sắp xếp, xác định rõ ràng và được sử dụng nghiêm ngặt theo các “giao ước ban đầu”. Một quá trình quản trị dữ liệu được tạo nên từ những từ khóa: Quản trị – Kiến trúc – Chất lượng – Lưu trữ – Bảo mật.
Quản trị dữ liệu tác động tích cực tới hành trình chuyển đổi số doanh nghiệp
Quản trị dữ liệu chính là chìa khóa vạn năng mở ra mọi nút thắt trong vận hành và kinh doanh của nhiều doanh nghiệp. Dễ thấy, nếu làm chủ được “mỏ vàng thế kỷ 21” các nhà lãnh đạo, quản lý và nhân sự ở mọi cấp bậc trong tổ chức đều được hưởng lợi theo cách thức khác nhau.
Cụ thể, dưới đây là một số lợi ích chính từ việc phát triển và đưa hệ thống quản trị dữ liệu vào ứng dụng thực tế:
Đẩy mạnh doanh thu và lợi nhuận
Việc phân tích dữ liệu sẽ cung cấp cho các tổ chức, doanh nghiệp thông tin chuyên sâu về mọi khía cạnh trong hoạt động của doanh nghiệp. Doanh nghiệp tận dụng những thông tin ấy để tối ưu hóa hoạt động kinh doanh, cắt giảm tối đa các khoản chi phí. Ngoài ra, các tổ chức cũng có thể cải thiện việc ra quyết định và lập kế hoạch kinh doanh cụ thể nhờ dự đoán chính xác các tác động trong tương lai đến quyết định. Nhờ vậy, các tổ chức và doanh nghiệp có thể nâng cấp kỹ thuật quản lý dữ liệu vừa tiếp tục hưởng lợi từ dữ liệu trên hành trình chuyển đổi số.
Đồng nhất trong dữ liệu
Các silo dữ liệu thường là một tập hợp dữ liệu thô trong một tổ chức mà chỉ có một bộ phận hoặc nhóm có thể truy cập. Các dữ liệu thô này thường thiếu nhất quán, đôi khi trở thành gánh nặng làm giảm độ tin cậy của kết quả phân tích dữ liệu. Bởi vậy việc quản lý dữ liệu tốt sẽ là nền móng để giúp đồng nhất nguồn dữ liệu này, nâng cấp chất lượng các kết quả phân tích dữ liệu của doanh nghiệp.
Giảm thiểu rủi ro bảo mật
Theo PwC, cứ bốn công ty thì có một công ty trên toàn cầu gặp sự cố rò rỉ dữ liệu. Các cuộc tấn công này có thể gây thiệt hại từ 1 tới 20 triệu USD. Việc quản trị dữ liệu tốt có thể góp phần nâng cao khả năng bảo mật dữ liệu, tăng cường hàng rào phòng thủ và giúp doanh nghiệp vận hành an toàn hơn trên nền tảng số.
Tránh tình trạng thất lạc thông tin, dữ liệu
Doanh nghiệp xây dựng thành công một hệ thống quản lý dữ liệu có thể giúp làm giảm nguy cơ đánh mất những thông tin quan trọng. Với kế hoạch quản lý dữ liệu, các biện pháp đưa ra có thể đảm bảo rằng thông tin sẽ được sao lưu định kỳ và nhân viên có thể truy xuất từ nguồn thứ cấp nếu nguồn chính không thể truy cập được. Khi có sự cố xảy ra thì vẫn có nguồn dữ liệu dự phòng giúp quá trình vận hành không bị gián đoạn.
Cải thiện trải nghiệm khách hàng
Quản trị dữ liệu giúp phân tích sâu dữ liệu khách hàng. Dựa vào đó doanh nghiệp thống kê, lựa chọn các giải pháp phù hợp giúp giải quyết nỗi đau khách hàng. Nhờ quản trị dữ liệu tốt, doanh nghiệp tiếp cận khách hàng nhanh chóng, tận tâm tư vấn đa kênh giúp gây dựng thương hiệu công ty và trải nghiệm khách hàng tốt.
4 cách thức giúp doanh nghiệp quản trị dữ liệu tối ưu, xây dựng nền tảng chuyển đổi số hiệu quả
Thiết lập chiến lược dữ liệu đúng đắn
Việc tiến hành kết nối và khai thác dữ liệu chính là trái tim của tiến trình chuyển đổi số. Một chiến lược dữ liệu tốt sẽ là bước đệm giúp doanh nghiệp quản trị dữ liệu, khai thác và ứng dụng dữ liệu hiệu quả trong hoạt động kinh doanh.
Để thiết lập chiến lược dữ liệu đúng đắn chúng ta cần chú ý:
- Xác định cách thức khai thác dữ liệu hiệu quả
- Xây dựng mô hình phân tích, dự đoán và tối ưu hóa kết quả kinh doanh dựa trên dữ liệu phù hợp
- Định hướng triển khai các hoạt động dữ liệu trong thực tế (phối hợp nhịp nhàng 3 yếu tố: con người, công nghệ, quy trình)
Khi xây dựng chiến lược, lãnh đạo doanh nghiệp cần phân tích khoảng cách giữa hiện tại với mục tiêu tương lai, xác định những lượng dữ liệu thừa, công nghệ không hiệu quả. Sau đó tìm giải pháp thu hẹp khoảng cách như phân tích xử lý dữ liệu, đào tạo nhân viên, tuyển dụng nhân sự mới hay điều chỉnh lại cơ sở hạ tầng.
Xây dựng kho lưu trữ dữ liệu tập trung
Quản trị dữ liệu hiệu quả cần giải quyết được các thách thức của hệ thống cũ, chẳng hạn như những vấn đề liên quan tới kho lưu trữ dữ liệu. Trong nhiều tổ chức, dữ liệu được trải rộng trên nhiều tảng, hệ thống và tài khoản của nhiều phòng ban khác nhau.
Ví dụ: doanh nghiệp có Cloud riêng cho từng bộ phận tài chính kế toán, bán hàng và Marketing. Khi cần tích hợp dữ liệu, điều này có thể khiến doanh nghiệp đau đầu. Dữ liệu bị ẩn, bị rò rỉ khiến việc chia sẻ thông tin thông suốt trong nội bộ trở thành một thách thức lớn.
Để quản trị dữ liệu hiệu quả, doanh nghiệp cần chuyển từ kho dữ liệu phân mảnh thành một hệ thống tích hợp, đồng nhất về hình thức, nội dung vào một kho dữ liệu duy nhất. Trong suốt quá trình này, chúng ta sẽ có cơ hội sửa, xóa, lọc và chuẩn hóa dữ liệu theo nhu cầu kinh doanh của mình.
Việc nhất quán trong quản lý dữ liệu cũng giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình ra quyết định trên hành trình chuyển đổi số.
Hợp nhất dữ liệu ngoại tuyến và trực tuyến
Một trong những tiêu chí chính của quản trị dữ liệu là giúp các doanh nghiệp có thể hợp nhất lượng dữ liệu ngoại tuyến và trực tuyến. Bởi dữ liệu chính là nguồn nhiên liệu thúc đẩy quá trình chuyển đổi số. Nếu dữ liệu bị tách ra riêng lẻ thì đó là gánh nặng trên hành trình doanh nghiệp “thay da đổi thịt”.
Bởi vậy, việc tiến hành hợp nhất hai loại dữ liệu trên sẽ làm phong phú khối tài sản số vô giá của doanh nghiệp Việt. Để căn chỉnh dữ liệu ngoại tuyến và trực tuyến, chúng ta cần suy ngẫm để trả lời những câu hỏi sau:
- Doanh nghiệp hiện đang có những loại dữ liệu nào?
- Hiện đang thu thập dữ liệu gì từ khách hàng?
- Doanh nghiệp đang sử dụng lượng dữ liệu đó như thế nào?
- Dữ liệu ấy cho bạn biết điều gì về khách hàng?
- Doanh nghiệp bạn đang thiếu những loại dữ liệu cần thiết nào?
Quá trình đồng nhất dữ liệu ngoại tuyến và trực tuyến sẽ phục vụ nhu cầu riêng của tổ chức và đảm bảo các sáng kiến chuyển đổi để điều phối thành công, tối đa hóa khoản đầu tư cho chuyển đổi số.
Ứng dụng công nghệ phân tích, xử lý dữ liệu hiệu quả
Để giải quyết triệt để bài toán quản trị dữ liệu hiệu quả, doanh nghiệp cần ứng dụng công nghệ phù hợp trong lưu trữ, thu thập, sắp xếp và quản lý dữ liệu lớn phù hợp. Với kinh nghiệm hơn 15 năm hoạt động trong lĩnh vực chuyển đổi số và vị thế của doanh nghiệp top 10 trong lĩnh vực cung cấp các dịch vụ, giải pháp chuyển đổi số hàng đầu Việt Nam, FSI đã nghiên cứu và phát triển thành công Nền tảng lưu trữ và xử lý dữ liệu lớn toàn diện FSI Data Platform (FDP).
FDP giải quyết được bài toán quản trị dữ liệu gồm thu thập, tổng hợp, lưu trữ và xử lý dữ liệu của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thông qua 4 module: Lưu trữ dữ liệu, Kết nối và tổng hợp dữ liệu, Xử lý dữ liệu, Trực quan hóa dữ liệu.
Nếu doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc thu thập tổng hợp dữ liệu lớn đổ về từ nhiều nguồn khác nhau, module kết nối và tổng hợp dữ liệu của FDP sẽ giúp kết nối và tiếp nhận tất cả các định dạng dữ liệu: cấu trúc, bán cấu trúc, phi cấu trúc. Hệ thống giúp tích hợp, đồng nhất về hình thức, nội dung vào một kho dữ liệu duy nhất.
Trước thách thức khi lưu trữ một khối lượng dữ liệu lớn, module Lưu trữ dữ liệu của FDP sẽ đảm bảo các dữ liệu được an toàn đưa vào hệ thống, phòng ngừa rủi ro nhờ khả năng tự nhân bản khác nhau để lưu trữ trên nhiều máy tính. Ngoài ra, FSI Data Platform sẽ giúp quản trị dữ liệu hiệu quả bởi tính năng xử lý dữ liệu lớn. Hệ thống sử dụng các công cụ xử lý dữ liệu, trực quan hóa tiện lợi bằng các thao tác cấu hình, cho phép xử lý song song trên các máy tính vật lý với lượng dữ liệu lớn và tốc độ cao.
Để tối ưu hoạt động quản trị dữ liệu, FDP còn hỗ trợ tích hợp sẵn các công cụ xử lý trực quan, trình diễn dữ liệu sinh động thông qua hệ thống bảng, biểu đồ, báo cáo nhanh. Nhà quản lý dễ dàng theo dõi, phân tích lượng dữ liệu đầu vào cùng quá trình xử lý dữ liệu.
Như vậy, nền tảng lưu trữ và xử lý dữ liệu lớn FSI Data Platform là sự lựa chọn phù hợp với các doanh nghiệp đang mong muốn tối ưu hóa hoạt động quản trị dữ liệu và đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số.
Dữ liệu đã và đang là một trong những tài sản quý giá nhất của mỗi doanh nghiệp trong kỷ nguyên 4.0. Bởi vậy mỗi tổ chức, doanh nghiệp cần quản trị và khai thác hiệu quả tài sản này để tạo ra sức mạnh cạnh tranh và phát triển bền vững. Với các gợi ý trên đây, FSI hy vọng các nhà lãnh đạo doanh nghiệp thế hệ mới sẽ có thêm nhiều kiến giải quan trọng, nhanh chóng đưa tổ chức của mình chuyển đổi số toàn diện thành công.