Phát triển Chính phủ điện tử (CPĐT) là xu thế tất yếu và là mô hình phổ biến với hầu hết các quốc gia trên thế giới, đồng thời được xem là nhiệm vụ trọng tâm của thế kỷ XXI. Trong đó, việc xây dựng Kho dữ liệu (Datalake) đóng vai trò quyết định thành công của Chính phủ điện tử. Bài viết sau đây sẽ chia sẻ 4 ứng dụng thiết thực của việc xây dựng Datalake đối với Chính phủ!
Sơ bộ về xây dựng Kho dữ liệu số trong Chính phủ
Kho dữ liệu số là gì?
Kho dữ liệu số (Datalake) là khái niệm chỉ mới xuất hiện tại Việt Nam trong vài năm trở lại đây. Định nghĩa phổ biến nhất về Datalake là một kho lưu trữ dữ liệu điện tử tập trung cho phép lưu trữ tất cả dữ liệu có cấu trúc và phi cấu trúc ở bất kỳ quy mô nào.
Kho dữ liệu số cho phép người dùng lưu trữ dữ liệu nguyên trạng mà không cần phải cấu trúc dữ liệu trước, đồng thời, thực hiện các loại phân tích khác nhau để xử lý dữ liệu lớn từ trang tổng quan, trực quan hóa, phân tích thời gian thực và áp dụng học máy để đưa ra các quyết định tốt hơn.
Tại sao cần xây dựng Kho dữ liệu số trong Chính phủ?
Hiện nay, Chính phủ đang cung cấp các gói dịch vụ đến đông đảo người dân như:
- G2C – Chính phủ cung cấp thông tin và dịch vụ cho người dân;
- G2B – Chính phủ cung cấp thông tin và dịch vụ cho doanh nghiệp;
- G2G – Cung cấp thông tin và các dịch vụ liên quan giữa các cơ quan Chính phủ với nhau;
- G2E – Chính phủ cung cấp các thông tin và dịch vụ cho cán bộ, công chức.
Để cung cấp thông tin đầy đủ và dịch vụ tốt hơn đến các nhóm nói trên, CPĐT sử dụng dữ liệu lớn để khám phá các xu hướng và hành vi của mọi người. Cơ sở dữ liệu sẽ được thu thập, xử lý và khai thác để Chính phủ hiểu thói quen, sở thích, nguyện vọng của người dân với sự trợ giúp của mạng di động và mạng xã hội, dựa trên số liệu về việc duyệt web, nhấp chuột, tìm kiếm, bình luận hay lịch sử sử dụng dịch vụ, thanh toán.
Kho dữ liệu số (Datalake) chính là giải pháp giúp thu nhận và lưu trữ dữ liệu lớn hiệu quả, nhằm xây dựng thành công Chính phủ điện tử thông minh, từ đó, cung cấp dịch vụ nhanh hơn, hiệu quả và đáng tin cậy hơn cho người dân.
Cụ thể, lợi ích của Datalake bao gồm:
- Cung cấp và tích hợp hiệu quả tài nguyên của dữ liệu lớn, tích hợp dữ liệu có giá trị trong CPĐT với các quy trình ra quyết định; khả năng tạo ra dữ liệu nhanh hơn;
- Tăng dung lượng lưu trữ và tăng tính khả dụng của các loại dữ liệu khác nhau;
- Nâng cao chất lượng cuộc sống; kiểm soát việc sử dụng tài nguyên CPĐT hiệu quả, nâng cao hiệu quả xử lý và mức độ minh bạch của các giao dịch.
4 ứng dụng quan trọng của việc xây dựng Kho dữ liệu số trong Chính phủ
Kho dữ liệu số được ứng dụng trong xây dựng CPĐT nhằm thực hiện các mục tiêu quan trọng của quốc gia như: tăng cường năng lực, nâng cao hiệu quả điều hành nhà nước của Chính phủ; mang lại thuận lợi cho dân chúng; tăng cường sự công khai minh bạch; giảm chi tiêu công.
Với Data Lake, CPĐT sẽ xây dựng phong cách lãnh đạo mới dựa trên dữ liệu thực tế, cải thiện chất lượng dịch vụ công cho người dân và nâng cao năng lực quản lý điều hành đất nước.
Cụ thể, ứng dụng của Kho dữ liệu số đối với Chính phủ thể hiện rõ nhất ở 4 lĩnh vực:
Điều tra dân số
Ở nhiều quốc gia, việc thống kê đầy đủ về số liệu nhân khẩu học, dân số, địa chính gặp nhiều khó khăn và dần trở nên lỗi thời, dẫn đến thông tin thiếu chính xác. Các yếu tố cơ bản về số lượng dân cư, mức thu nhập thiếu tin cậy vì không có đủ công cụ đo lường.
Mới đây, Trung tâm Mạng thông tin Khoa học Quốc tế đã được Chính phủ Mỹ cấp phép để kết nối với Facebook và tạo nên bản đồ dân số có độ phân giải cao. Trong những năm trở lại đây, việc sử dụng vệ tinh, smartphone và dữ liệu điều tra hộ gia đình cũng được ứng dụng rộng rãi để tạo ra bản đồ dân số quốc gia.
Quản lý giao thông
Từng chỉ là một công cụ dành cho các nhà quy hoạch, kiến trúc sư, kỹ sư hạ tầng, hệ thống thông tin địa lý (GIS – Geographic Information System) đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Nền tảng của công cụ này là việc thu thập thông tin từ nhiều nguồn như vệ tinh, các bản đồ số, kết hợp với phân tích thông tin theo thuật toán.
Tại Thế vận hội Olympic năm 2012 tổ chức ở London, các nhà chiến lược tại Bộ quản lý Giao thông vận tải của thành phố đã tìm hiểu thông tin thời gian thực, nhu cầu, tình trạng giao thông qua GIS để đáp ứng việc vận chuyển 25 triệu chuyến mỗi ngày. Dữ liệu được cung cấp từ GIS đã giúp quản lý tắc nghẽn, đảm bảo an toàn và khuyến khích giao thông xanh, bảo vệ môi trường; cải thiện hiệu suất của hệ thống vận tải.
Quản lý đô thị
Đối với quản lý đô thị, việc triển khai thành phố thông minh (TPTM) cần nhiều sự hỗ trợ từ công nghệ GIS, đảm bảo sự an toàn, phúc lợi, môi trường lao động, học tập và tận hưởng cuộc sống cơ bản của cư dân.
Hiện nay, ngày càng có nhiều thành phố ứng dụng GIS để nắm bắt chi tiết các thông tin của địa phương. Lợi ích của GIS trong quản lý đô thị là:
- Tạo ra các cộng đồng thông minh, phân tích và tìm ra các vấn đề cho cộng đồng;
- Xác định đại diện phù hợp cho quản trị chính quyền, cải thiện việc sử dụng năng lực cơ sở hạ tầng, cải thiện chất lượng cuộc sống;
- Giúp nhà lãnh đạo hình dung ra các tác động không gian của các tình huống và mô hình di cư.
Y tế và các dịch vụ chăm sóc sức khỏe
Mỗi người dân sở hữu hồ sơ số riêng biệt về sức khỏe cá nhân, với các thông tin cá nhân quan trọng, mã số bảo hiểm y tế, tiền sử, bệnh án. Các trạm y tế xã phường triển khai hoạt động quản lý trạm y tế và thông tin của người dân trên môi trường số. Dựa trên nhu cầu thực tế, các cơ sở khám chữa bệnh sẽ thực hiện khám chữa bệnh từ xa dựa trên những thông tin, dữ liệu đã tổng hợp qua Datalake. Bên cạnh đó, các thủ tục, giấy tờ truyền thống rườm rà sẽ thay thế bằng hồ sơ bệnh án điện tử, thanh toán viện phí không dùng tiền mặt và giá trang thiết bị, giá khám bệnh, thuốc sẽ được công khai để người dân dễ dàng theo dõi.
Giải pháp công nghệ giúp khai thác và quản lý dữ liệu lớn hiệu quả – FSI Data Platform
Để ứng dụng dữ liệu lớn hiệu quả, doanh nghiệp bạn cần một chiến lược, cơ chế và công cụ phù hợp cho phép bạn lưu trữ, xử lý, phân tích dữ liệu với số lượng lớn, tốc độ xử lý nhanh.
FSI Data Platform là nền tảng lưu trữ và xử lý dữ liệu lớn toàn diện tới từ FSI, nhà cung cấp giải pháp chuyển đổi số hàng đầu Việt Nam, được phát triển dựa trên công nghệ mở Hadoop và ứng dụng nhiều công nghệ lõi tiên tiến AI, Machine Learning, Deep Learning…
Nền tảng này là công cụ khai thác và quản lý dữ liệu lớn mãnh mẽ, với 4 module chính bao gồm: Lưu trữ dữ liệu; Kết nối và tổng hợp dữ liệu; Xử lý dữ liệu lớn; và Trực quan hóa dữ liệu.
Ưu điểm của hệ thống nằm ở:
- Khả năng lưu trữ tất cả các định dạng dữ liệu, lưu trữ không giới hạn
- Thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau, không phụ thuộc đơn vị quản lý nguồn dữ liệu gốc, không làm ảnh hưởng tới hoạt động hiện hành của các đơn vị liên quan
- Tìm kiếm và truy xuất dữ liệu, thông tin nhanh chóng, sát với thời gian thực
- Phân tích và trực quan hóa dữ liệu, giúp tạo lập các báo cáo theo yêu cầu với độ chính xác và tốc độ cao.
Trên đây là 4 ứng dụng thực tiễn quan trọng của việc xây dựng Kho dữ liệu số (Datalake) trong Chính phủ. Trong tương lai, mô hình kết nối dữ liệu lớn này sẽ được triển khai, nhân rộng để góp phần vào công cuộc xây dựng chính quyền số, mang tới nhiều thành công trên nhiều lĩnh vực của quốc gia.
Liên hệ ngay FSI để nhận tư vấn miễn phí về giải pháp lưu trữ, xử lý dữ liệu lớn toàn diện cho doanh nghiệp:
Website: www.fsivietnam.com.vn
Hotline: 0904 805 255
Tìm hiểu thêm về FSI Data Platform tại đây