Dự kiến trong 10 năm tới, các chương trình chuyển đổi số có thể đóng góp tăng trưởng 1.000 tỷ USD vào tổng GDP, đưa ASEAN trở thành một trong những trung tâm sáng tạo số hàng đầu thế giới. Cùng FSI khám phá ngay các xu hướng chuyển đổi số các doanh nghiệp Đông Nam Á năm 2023 để tạo động lực, vượt vũ môn thành công.
Thực tế chuyển đổi số khu vực Đông Nam Á
Hiện nay, đẩy mạnh chuyển đổi số để phục hồi ASEAN sau đại dịch và nâng cao khả năng cạnh tranh khu vực là một chiến lược quan trọng. Kế hoạch chuyển đổi số của ASEAN đang hướng tới chiến lược đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử. Trong năm 2021, doanh thu tổng giá trị hàng hóa từ thương mại điện tử khu vực Đông Nam Á đạt 174 tỷ USD. Dự báo trong năm 2025, thương mại điện tử ở khu vực Đông Nam Á sẽ tăng lên 360 tỷ USD.
Hơn nữa, trụ cột quan trọng của chuyển đổi số các quốc gia ASEAN là công nghệ điện toán đám mây (Cloud Computing).
Một số quốc gia như Philippines, Singapore hiện đang dẫn đầu khu vực về phát triển dịch vụ điện toán đám mây, thanh toán điện tử với các giao dịch trong thời gian thực tăng mạnh, số hoà toàn bộ giao dịch giấy tờ thương mại và tài chính.
Xu hướng chuyển đổi số các doanh nghiệp ASEAN 2023
Dưới những tác động bất ổn từ nền kinh tế, việc duy trì một doanh nghiệp bền vững, kiên cường ngày càng trở nên khó khăn. Nhìn chung, chuyển đổi số là một trong những giải pháp tối ưu giúp tổ chức, triển khai dịch vụ kỹ thuật số để thúc đẩy lợi nhuận và gia tăng lợi thế cạnh tranh. Dưới đây chính là một số xu hướng chuyển đổi số của các doanh nghiệp ASEAN năm 2023.
Đầu tư vào tự động hoá – làm nhiều hơn, chi phí ít hơn
Trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay, các doanh nghiệp sẽ tích cực đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số nhằm thúc đẩy quá trình tăng trưởng, tiết kiệm chi phí, tối ưu vận hành. Các hệ thống, phần mềm cho phép các tổ chức có thể cô đọng, rút ngắn quãng thời gian chuyển đổi số bằng cách trao quyền cho nhân viên.
Đặc biệt trong năm 2023, việc ứng dụng tự động hoá Low-code và No-code dự kiến sẽ ngày càng phổ biến. Các nền tảng này về bản chất là những phần mềm yêu cầu ít hoặc không yêu cầu kinh nghiệm viết mã. Bởi vậy, chúng sẽ đóng vai trò quan trọng trong các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ và phi công nghệ.
Như vậy, vào năm 2023, dự kiến tại khu vực ASEAN, nhiều doanh nghiệp sẽ tập trung đầu tư và ứng dụng công cụ tự động hoá có nền tảng thấp, không có mã ngày càng nhiều.
Tối ưu nền tảng quản lý vận hành trong doanh nghiệp
Theo Productiv, trung bình một công ty sử dụng khoảng 254 ứng dụng để điều hành hoạt động kinh doanh và lưu trữ thông tin khách hàng. Điều này sẽ làm cho môi trường làm việc trở nên phức tạp, tạo nhiều lỗ hổng và thách thức trong khi mục tiêu của việc ứng dụng công nghệ là đơn giản hoá mọi thứ.
Vào năm 2023, các doanh nghiệp khu vực Đông Nam Á cần hợp nhất các phần mềm về cùng một nhà cung cấp để làm giảm độ phức tạp của hệ thống công nghệ. Điều này đồng nghĩa với việc những phần mềm đa nhiệm phụ trách nhiều tác vụ như quản lý quy trình, quản lý hồ sơ tài liệu, quản trị hệ thống,… sẽ lên ngôi để tạo nên một cái nhìn toàn diện 360 độ về khách hàng, công việc kinh doanh, giám sát quản lý nhân viên.
Việc sử dụng một hệ thống công nghệ đồng bộ sẽ giúp các công ty thực hiện hiệu quả các cam kết đổi mới, nhanh chóng thích ứng để giải quyết vấn đề của khách hàng, đảm bảo dịch vụ liền mạch khắp các chi nhánh. Điều này sẽ mang lại cơ hội cho những thành công dài hạn trong tương lai.
Cá nhân hoá không còn là xu thế mà là điều tất yếu
Trong kỷ nguyên số, mỗi doanh nghiệp đều cần tiếp cận khách hàng “đúng người đúng thời điểm”. Điều này sẽ trở nên thực sự khó khăn khi lượng tiêu thụ dữ liệu được tạo ra, thu thập, sao chép cũng như xử lý dự kiến sẽ tăng lên gấp đôi vào năm 2026.
Chính bởi hiện thực ấy, các tập đoàn, doanh nghiệp cần chú trọng xây dựng một nền tảng quản lý dữ liệu theo thời gian thực với quy mô liền mạch, kết nối hài hòa dữ liệu từ nhiều nguồn bao gồm cả dữ liệu vật lý và phi vật lý trên khắp các địa điểm.
Một cách phổ biến để giúp cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng đó chính là kiến tạo ra các sản phẩm dịch vụ, hay hàng hoá độc đáo không đụng hàng cho từng đối tượng. Trong kỷ nguyên số, công nghệ cho phép các doanh nghiệp thực hiện cá nhân hóa hàng loạt trên quy mô lớn. Bởi vậy, trong năm 2023, việc cho phép khách hàng tham gia vào quá trình sáng tạo ra các sản phẩm dịch vụ là một chiến lược khả thi và đem tới lợi ích lâu dài cho các tập đoàn, doanh nghiệp Đông Nam Á.
Thành công của Nike, Adidas với những đôi giày thể thao được tùy chỉnh theo ý người mua hay thương hiệu chăm sóc da Clinique cung cấp loại kem dưỡng được cá nhân hóa theo từng làn da của khách hàng đã chứng minh xu hướng này hoàn toàn có thể tiếp tục thịnh hành trong năm 2023.
Nâng cao trải nghiệm khách hàng và nhân viên
Với khách hàng
Theo nghiên cứu của Metrigy, trải nghiệm khách hàng chính là ưu tiên số một của các công ty khi tăng ngân sách cho công nghệ trong năm 2023. Theo đó, việc cải tiến bao gồm tác vụ hợp lý hoá các công cụ, giao diện hay nền tảng nhằm giảm bớt trở ngại, nhằm giúp họ tập trung vào việc cung cấp cho khách hàng những gì họ muốn.
Bốn xu hướng trải nghiệm khách hàng dự đoán sẽ làm mưa làm gió trong năm 2023 sẽ bao gồm: Metaverse, cá nhân hoá, người tiêu dùng thông thái và đảm bảo tính xác thực.
Hiện nay, chưa thể nhận định chính xác về tương lai của Metaverse nhưng nhiều doanh nghiệp đã đưa ra chiến lược nhằm đưa chúng vào hoạt động kết nối khách hàng. Ngoài ra, các doanh nghiệp Đông Nam Á có thể chú trọng hơn vào chiến lược trải nghiệm người tiêu dùng thông thái: mua sản phẩm, dịch vụ đồng thời và kiến tạo nên những giá trị có ý nghĩa như mua một món hàng – trồng một cây xanh; mua một món hàng góp phần và quỹ quyên góp vì trẻ em nghèo,…
Cùng với đó nhiều doanh nghiệp có thể nâng cao trải nghiệm khách hàng thông qua việc xây dựng tính xác thực trong trải nghiệm để gắn bó khách hàng một cách chân thành, minh bạch. Tính xác thực sẽ nâng tầm thương hiệu các sản phẩm, dịch vụ và tạo được niềm tin với khách hàng.
Với nhân viên
Đại dịch Covid – 19 đã tạo ra một khoảng trống lớn giữa doanh nghiệp và người lao động. Các tổ chức, doanh nghiệp hiện đang phải chịu áp lực tăng trưởng, áp lực từ doanh số trong khi nhân liên thì lại khao khát sự linh hoạt trong quản trị, mục tiêu phát triển rõ ràng và cần có sự kết nối mạnh mẽ.
Trong phần lớn năm 2022, lãnh đạo các doanh nghiệp đã chịu đả kích tương đối trước sự gia tăng của tình trạng nghỉ việc hàng loạt của nhân viên. Nhiều nhân viên đã cảm thấy áp lực trước KPI, hiệu suất làm việc, năng suất hoàn thành công việc dẫn tới mất dần động lực và cảm thấy kiệt sức.
Nhờ tác động tích cực của làn sóng chuyển đổi số mà doanh nghiệp có thể tập trung vào hoạt động giao tiếp và kiến tạo văn hoá doanh nghiệp để nâng cao năng suất, giữ chân nhân viên lâu dài. Cụ thể một số xu hướng nổi bật như đẩy mạnh hình thức làm việc Hybrid Working (cho phép nhân viên làm việc tại nhà kết hợp lên văn phòng vào một số ngày nhất định) sẽ tiếp tục lên ngôi trong năm 2023. Nghiên cứu gần đây của McKinsey cho thấy phần lớn nhân viên muốn công ty cho phép họ làm việc online kết hợp với offline tại văn phòng.
Cũng theo báo cáo của Gartner, vào năm 2026, 25% người dùng sẽ dành ít nhất một giờ mỗi ngày trên nền tảng Metaverse. Bởi vậy một số sáng kiến liên quan trong Meta ra mắt vào năm 2023 như tạo các sự kiện ảo, giới thiệu nhân viên, hội chợ nghề nghiệp,,…sẽ giúp doanh nghiệp có thể hình dung, kiến tạo về một thế giới sáng tạo không bị hạn chế bởi các quy ước vật lý.
Vào năm 2023, các tập đoàn, doanh nghiệp lớn dự kiến sẽ kết hợp các sáng kiến về trải nghiệm của như nhân viên nhằm nâng cao doanh thu và giữ chân các những nhân viên ưu tú.
Đầu tư xanh, phát triển bền vững
Trong thời gian tới các tập đoàn, doanh nghiệp tại Đông Nam Á sẽ tập trung vào mục tiêu Net-zero bên cạnh các mục tiêu phát triển kinh tế. Net-zero được hiểu là sẽ tiến hành cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính xuống gần bằng 0 nhất có thể.
Đơn giản hơn, ngay lúc này, các doanh nghiệp có thể góp phần làm xanh văn phòng nhờ việc giảm bớt khối lượng giấy tờ khổng lồ được sinh ra từ những hoạt động làm việc hằng ngày. Văn phòng không giấy dần trở thành một khái niệm gần gũi với các doanh nghiệp, ở mô hình văn phòng này, các văn bản được in bằng giấy đã được thay thế bằng máy tính, phần mềm công nghệ giao dịch và các công cụ giao tiếp qua internet.
Năm 2023, số hoá tài liệu, giấy tờ sẽ giúp các doanh nghiệp tiến gần hơn tới mục tiêu kinh tế xanh, phát triển bền vững. Dịch vụ số hoá tổng thể của FSI giúp số hóa đa dạng các loại tài liệu với kích thước linh hoạt từ hồ sơ, tài liệu cho tới sách báo, tranh, ảnh, kích cỡ tài liệu từ khổ A5 cho tới gấp đôi A0 tuỳ thuộc nhu cầu của các tổ chức, doanh nghiệp.
Ngoài ra, dịch vụ số hoá tài liệu của FSI đảm bảo tính chính xác của dự án lên tới 99.99%. Với đội ngũ nhân sự hơn 1000 chuyên gia đầu ngành, 3500 cộng tác viên được đào tạo bài bản về số hoá, giàu kinh nghiệm triển khai thực tế giúp xử lý nhanh gọn các tình huống phát sinh, FSI tự tin phụ trách các dự án số hoá lớn, yêu cầu phức tạp.
Về khả năng bảo mật trong quá trình triển khai, dịch vụ số hoá tài liệu của FSI đạt tiêu chuẩn quốc tế về an ninh thông tin ISO/IEC 27001:2013 và quản lý chất lượng ISO 9001:2015. Đây là cơ sở để các tổ chức, doanh nghiệp hoàn toàn “an tâm chọn mặt gửi vàng”.
Sau một năm đầy biến động, nền kinh tế toàn cầu sẽ bước sang năm 2023 trong cơn dư chấn của hàng loạt khủng hoảng. Lạm phát và lãi suất vẫn ở mức cao, tăng trưởng chậm và nguy cơ suy thoái. Bởi vậy, các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp Đông Nam Á nói riêng cần thiết lập chiến lược phát triển, chiến lược chuyển đổi số phù hợp để nhanh chóng thích ứng, vượt qua khó khăn, tạo đà phát triển, vượt bão thành công.