Hiện nay, có tới gần 50% các doanh nghiệp đang ứng dụng công nghệ BI vào hoạt động kinh doanh của mình và dự báo con số này sẽ ngày càng tăng trưởng hơn nữa trong năm tới. Vậy BI là gì, xu hướng phát triển của nó như thế nào mà được nhiều tổ chức ưa chuộng và tin dùng như vậy? Hãy cùng FSI đi tìm lời giải đáp qua bài viết dưới đây.
Business Intelligence là gì?
Business Intelligence (BI) hay còn được gọi với cái tên Tiếng Việt là Trí tuệ doanh nghiệp. Đây là một quy trình vận hành dựa trên công nghệ để phân tích dữ liệu và cung cấp thông tin giúp nhà lãnh đạo doanh nghiệp đưa ra các quyết định sáng suốt.
Doanh nghiệp chỉ cần tìm kiếm và thu thập dữ liệu từ các nguồn khác nhau, còn lại BI sẽ tự động chuyển đổi những dữ liệu thô thành thông tin có ý nghĩa bằng cách chạy các truy vấn và tạo trực quan hóa dữ liệu. Mục tiêu cuối cùng là thúc đẩy doanh thu, cải thiện hiệu quả hoạt động và đạt được lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ trên thị trường.
BI gồm những gì?
Một hệ thống BI hoàn chỉnh phải bao gồm các thành phần sau:
- Data Sources: Nguồn thu thập các dữ liệu thô. Các nguồn dữ liệu rất đa dạng đến từ CRM (Hệ thống quản trị quan hệ khách hàng), HRM (Hệ thống quản trị nguồn nhân lực), các trang web Thương mại điện tử,…
- Data Warehousing: Kho dữ liệu là không gian lưu trữ dữ liệu dài hạn của doanh nghiệp.
- Integrating Server: Chịu trách nhiệm vận hành công cụ ETL nhằm thực hành chuyển dữ liệu từ Data Sources sang Data Warehouse.
- Analysis Server: Nơi tiếp nhận dữ liệu đầu vào và trả kết quả dữ liệu đầu ra dựa trên tri thức nghiệp vụ đã được mã hóa.
- Reporting Server: Thực thi các kết quả nhận được từ Analysis Server.
- Data Mining: Những dữ liệu đã xử lý phải qua Data Mining mới có thể trích xuất.
- Data Presentation: Dữ liệu được tổng hợp, thống kê một cách rõ ràng và dễ hiểu bằng các biểu đồ minh họa nhờ Data Presentation.
Cách một BI hoạt động
Bước 1: Thu thập và chuyển đổi dữ liệu
Đầu tiên, dữ liệu sẽ được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau sau đó BI sẽ sử dụng công cụ ETL cùng nhiều phương pháp khác để tổng hợp tất cả dữ liệu và chuyển đổi, xử lý trước khi đưa sang lưu trữ ở kho trung tâm.
Bước 2: Phân tích dữ liệu
BI chạy phân tích dữ liệu sơ bộ để tìm hiểu thông tin. Các nhà phân tích dữ liệu lấy kết quả từ phân tích mô tả và khai thác thêm dữ liệu bằng cách chạy truy vấn, ví dụ: tại sao xu hướng này xảy ra.
Bước 3: Trực quan hóa dữ liệu
Các hình thức trực quan bao gồm: báo cáo dashboard, biểu đồ, biểu mẫu, đồ thị,… mô tả thực trạng kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp: doanh thu, lợi nhuận thực tế, các nguồn chi phí phát sinh từ đâu,…
Bước 4: Đưa ra quyết định
Doanh nghiệp sử dụng trực quan hóa dữ liệu để nắm bắt thị trường và thực trạng doanh nghiệp trong thời gian thực, từ đó có giải pháp thích đáng cho các vấn đề tồn đọng và chớp lấy các cơ hội gia tăng lợi nhuận. Doanh nghiệp cũng có thể sử dụng bảng điều khiển BI của mình để thăm dò thêm vào dữ liệu biết thêm chi tiết.
6 lợi ích của BI trong doanh nghiệp
Nhìn vào nguyên lý hoạt động cùng các thành phần của BI chắc chắn bạn sẽ thấy một trong những lợi ích lớn nhất mà nó đem đến cho các doanh nghiệp đó là giúp nhà lãnh đạo đưa ra được các quyết định sáng suốt, kịp thời. Nếu không có BI, với một lượng dữ liệu khổng lồ sản sinh ra, các doanh nghiệp sẽ rất khó khăn và thậm chí là không thể chắt lọc được giá trị từ đó. Nhưng thực tế, lợi ích của nó còn vượt xa việc ra quyết định kinh doanh:
Phân tích nhanh hơn nhờ bảng điều khiển trực quan:
Cải thiện hiệu quả báo cáo bằng cách cô đọng báo cáo thành bảng điều khiển giúp người dùng không có kỹ thuật dễ dàng phân tích, tiết kiệm thời gian khi tìm cách thu thập thông tin chi tiết từ dữ liệu.
Cải thiện hiệu quả hoạt động kinh doanh:
BI vẽ ra bức tranh tổng thể về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, mang đến cho các nhà lãnh đạo khả năng so sánh kết quả so với các mục tiêu lớn hơn của tổ chức và xác định các lĩnh vực cơ hội.
Giám sát hoạt động kinh doanh và khắc phục hoặc thực hiện các cải tiến liên tục, được thúc đẩy bởi thông tin chuyên sâu về dữ liệu.
Cải thiện quản lý chuỗi cung ứng bằng cách giám sát hoạt động từ trên xuống dưới dây chuyền và thông báo kết quả với các đối tác và nhà cung cấp.
Tối ưu trải nghiệm của khách hàng:
Quyền truy cập vào dữ liệu có thể giúp nhân viên tiếp xúc làm sáng tỏ hành vi, sở thích và xu hướng của khách hàng, đồng thời sử dụng thông tin chi tiết nhằm mục tiêu tối ưu trải nghiệm khách hàng, thu hút khách hàng tiềm năng tốt hơn qua điều chỉnh sản phẩm theo nhu cầu thị trường thay đổi.
Tăng sự hài lòng của nhân viên:
Cung cấp cho người dùng doanh nghiệp quyền truy cập vào dữ liệu mà không cần phải liên hệ với các nhà phân tích hoặc bộ phận CNTT, tăng năng suất và tạo điều kiện cho kết quả nhanh hơn.
Dữ liệu đáng tin cậy và được quản lý:
Các nền tảng BI hiện đại có thể kết hợp cơ sở dữ liệu nội bộ với các nguồn dữ liệu bên ngoài vào một kho dữ liệu duy nhất, cho phép các phòng ban trong một tổ chức truy cập cùng một dữ liệu cùng một lúc.
Tăng lợi thế cạnh tranh:
Chiến lược BI hợp lý có thể giúp doanh nghiệp theo dõi sự thay đổi của thị trường và dự đoán nhu cầu của khách hàng.
Xu hướng phát triển của ngành BI
Bước vào kỷ nguyên số, các doanh nghiệp hiện nay đang dần hướng tới BI và trong một vài năm tới ngành BI sẽ phát triển theo xu hướng:
- Trí tuệ nhân tạo: Báo cáo của Gartner chỉ ra rằng AI và học máy (Machine Learning) đang đảm nhận các nhiệm vụ phức tạp do trí tuệ con người sáng tạo ra. Khả năng này được tận dụng để đưa ra phân tích dữ liệu thời gian thực với một báo cáo tiến độ dashboard.
- BI cộng tác: Phần mềm BI kết hợp với các công cụ khác bao gồm mạng xã hội và các công nghệ mới nhất khác giúp nâng cao hiệu quả làm việc và chia sẻ của các nhóm để đưa ra quyết định hợp tác.
- BI nhúng: BI nhúng tạo điều kiện cho BI tích hợp vào một ứng dụng kinh doanh khác để theo dõi nâng cao và mở rộng chức năng báo cáo của nó.
- Phân tích đám mây: Các ứng dụng BI sẽ sớm được đưa lên đám mây và nhiều doanh nghiệp sẽ chuyển sang công nghệ này. Theo dự đoán vài năm tới, chi tiêu cho phân tích dựa trên đám mây sẽ tăng nhanh hơn 4,5 lần.
Khi BI Analyst trở nên cần thiết
BI phát triển kéo theo BI Analyst trở nên vô cùng cần thiết. BI Analyst (Business Intelligence Analyst) là công việc tiếp xúc trực tiếp với dữ liệu tiến hành phân tích nhằm đưa ra phác đồ kinh doanh hiệu quả. Cụ thể, người giữ chức vụ này sẽ đảm nhận:
Thu thập và khai thác dữ liệu
Đầu tiên, BI Analyst sẽ tiến hành thu thập những dữ liệu thô, sau đó tổng hợp và tiến hành chuyển đổi những dữ liệu ấy để chúng trở nên hữu dụng.
Dữ liệu phải bao gồm cả các dữ liệu từ nguồn bên trong lẫn bên ngoài doanh nghiệp, có như vậy, dữ liệu mới khách quan.
Xây dựng kho dữ liệu
Sau khi khai thác đầy đủ một lượng thông tin cần thiết, nhân viên BI Analyst sẽ phân loại theo đặc điểm, tính chất và lưu trữ vào các kho dữ liệu riêng biệt.
Tiêu hủy các dữ liệu đã lỗi thời
Một khi dữ liệu còn ở dạng thô, chưa được xử lý kỹ lưỡng thì khi ấy vẫn còn những thông tin không chính xác hoặc đã lỗi thời. Nếu doanh nghiệp sử dụng những số liệu ấy rất dễ dẫn đến những quan điểm sai lệch. Từ đó, ảnh hưởng đến chiến lược chung, kết quả cuối cùng không đạt như kỳ vọng, thậm chí là lỗ và chịu tổn thất lớn.
Vì vậy, phải làm sạch và sàng lọc thông tin từ khâu đầu vào, hủy bỏ những dữ liệu đã lỗi thời. Hoặc nếu lượng thông tin vẫn còn hữu ích, có thể điều chỉnh, cân đối lại những sai sót, nhằm tiết kiệm tài nguyên tối đa.
Thực hiện đánh giá dữ liệu
Kho dữ liệu đã được sàng lọc, BI Analyst sẽ đánh giá đề xuất các hướng đi cho doanh nghiệp.
Bóc tách dữ liệu cùng các hệ thống ngôn ngữ lập trình
Chuyên viên BI Analyst chuyển đổi những dữ liệu số hóa thành các văn bản trực quan nên họ phải thành thạo các ngôn ngữ mã hóa dữ liệu. Từ các văn bản đó, họ bóc tách ý nghĩa và đề ra những phương án hiệu quả để truyền thông tới ban lãnh đạo doanh nghiệp.
Giải pháp VLAKE trở thành cánh tay đắc lực trong quá trình ra quyết định của doanh nghiệp
VLAKE là nền tảng cho phép lưu trữ và xử lý dữ liệu lớn toàn diện do Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại và Phát triển Công nghệ FSI xây dựng dựa trên công nghệ mở Hadoop. Nếu BI hỗ trợ doanh nghiệp ra quyết định chính xác, nhanh chóng thì với VLAKE doanh nghiệp của bạn cũng sẽ được thay đổi tư duy vận hành theo hướng ra quyết định dựa trên cơ sở dữ liệusát với thời gian thực. VLAKE đề xuất các chính sách phù hợp với bối cảnh hiện tại, cải thiện năng lực vận hành của doanh nghiệp và nâng cao trải nghiệm của khách hàng.
Không chỉ vậy, VLAKE còn:
- Dễ dàng tích hợp và kết nối các cơ sở dữ liệu nội bộ
- Nhanh chóng tạo lập các kho dữ liệu dùng chung theo nhu cầu sử dụng
- Đa dạng hệ sinh thái sản phẩm và ứng dụng chuyên biệt cho đa ngành
BI giống như một vị “bác sĩ” của doanh nghiệp, người bác sĩ ấy sẽ thăm khám, lưu thông tin về tình hình sức khỏe và chẩn đoán tương lai doanh nghiệp từ đó đưa ra phác đồ điều trị tối ưu nhất. Thông qua bài viết trên, FSI mách bạn cách một hệ thống BI hoạt động và một giải pháp cụ thể về hỗ trợ ra quyết định. Hãy hành động để tìm ra vấn đề và giải quyết triệt để trước khi nó lan rộng!