Tại Việt Nam, chiến lược trải nghiệm nhân viên vẫn còn là điều mới mẻ đối với các doanh nghiệp (DN) Việt Nam. Tuy nhiên, một trong những xu hướng mới trong giai đoạn “bình thường mới” chính là đầu tư vào trải nghiệm nhân viên. Trải nghiệm tốt sẽ khơi dậy động lực làm việc và nâng cao hiệu quả của nhân sự, góp phần đẩy mạnh hoạt động phục hồi kinh doanh. Để bắt đầu, hãy tham khảo 3 yếu tố góp phần nâng cao trải nghiệm nhân viên.
Trải nghiệm tốt sẽ khơi dậy động lực làm việc và nâng cao hiệu quả của nhân sự
Trong một thế giới mà tiền không còn là động lực hàng đầu của nhân viên, thì trải nghiệm tại nơi làm việc sẽ là lợi thế cạnh tranh tiềm năng nhất mà doanh nghiệp có thể tạo ra (theo Jacob Morgan – tác giả của 2 cuốn sách The Employee Experience Advantage và The Future of Work.
Trong một khảo sát dành cho hơn 250 tổ chức toàn cầu cho thấy: doanh nghiệp tạo được trải nghiệm tuyệt vời cho nhân viên có doanh thu trung bình cao gấp 2 lần và lợi nhuận trung bình cao hơn 4 lần so với doanh nghiệp không làm được điều đó.
Xây dựng trải nghiệm nhân viên tích cực là cách làm khôn ngoan, quyết định đến sự sống còn và phát triển bền vững của doanh nghiệp trong tương lai.
Trải nghiệm nhân viên là gì?
Theo Plaskoff, trải nghiệm của nhân viên là nhận thức tổng thể của nhân viên về mối quan hệ với tổ chức sử dụng lao động của họ bắt nguồn từ tất cả các cuộc gặp gỡ tại các điểm tiếp xúc trong hành trình của nhân viên .
Nói cách khác, trải nghiệm của nhân viên là cách nhân viên cảm nhận về những gì họ gặp phải và quan sát được trong suốt hành trình của nhân viên tại một tổ chức.
Tại sao trải nghiệm của nhân viên lại quan trọng?
Trải nghiệm nhân viên tác động mạnh mẽ tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
Hiện nay, khi nói đến xây dựng trải nghiệm chúng ta thường nghĩ đến trải nghiệm của khách hàng mà ít bàn về trải nghiệm của nhân viên.
Trong một khảo sát của Kincentric vào năm 2019, 79% doanh nghiệp đồng ý rằng trải nghiệm nhân viên có tác động tích cực đến hiệu quả kinh doanh. Như đã đề cập ở trên, doanh thu trung bình cao gấp 2 lần và lợi nhuận trung bình cao hơn 4 lần so với những doanh nghiệp không chú trọng xây dựng trải nghiệm nhân viên.
Đã đến lúc, các nhà quản lý nên dành sự quan tâm đặc biệt đến việc thiết kế trải nghiệm cho nhân viên.
Một khi bước vào thời đại công nghệ 4.0; với mức độ cạnh tranh ngày càng khốc liệt đòi hỏi doanh nghiệp phải nâng cấp hệ thống quản lý cũng như xây dựng đội ngũ chuyên nghiệp và nhạy bén với những xu thế phát triển mới.
Thực tế lại khá phũ phàng khi thế hệ gen Y và Z là nguồn lao động chính. Và mục đích đi làm của họ không chỉ để kiếm tiền mà còn là thỏa mãn niềm đam mê, sự công nhận và hướng đến sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống.
Khi những điều này không được đáp ứng, họ dễ dàng rời bỏ doanh nghiệp.
Vậy làm thế nào làm để thiết kế trải nghiệm cho nhân viên hiệu quả? Kéo xuống để có câu trả lời nhé!
3 cách tăng cường trải nghiệm nhân viên
Trải nghiệm nhân viên tăng dần theo 3 cấp độ kỳ vọng
Hành trình nhân viên gồm 3 giai đoạn: trước khi gia nhập tổ chức; khi là thành viên của tổ chức; khi rời tổ chức và tiếp tục mối quan hệ sau đó. Trong suốt quá trình đó, trải nghiệm nhân viên tăng dần theo 03 cấp độ kỳ vọng. Khi các nhà quản trị đáp ứng được những kỳ vọng đó thì sẽ thành công trong việc tăng cường trải nghiệm nhân viên
Trả công xứng đáng
Nhiều người làm việc vì đam mê, vì mục tiêu thăng tiến, hay chỉ đơn giản là muốn giết thời gian. Nhưng dù động cơ làm việc có là gì đi nữa thì nhân viên cũng luôn mong muốn công sức mình bỏ ra được đánh giá một cách xứng đáng.
Biết rằng, ngay khi vào làm đồng nghĩa với việc nhân viên đã đồng ý với mức lương mà công ty đưa ra. Tuy nhiên, trong quá trình làm việc, chúng ta sẽ không tránh khỏi những khó chịu vì những điều nhỏ nhất như: trả lương chậm, số liệu sai sót, máy chấm công hỏng, quá trình giải quyết khiếu nại lằng nhằng, các quy trình – thủ tục quá nhiều bước,…
Bằng cách tự động hóa quy trình, thủ tục; giảm bớt các thao tác thủ công để các dữ liệu công, phép, lương chính xác, minh bạch sẽ làm họ cảm thấy tin tưởng và hài lòng hơn.
Với hệ thống tự động hóa doanh nghiệp như WEONE, quản lý nhân sự trên một phần mềm nhất định với nhiều tính năng tiện lợi, Thay vì phải viết giấy nghỉ phép hay viết email thì nhân viên chỉ cần thực hiện xin nghỉ phép với 1 click chuột trên phần mềm, sếp nhanh chóng có thể nhận được và duyệt ngay lập tức. Module quản trị nhân sự trên phần mềm được thiết lập cổng thông tin đăng ký; các yêu cầu khiếu nại hay đăng ký ca làm, nghỉ phép,…được xử lý nhanh chóng.
Quy trình đăng ký thủ tục nghỉ phép của WEONE
Bên cạnh đó, tính năng quản lý chấm công cũng minh bạch, rõ ràng. Dữ liệu tập trung, chính xác và tự động kết nối với chức năng tính lương.
Đào tạo và nâng cao năng lực của nhân viên
Với sự cầu thị, nhân viên của bạn sẽ cần những buổi huấn luyện, đào tạo. Hãy mở những khóa đào tạo với chương trình sinh động; có thể kết hợp với hoạt động dã ngoại để nhân viên của bạn cập nhật những điều mới mẻ, bổ ích liên quan đến lĩnh vực họ đang phụ trách.
Tính năng đào tạo trên phần mềm nhân sự sẽ giúp bạn xây dựng kế hoạch cũng như nội dung phù hợp, chính xác nhất với nhu cầu của nhân viên.
Bạn có biết: có hơn 70% nhân viên mong muốn nhận được phản hồi của người quản lý; vì qua đó kết quả làm việc của họ được ghi nhận; đồng thời phát hiện thiếu sót để khắc phục. Đó là lý do tại sao chức năng “đánh giá nhân sự” đóng vai trò quan trọng trong việc quản trị nhân sự.
Thực tế, đa phần nhân viên cảm thấy những phản hồi là chung chung, không khách quan; do nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu xuất phát từ dữ liệu. Dữ liệu thu thập theo cách thủ công khó có thể sát sao và toàn diện; dẫn đến kết quả đánh giá mang tính cục bộ, chủ quan.
Thay vào đó,với phần mềm WEONE, quá trình giao việc; thực hiện công việc; tiến độ và kết quả hoàn thành đều được ghi nhận chính xác cho từng người; đây sẽ là cơ sở vững chắc nhất cho việc đánh giá khách quan.
WEONE giúp tinh giản bộ máy quy trình cồng kềnh của doanh nghiệp
Công nhận thành quả và công sức của nhân viên
Nếu muốn giữ chân những người tài năng và phù hợp với doanh nghiệp thì hơn hết phải công nhận thành quả của họ; một nhà quản trị nhân sự thông thái sẽ hiểu vai trò quan trọng của điều này.
Sự công nhận đem lại đầu tiên là niềm vui và tiếp đến là động lực để nhân viên của bạn cố gắng hơn, hết mình hơn.
Công nhận thành quả công việc không chỉ là tuyên dương khi nhân viên đạt thành quả tốt mà còn là sự ghi nhận và biết ơn những gì họ đã cống hiến cho doanh nghiệp. Không có công việc nào “đóng vai phụ” mà tất cả đều quan trọng để đạt được mục tiêu chung.
Để đưa ra “món quà” phù hợp cho mỗi cá nhân, người quản trị nhân sự cũng như ban lãnh đạo cần dựa trên kết quả làm việc được thể hiện bằng dữ liệu chính xác, minh bạch trên các hệ thống quản lý hiện đại.
Xem thêm: Phần mềm tự động hóa doanh nghiệp và những lợi ích bạn cần biết
Con người luôn luôn là nguồn lực quan trọng mà doanh nghiệp cần phát triển từng ngày; nhất là trong thời đại công nghệ số 4.0 những cá nhân giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm sẽ là năng lượng thúc đẩy sức mạnh cạnh tranh của bạn. Xây dựng bộ máy quản lý tự động, tập trung trên phần mềm là bước đầu để bạn đạt được điều này.
Liên hệ FSI ngay để được tư vấn thêm về hệ thống tự động hóa doanh nghiệp WEONE
Về FSI – Nhà cung cấp giải pháp chuyển đổi số hàng đầu Việt Nam
Website: https://fsivietnam.vn/
Fanpage: https://www.facebook.com/fsivietnam.com.vn/
Hotline: 0904.805.255