
Giọng nói, âm thanh là yếu tố truyền tải thông tin một cách hữu hiệu, nhanh chóng nhất. Tuy nhiên, có những người lao động lại không thể nhận được những thông tin kiểu này do bị khiếm thính bẩm sinh hoặc bất kỳ lý do nào đó. Nếu như ở nhiều năm trước, điều này có thể gây khó khăn, thậm chí khiến những người khuyết tật thính giác mất đi khả năng lao động của mình. Tuy nhiên, ở thế kỷ của 4.0, mọi vấn đề đều có những biến chuyển tích cực hơn. Công nghệ chuyển đổi giọng nói thành văn bản có thể hỗ trợ người khiếm thính nghe các thông tin bằng văn bản.
Mất thính lực thường được coi là một dạng “khuyết tật ẩn”. Người khiếm thính có thể mất đi khả năng nghe hoặc chỉ giảm khả năng nghe ở một mức độ nào đó. Hiện nay, với những người chưa hoàn toàn mất khả năng nghe có thể sử dụng máy trợ thính trong giao tiếp, làm việc. Người lao động nếu có sự trợ giúp của máy trợ thính có thể hoàn toàn làm việc bình thường. Tuy nhiên, với những người đã mất hoàn toàn khả năng nghe, máy trợ thính không thể hỗ trợ được thì sẽ khó khăn hơn rất nhiều trong cuộc sống, công việc.
Người khiếm thính làm thế nào để giao tiếp trong cuộc sống?
- Đọc khẩu hình

Rất nhiều người khiếm thính có thể đọc khẩu hình của người đối diện trong quá trình giao tiếp với độ chính xác cao. Điều này tiện lợi hơn rất nhiều so với các phương pháp trò chuyện khác như sử dụng ngôn ngữ ký hiệu hay viết văn bản. Người nói cần nhìn đối diện với người khiếm thính, phát âm rõ ràng, ổn định để họ có thể kịp theo dõi lời nói. Có thể người nói sẽ phải lặp đi lặp lại nhiều lần câu nói hoặc phải điều chỉnh cách nói sao cho nhanh, gọn hơn. Tuy nhiên, đôi khi cách này lại không hiệu quả và họ cần phải viết lại bằng văn bản, chữ viết cho họ.
- Sử dụng ngôn ngữ ký hiệu
Đây có thể không phải phương án tối ưu cho nhiều người nhưng lại là cách giao tiếp nhanh, chính xác và đầy đủ thông tin nhất dành cho người khuyết tật thính giác. Hầu hết các quốc gia trên thế giới cũng có ngôn ngữ ký hiệu của riêng họ. Các ngôn ngữ này rất khác với ngôn ngữ nói, và nhìn chung là không tuân theo vùng địa lý (ví dụ như ngôn ngữ ký hiệu Anh rất khác với ngôn ngữ ký hiệu Mỹ).

Phương pháp giao tiếp này tuy sử dụng tay, nhưng nó khác hẳn phương pháp giao tiếp bằng tay của người bình thường. Phương pháp này kết hợp các ngón tay trên một bàn tay, cả hai tay, hoặc các biểu hiện khuôn mặt để diễn tả cho ý muốn nói.
- Sử dụng văn bản, chữ viết:
Đây là cách sử dụng được nhiều người áp dụng và không quá khó khăn cho người giao tiếp đối diện. Tuy nhiên, nếu phải truyền đạt lượng thông tin lớn, nội dung dài thì đây có thể trở thành bất tiện cho người nói. Đôi khi, người nói không có sẵn bút, giấy hay dụng cụ note thì rất khó khăn để trò chuyện. Hơn nữa, việc ghi chép cũng không phải sẽ khiến nhiều người ngại, từ đó họ cũng sẽ ngại giao tiếp với người khiếm thính hơn.

CÔNG NGHỆ NHẬN DẠNG GIỌNG NÓI V-IONE: CÔNG CỤ CHUYỂN ĐỔI NỘI DUNG SANG VĂN BẢN HỖ TRỢ CHO NGƯỜI KHIẾM THÍNH
V-IONE có thể trở thành công cụ tối ưu giúp người khiếm thính giao tiếp, giải quyết hầu hết các vấn đề mà việc ghi chép thông tin gây khó khăn đối với người khiếm thính.

V-IONE – Phần mềm chuyển đổi giọng nói thành văn bản cho phép người dùng chuyển giọng nói thành văn bản với độ chính xác lên đến 98% và từ 3 – 5m với độ chính xác là 95%. Sở hữu các tính năng vượt trội, phần mềm giúp ghi chép tự động nội dung các cuộc trò chuyện, tiếp nhận thông tin nhanh chóng với tốc độ chuyển đổi âm thanh sang văn bản nhanh gấp 10 lần tốc độ nói; ghi chú các ý tưởng mới, thông tin và câu hỏi của những người xung quanh ngay lập tức. Phần mềm có tích hợp trên điện thoại hỗ trợ hoàn thành công việc và giao tiếp thường ngày được tiện lợi, nhanh chóng hơn.
V-IONE còn hỗ trợ nhận diện giọng nói 3 miền Bắc, Trung, Nam. Sở hữu kho từ vựng tiếng Việt lên đến hơn 7000 từ và còn có tính năng học hỏi, dễ dàng cập nhật thêm các từ mới, các giọng nói mới. Đặc biệt, công cụ chuyển đổi giọng nói thành văn bản này còn có thể phân tách thành từng đoạn, tương ứng với từng phần nói của nhiều người, giúp cho việc trò chuyện nhóm được tiện lợi hơn rất nhiều.
Để tìm hiểu thêm về sản phẩm V-IONE, vui lòng truy cập trang web: https://vionetech.vn/ hoặc tại đây để biết thêm thông tin chi tiết hoặc đăng ký trải nghiệm thử phần mềm.
Tạm kết
Đối với những người không may mắn trong cuộc sống, phải mất đi một phần giác quan để trải nghiệm là một điều thiệt thòi vô cùng lớn. Công nghệ sinh ra là dành cho con người. Đối với những người khuyết tật, công nghệ lại càng có giá trị hơn đối với họ, trở thành “phép màu” đưa họ trở lại với cuộc sống bình thường. Với những người khiếm thính, không gì tốt hơn có thể theo dõi những cuộc trò chuyện một cách nhanh chóng, chính xác nhờ sự hỗ trợ của công nghệ chuyển đổi giọng nói thành văn bản như V-IONE.