Chuyển đổi số đã và đang thâm nhập sâu hơn vào tất cả các ngành nghề khác nhau. Việc tăng cường sử dụng các thiết bị thông minh, cải thiện kết nối và nhu cầu trải nghiệm người dùng cao cấp là một trong những khía cạnh chính thúc đẩy xu hướng chuyển đổi kỹ thuật số, đưa dịch vụ đến tận nơi khách hàng. Ngành ngân hàng là một ngành đang trải qua quá trình chuyển đổi số nhanh chóng.

Chuyển đổi số ngân hàng đang là xu hướng mạnh mẽ ở tất cả các quốc gia trên thế giới
Tờ báo La Repubblica của Ý , khi đưa tin về Hội nghị Ngân hàng Accenture 2019, đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đổi mới đối với các ngân hàng. Ngân hàng này ước tính giá trị mà nó mang lại có thể lên tới hàng trăm tỷ đô la.
Đối với các ngân hàng Ý, vẫn còn một con đường dài phía trước, một con đường đầy cơ hội. Theo khảo sát hệ sinh thái ngân hàng tại Ý, vào tháng 6 năm 2019 , 52,1% khách hàng đã sử dụng trang web của ngân hàng để thực hiện các hoạt động thông thường như mở tài khoản, chuyển tiền, khiếu nại,…. Chỉ một năm trước đó, vào tháng 7 năm 2018 , tỷ lệ đó là 49,1%.
Thêm vào đó, 23,2% người Ý thực hiện các thao tác này bằng thiết bị di động vào tháng 6 năm 2019. 42,1% người dùng từ 18 đến 24 tuổi sử dụng điện thoại thông minh để quản lý tiền tiết kiệm và thực hiện các giao dịch ngân hàng.
Tóm lại, chỉ dựa trên nghiên cứu này, hướng đi có vẻ rất rõ ràng: Chuyển đổi số ngày càng được nhân rộng và tăng tốc trong lĩnh vực Ngân hàng. Sau đây, chúng ta sẽ xem xét 3 động lực chính hỗ trợ quá trình này và 5 xu hướng chuyển đổi số mang tính quyết định đối với lĩnh vực ngân hàng.
03 động lực thúc đẩy Chuyển đổi số trong Ngân hàng
Sự bùng nổ của các công nghệ mới

Sự ra đời của hàng loạt các công nghệ mới đã trở thành động lực thúc đẩy chuyển đổi số trong ngân hàng
Sự phát triển của các công nghệ số giúp ích cho ngành Ngân hàng đang diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh.
Theo nghĩa này, công nghệ đầu tiên chúng ta phải nhắc tới đó chính là là API (“Giao diện lập trình ứng dụng”), tập hợp các thủ tục cần thiết để thực hiện một tác vụ cụ thể. Không đi sâu vào kỹ thuật, việc phát triển các API cụ thể chịu trách nhiệm cải thiện dịch vụ, thanh toán , giao dịch điện tử nhanh hơn và hoạt động chia sẻ dữ liệu.
Tiếp đến là Điện toán đám mây, và đây cũng là một trong 5 xu hướng nổi bật của ngành Ngân hàng vào năm 2021.
Điều thứ ba là “Mobile First”. Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng việc sử dụng các thiết bị di động đặc biệt là điện thoại thông minh đã ngày càng phổ biến. Có tới 80% giới trẻ độ tuổi từ 18-25 trên toàn thế giới đã và đang sử dụng smartphone. Ngoài ra, kết hợp với Internet, người ta có thể thực hiện rất nhiều công việc chỉ với chiếc điện thoại trong đó có cả lĩnh vực Ngân hàng.
Từ khóa thứ tư là Blockchain . Hầu hết các tập đoàn lớn về tài chính ngân hàng – theo Accoji (2016), 9 trong số 10 ngân hàng hiện đang khám phá việc sử dụng blockchain trong thanh toán – hiện có một nhóm phát triển blockchain chuyên nghiệp, một điều gần như không tồn tại ngay cả một năm trước. Một cuộc khảo sát của Diễn đàn Kinh tế Thế giới vào năm 2018 cho thấy, 10% GDP toàn cầu sẽ được lưu trữ trên blockchain vào năm 2027. Nhiều Chính phủ đã công bố các báo cáo về ý nghĩa tiềm năng của blockchain và chỉ trong hai năm qua, đã thấy hơn nửa triệu ấn phẩm mới và 3,7 triệu kết quả tìm kiếm của Google cho blockchain.
Trải nghiệm khách hàng
Ngày nay, trải nghiệm dịch vụ trở thành yếu tố không thể tách rời trong hành trình mua sắm khách hàng (Consumer Journey). Khách hàng đòi hỏi ngày càng cao, họ trả tiền cho 1 món hàng hay một dịch vụ không đơn thuần vì giá trị của sản phẩm vật chất mà bao gồm luôn các dịch vụ trải nghiệm có liên quan trong quá trình mua hàng (hoặc sau khi mua hàng).
Thời đại công nghệ với những thành tựu được phát triển mỗi ngày tạo cơ hội cho người tiêu dùng được tiếp xúc nhiều hơn với những sản phẩm dịch vụ hiện đại. Trong lĩnh vực ngân hàng cũng vậy, khách hàng ngày càng quen thuộc và ưa chuộng việc sử dụng internet, phương tiện điện tử để tiếp cận các dịch vụ của ngân hàng. Chính vì vậy, nắm bắt được tâm lý, thói quen của khách hàng từ đó nâng cao trải nghiệm khách hàng chính là chìa khóa thúc đẩy chuyển đổi số tại các ngân hàng
Covid 19
Dịch bệnh COVID-19 đã có những ảnh hưởng xấu tới triển vọng tăng trưởng của các ngân hàng trong năm 2020. Tuy vậy, dịch COVID-19 cũng đem lại cơ hội và động lực thúc đẩy chuyển đổi số mạnh mẽ cho ngành ngân hàng, phù hợp với xu hướng số hóa lĩnh vực tài chính, ngân hàng trên toàn thế giới.
Đại dịch COVID-19 đã khiến hoạt động ngân hàng bán lẻ xuất hiện các xu hướng phát triển khá rõ rệt. Đó là việc các ngân hàng tập trung phát triển mảng bán lẻ dựa trên nền tảng ứng dụng công nghệ số, đi cùng với việc đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số, chú trọng đáp ứng nhu cầu và trải nghiệm cho khách hàng theo hướng tăng cường cá nhân hóa, đa dạng hóa lựa chọn của khách hàng.
Các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng trên điện thoại di động và ngân hàng trực tuyến ngày càng phát triển với nhiều tiện ích mới mẻ, thuận tiện, nhanh chóng và ngày càng thân thiện để sử dụng hơn cho khách hàng.
Đằng sau đó là việc các ngân hàng tiếp tục đẩy mạnh đầu tư ứng dụng các công nghệ mới, hiện đại như công nghệ phi tiếp xúc, ứng dụng sinh trắc học trong xác thực khách hàng, tích hợp các dịch vụ khác nhau trên cùng một ứng dụng, giao dịch từ xa, trợ lý ảo…
05 xu hướng chuyển đổi số ngành Ngân hàng vào năm 2021

Tốc độ chuyển đổi số ngành ngân hàng sẽ tăng nhanh trong vài năm tới
Chuyển đổi số ngành ngân hàng là lấy khách hàng làm trung tâm
Như đã đề cập ở trên, với sự gia tăng nhanh chóng của các công nghệ mới, lấy khách hàng làm trung tâm đã và đang là xu hướng nổi bật của tất cả các doanh nghiệp trong tất cả các lĩnh vực kể cả ngành ngân hàng.
Khi việc sử dụng các công nghệ mới tiếp tục gia tăng, kỳ vọng của người tiêu dùng cũng sẽ tăng lên. Để hỗ trợ những kỳ vọng cao hơn này, các tổ chức tài chính cũng như ngân hàng sẽ cần phải tiến xa hơn việc đầu tư vào các sửa đổi công nghệ, suy nghĩ lại về các chiến lược công nghệ sẽ hỗ trợ phát triển sản phẩm và trải nghiệm người dùng được cải thiện. Kết quả sẽ là tác động kép của việc cải thiện sự hài lòng cùng với giảm chi phí.
Giao dịch số
Mặc dù đây không phải là xu hướng mới, nhưng nó đã được thúc đẩy nhanh hơn rất nhiều từ khi đại dịch Covid xuất hiện. Theo thống kê, vào năm 2019, thị trường thanh toán toàn cầu bằng di động được định giá 3714,5 tỷ USD. Đến năm 2025, giá trị này được ước tính là 12.407,5 USD, với CARD là 23,8% từ năm 2020 đến năm 2025.
Điện toán đám mây
Công nghệ đám mây trong lĩnh vực ngân hàng nói riêng đang được áp dụng ngày một rộng rãi hơn bởi đây là một kỹ thuật dễ dàng để triển khai và tích hợp trong tất cả các dịch vụ trên hệ thống ngân hàng, qua đó giảm thời gian và công sức của người dùng.
Sự phát triển của điện toán đám mây cho phép các ngân hàng tập trung nhiều hơn vào mô hình lấy khách hàng làm trung tâm, số hóa giao dịch & tài sản. Các giải pháp đám mây tạo ra mối quan hệ đa kênh với khách hàng trên tất cả dịch vụ. Công nghệ cũng cho phép lưu trữ, sao lưu và phục hồi hệ dữ liệu khổng lồ được sản sinh mỗi giờ của hệ thống ngân hàng. Không chỉ lưu trữ dữ liệu, nhiều dịch vụ khác như cung cấp phần mềm, chuyển giao, cập nhật và khôi phục dữ liệu cũng rất dễ dàng. Ngoài ra với ưu điểm nổi bật là hiệu quả vượt trội về chi phí, công nghệ đám mây cũng giúp các ngân hàng gia tăng thêm doanh thu.
Tăng cường bảo mật
Khi mà việc áp dụng các công nghệ mới, các Ngân hàng chắc chắn sẽ phải đối mặt với vấn đề bảo mật thông tin và đây cũng sẽ là vấn đề được quan tâm và chú ý nhiều nhất.
Bảo mật, an ninh là một trong những vấn đề lớn nhất của ngân hàng kỹ thuật số. Ngân hàng và khách hàng phải đối mặt với những rủi ro như hacker, virus máy tính… Mặc dù đã sử dụng nhiều hình thức bảo mật nhưng khả năng bị đánh cắp thông tin cá nhân vẫn có thể xảy ra vì máy tính truy cập có thể bị cài những mã độc, đòi hỏi cả ngân hàng và khách hàng phải đặc biệt quan tâm đến vấn đề an ninh bảo mật.
Tại các máy ATM, mã PIN (mã nhận dạng cá nhân) và mã thẻ của khách hàng có thể bị lấy cắp nếu khách hàng không lưu ý đến những nguyên tắc sử dụng an toàn do ngân hàng hướng dẫn. Việc chuyển tiền cũng có thể xảy ra rủi ro thông qua các trang web giả mạo ngân hàng. Mặt khác, do khách hàng thiếu hiểu biết, hoặc sử dụng dịch vụ không đúng cách nên đã bị kẻ gian lợi dụng lừa đảo, gian lận thẻ tín dụng chiếm đoạt tiền trong tài khoản ngân hàng.
Sự hợp tác giữa ngân hàng và Fintech
Hiện tại, các ngân hàng đang có khuynh hướng chuyển từ phương thức cạnh tranh sang hợp tác với vai trò là đối tác. Về cơ bản, mối quan hệ đối tác ở đây được tiến hành theo phương thức win – win, trong đó, các ngân hàng sẽ có thể ứng dụng, cập nhật ngay các công nghệ hiện đại, không cần bỏ ra quá nhiều chi phí cho cơ sở hạ tầng công nghệ ban đầu và có thể đáp ứng được yêu cầu cao hơn của khách hàng cả về chất lượng, giá cả và độ tin cậy. Và các Fintech có thể khai thác được mạng lưới khách hàng, dữ liệu và nguồn vốn của ngân hàng.
Các nghiên cứu khảo sát của nhiều tổ chức quốc tế cho thấy sự hợp tác giữa khu vực ngân hàng và các Fintech là rất quan trọng, là cách duy nhất để các công ty truyền thống có thể áp dụng các giải pháp công nghệ trong việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Khi phỏng vấn về các đối tác hợp tác của ngân hàng, 55% số ngân hàng được hỏi thiên về xu hướng hợp tác với các công ty Fintech, mức cao nhất trong số các đối tác hợp tác của ngân hàng. Và trong vòng 12 tháng tới, số lượng hợp tác với các Fintech có thể được kỳ vọng tăng thêm 26%.
CMCN 4.0 hay Covid-19 có thể được coi là “phép thử” cho các định chế tài chính trong việc triển khai chiến lược chuyển đổi số. Trên thực tế, có rất nhiều tác động trong ngắn hạn và dài hạn nhưng tựu trung lại để thành công, các ngân hàng cần tập trung phát triển hệ sinh thái số của mình để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Vì vậy, các ngân hàng cần phải xem xét kỹ lưỡng để đảm bảo chiến lược chuyển đổi số của họ vận hành hài hòa với những thách thức mới của cuộc khủng hoảng cũng như những thách thức trong tương lai.