Chuyển đổi số trong ngành ngân hàng đã và đang thay đổi cách mà khách hàng sử dụng các dịch vụ tài chính. Điều này đã thúc đẩy các ngân hàng thích ứng nhanh hơn với làn sóng chuyển đổi số nhằm giữ chân nguồn khách hàng quý giá của mình. Nhưng cách thức các ngân hàng Việt lựa chọn có đang hiệu quả? Cùng FSI tìm hiểu giải pháp chuyển đổi số trong ngân hàng qua bài viết dưới đây.
Chuyển đổi số trong ngân hàng là gì?
Chuyển đổi số trong ngân hàng hay chuyển đổi số Digibank là việc tích hợp số hóa và công nghệ số vào mọi lĩnh vực ngân hàng. Sự tích hợp này cho phép tạo mới – hoặc sửa đổi các quy trình kinh doanh, văn hóa và trải nghiệm khách hàng hiện có nhằm đáp ứng các yêu cầu thay đổi của thị trường và mong muốn của khách hàng.
Chuyển đổi số giúp ngân hàng tiết kiệm chi phí và hợp lý hóa các quy trình hoạt động. Sự tích hợp này cũng giúp mang lại trải nghiệm khách hàng dễ dàng và hấp dẫn hơn. Tuy nhiên, trong quá trình chuyển đổi số digibank, ngành ngân hàng cũng gặp một số khó khăn.
Những vấn đề mà các ngân hàng ưu tiên khi bắt đầu chuyển đổi số trong ngân hàng:
Nâng cao trải nghiệm khách hàng
Sở dĩ hầu hết các ngân hàng hiện nay đều đang tham gia vào đường đua chuyển đổi số là do những thay đổi của khách hàng trong phương thức sử dụng dịch vụ tài chính. Họ chính là nhân tố cốt lõi thúc đẩy chuyển đổi số trong ngân hàng. Do vậy, nâng cao trải nghiệm khách hàng chính là vấn đề quan trọng hàng đầu mà mỗi ngân hàng luôn hướng tới.
Tự động hóa quy trình
So với việc tốn thời gian cho các quy trình xử lý hồ sơ khách hàng và tìm kiếm thông tin, các ngân hàng đang mong chờ vào một phương pháp giúp họ tự động hóa toàn bộ quy trình, để tiết kiệm được nhiều thời gian hơn và phục vụ khách hàng tốt hơn.
Phát triển sản phẩm và dịch vụ mới
Theo một báo cáo của The Financial Brand, ba trong số những kỳ vọng của các ngân hàng vào chuyển đổi số là nâng cao trải nghiệm khách hàng, thúc đẩy việc phát triển sản phẩm, dịch vụ mới và cải tiến, nâng cao hiệu quả hoạt động. Trong đó, 40% là kỳ vọng phát triển sản phẩm, dịch vụ mới.
Nâng cao tính bảo mật
Các dịch vụ thanh toán trên di động đang ngày càng được ưa chuộng hơn. Tuy nhiên, việc thực hiện thanh toán qua Internet lại đang tạo cơ hội cho các hacker tấn công vào tài khoản của khách hàng dễ dàng hơn. Theo Trưởng Dịch vụ tư vấn An ninh mạng EY Việt Nam cho biết, khảo sát trên 100 ngân hàng số thì có 98 ngân hàng có lỗ hổng an ninh. Do đó, làm sao để nâng cao tính bảo mật trong các dịch vụ ngân hàng là vấn đề đang được quan tâm hiện nay.
Xem thêm: Chuyển đổi số doanh nghiệp là gì? ý nghĩa đối với doanh nghiệp |
Thực trạng chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2023
Thực trạng chuyển đổi số ngành Ngân hàng trên thế giới
Theo số liệu từ công ty BDO, các vị trí cấp C-level của hơn 300 công ty lớn hoạt động trong lĩnh vực tài chính gần hàng đang thực hiện những kế hoạch chuyển đổi số đột phá. Cứ 10 doanh nghiệp thì có 2 doanh nghiệp nhận thức rõ được chuyển đổi số chính là ưu tiên hàng đầu trong chiến lược kinh doanh.
Nhiều ngân hàng lớn trên thế giới đã tiến hành chuyển đổi số thành công với mức tăng trưởng rõ rệt về doanh thu và lợi nhuận. Sau 3 năm, doanh thu của 61% công ty có mức tăng trưởng trên 10%, 32% công ty giữ mức tăng trưởng từ 1 – 9%.
Lợi nhuận thu được sau 3 năm của 61% công ty có tăng trưởng trên 10% và 32% công ty có mức tăng trưởng từ 1-9%. Chính vì hiệu quả tuyệt vời đó mà hiện nay có hơn 65% các công ty dự kiến sẽ tăng ngân sách đầu tư cho chuyển đổi số.
Thực trạng chuyển đổi số ngành Ngân hàng tại Việt Nam
Việt Nam hiện đang giữ tâm thế đổi mới và cởi mở trong các chính sách và cơ chế thử nghiệm để kiểm soát hoạt động công nghệ tài chính để vượt qua khó khăn, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tài chính, ngân hàng.
Đến tháng 10/2022, Ngân hàng Nhà nước cho biết ngành ngân hàng đã rót vốn đầu tư tới 15.000 tỷ đồng cho hoạt động chuyển đổi số và đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia ứng dụng ngân hàng số hàng đầu (với tỷ lệ tăng trưởng 40%/năm về thanh toán số trong 3-4 năm qua). Nhiều ngân hàng hiện đang có chiến lược rót vốn vào hàng loạt công nghệ mới như ứng dụng API, xây dựng hệ sinh thái ngân hàng mở.
Cụ thể, ngân hàng BIDV đã đầu tư nguồn lực để xây dựng hạ tầng hiện đại dành cho Open API – BIDV SmartConnect vào tháng 9/2022, mỗi giây có thể hoàn thành tới 5.000 giao dịch, đồng thời thực hiện kết nối, chia sẻ, bảo mật nhiều cấp độ. Vào tháng 8/2022, ngân hàng Agribank đã ra mắt công chúng thành công mô hình Ngân hàng số – Agribank Digital.
Xem thêm: Chương trình chuyển đổi số quốc gia trong cơ quan nhà nước, chính phủ |
Thách thức gặp phải khi chuyển đổi số Ngân hàng
Tuy vậy, hiện nay, trên hành trình “cá chép hóa rồng”, quá trình chuyển đổi số trong ngân hàng vẫn đang phải đối mặt với nhiều thách thức.
Thứ nhất, khung pháp lý hiện vẫn chưa hoàn thiện cho các dịch vụ số mới. Tiêu biểu như cơ chế thử nghiệm có kiểm soát hoạt động Fintech trong ngành ngân hàng vẫn đang chỉ dừng lại ở dự thảo. Nhiều dịch vụ như cho vay hay đầu tư vẫn chưa được cho phép thực hiện online 100%.
Thứ hai, cơ sở hạ tầng công nghệ nhằm phục vụ ngân hàng số vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề bất cập. Mỗi ngân hàng, trung gian thanh toán hay các ví diện tử đều chỉ tập trung xây dựng hệ thống trang thiết bị thanh toán riêng tại một điểm chấp nhận thanh toán. Điều này sẽ khiến lãng phí tiền của và không tối ưu được hạ tầng chung.
Thứ ba, rủi ro liên quan tới bảo mật và dữ liệu khi tiến hành chuyển đổi số là một thách thức lớn với ngành ngân hàng. Theo thống kê của chương trình Đánh giá an ninh mạng dành cho người dùng của Bkav công bố vào tháng 12/2022 thì cứ 4 người dùng Việt có tới 3 người thường xuyên nhận được tin nhắn rác hay các cuộc gọi lừa đảo tài chính online. Theo khảo sát từ Công ty An ninh mạng Viettel thì 68% tổng số các cuộc tấn công mạng có liên quan đến các tổ chức tài chính ngân hàng.
Thứ tư, nhận thức nhiều bên liên quan đặc biệt là người dùng còn hạn chế. Nhiều người dùng chưa ý thức sâu sắc được về các rủi ro có thể xảy ra trong các giao dịch trực tuyến. Nhiều sinh viên, người lao động cho thuê thông tin, giúp tội phạm tạo tài khoản ma và nhiều thủ đoạn gian lận tinh vi, khó phát hiện, điều tra.
Xem thêm: Thực trạng và xu hướng chuyển đổi số ở Việt Nam |
Tại sao cần chuyển đổi số trong ngành ngân hàng?
Dù đối mặt với nhiều trở ngại, tính tới thời điểm hiện tại, chuyển đổi số vẫn là bước tiến mang tính chiến lược đúng đắn đứng đằng sau thành công của nhiều ngân hàng trong năm 2023. Thực tế cho thấy hầu hết khách hàng, đặc biệt là những khách hàng trẻ tuổi đều đang sử dụng công nghệ số trong giao dịch và thanh toán. Do vậy, nhiệm vụ của các ngân hàng là phải đáp ứng được nhu cầu của người dùng, cung cấp các sản phẩm – dịch vụ họ mong đợi.
Dưới đây là 4 lý do mà các ngân hàng và tổ chức tài chính cần chuyển đổi số:
Tiếp cận khách hàng dễ dàng với chi phí rẻ hơn
Trong thời đại kỷ nguyên số, các ngân hàng không còn bị động về cách thức tiếp cận và thu hút khách hàng như trước. Chuyển đổi số ngân hàng đã mở ra một “cánh cửa” mới giúp các tổ chức tài chính tiếp cận khách hàng tiềm năng của họ dễ dàng và rẻ hơn. Internet cung cấp các nền tảng tuyệt vời để tiếp cận trực tiếp với những người tiêu dùng tiềm năng này, ngay trên thiết bị của họ. Điều này làm cho việc ảnh hưởng đến họ dễ dàng hơn, từ đó dẫn đến việc tăng khả năng họ đến với bạn.
Mặt khác, người tiêu dùng ngày nay lựa chọn ngân hàng tùy thuộc vào cách họ nhìn nhận về tổ chức. Nhận thức của họ được định hình và ảnh hưởng bởi các nền tảng truyền thông xã hội, thông qua các trang web và quảng cáo. Nếu các ngân hàng có thể thực hiện một số hoạt động tiếp thị trực tuyến tốt, nó sẽ giúp họ tạo dựng niềm tin trong mắt mọi người.
Chuyển đổi số Digibank trong ngân hàng giúp nâng cao chất lượng dịch vụ
Với các dịch vụ ngân hàng trước đây, khách hàng rất không hài lòng vì phải đứng chờ hàng giờ đồng hồ để nhân viên ngân hàng phân loại, kiểm tra, đối chiếu và xử lý các thông tin đăng ký mở tài khoản, chứng từ vay nợ, thanh toán, phiếu kê khai thẻ,…
Tuy nhiên, với sự tiến bộ của công nghệ số và sự phát triển của chuyển đổi số trong ngân hàng, giờ đây, khách hàng chỉ phải mất vài phút để hoàn tất các thủ tục trên.
Cá nhân hóa trải nghiệm người dùng
Chuyển đổi số trong ngân hàng cho phép các tổ chức tài chính biết người tiêu dùng thực sự muốn gì. Từ đó họ có thể tạo ra các dịch vụ tài chính cá nhân và cung cấp theo yêu cầu của khách hàng hơn là phỏng đoán. Những phát triển công nghệ sáng tạo mới cho phép các ngân hàng tăng cường sự tham gia của khách hàng với các dịch vụ cá nhân hóa.
Luôn đổi mới và thích ứng với biến động thị trường
Chuyển đổi số giúp các tổ chức ngân hàng bắt kịp xu hướng công nghệ và những thay đổi của thị trường nhanh hơn. Chỉ khi một tổ chức có thể tự nâng cấp, nó mới có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng thời đại mới. Các công nghệ kỹ thuật số tinh vi đã thay đổi cách thức hoạt động ngân hàng truyền thống. Sự xuất hiện của các cổng thông tin mua sắm, kênh xã hội và ứng dụng di động tích hợp đã mở ra rất nhiều cánh cửa cho các ngân hàng tiếp cận với khách hàng của họ.
Giải pháp chuyển đổi số ngành ngân hàng năm 2024
Năm 2024 được xác định là năm dữ liệu số và vấn đề xây dựng, phát triển, kết nối, chia sẻ, khai thác dữ liệu là yếu tố quan trọng trong chuyển đổi số, phục vụ phát triển kinh tế – xã hội, tạo ra giá trị mới. Bởi vậy ngành ngân hàng cũng đang gấp rút trong việc tạo lập cơ sở dữ liệu, kết nối, lưu trữ và xử lý dữ liệu hiệu quả để rút ngắn thời gian xác minh danh tính khách hàng, phát hiện giấy tờ giả mạo và rút ngắn tối đa thời gian thực hiện các giao dịch.
Để chuyển đổi số ngành ngân hàng thành công: Hai bài toán lớn hiện nay của ngành tài chính ngân hàng đó chính là thiếu cơ sở hạ tầng công nghệ giúp tạo lập, khai thác dữ liệu hiệu quả và những rủi ro liên quan tới bảo mật và dữ liệu khi tiến hành chuyển đổi số.
Với hơn 15 năm kinh nghiệm triển khai các công nghệ, tư vấn chuyển đổi số cho hơn 5500 khách hàng là các tổ chức, doanh nghiệp, tập đoàn lớn, FSI đã nghiên cứu để đưa ra các giải pháp giúp ngành tài chính ngân hàng tạo lập cơ sở dữ liệu, xử lý dữ liệu hiệu quả, phục vụ cho quá trình thực hiện các giao dịch mà vẫn bảo mật, an toàn.
Với việc thiếu cơ sở hạ tầng công nghệ, FSI Data Platform (FDP) chính là nền tảng lưu trữ và xử lý dữ liệu lớn toàn diện, hỗ trợ ngân hàng và tổ chức, công ty tài chính trong việc quản lý khai thác dữ liệu lớn với tốc độ cao, xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ mạnh mẽ. FSI Data Platform có thể kết nối trực tiếp tới cơ sở dữ liệu hiện có của các ngân hàng mà không làm gián đoạn hoạt động.
Đồng thời, FDP có khả năng tiếp nhận xử lý dữ liệu từ đa nguồn với mọi định dạng dữ liệu (phi cấu trúc, có cấu trúc, bán cấu trúc). Dựa vào đó, phần mềm giúp trực quan hóa dữ liệu với tốc độ cao giúp nắm bắt bức tranh toàn cảnh của tài chính cũng như nâng cao độ chính xác của những quyết định tài chính quan trọng.
Với bài toán về bảo mật cơ sở dữ liệu, FSI Data Platform giúp các ngân hàng, công ty, tổ chức tài chính đảm bảo an toàn dữ liệu nhờ bảo mật đa lớp, giúp hạn chế tối đa tình trạng rò rỉ dữ liệu nhạy cảm, xuyên suốt quá trình thu thập và xử lý dữ liệu.
Như vậy, qua bài viết, FSI hy vọng đã giúp quý độc giả hiểu rõ hơn về chuyển đổi số ngành ngân hàng với vô vàn cơ hội, thách thức, lợi ích và tiềm năng khai phá phía trước. Để các ngân hàng và tổ chức tài chính tăng tốc trên hành trình chuyển đổi số toàn diện, đừng ngần ngại, hãy liên hệ tư vấn FSI ngay hôm nay!