Trong kỷ nguyên bùng nổ của thiết bị số, những ứng dụng trực tuyến cho phép người dùng tiếp cận nội dung dưới dạng video được ưa chuộng hơn bao giờ hết. Có thể kể đến ứng dụng Tik Tok, dù “sinh sau đẻ muộn” hơn “gã khổng lồ” Youtube, nhưng chỉ trong vài năm trở lại đây, có thể thấy ứng dụng “trẻ tuổi” này được đón nhận rộng rãi và phổ biến như thế nào.
Ứng dụng Tik Tok có gì mà gây “sốt” tới vậy?
Chắc hẳn ai cũng biết, TikTok là nền tảng sản xuất video với thời lượng ngắn của Trung Quốc được ra mắt vào năm 2017, dành cho các thị trường bên ngoài Trung Quốc.
Ứng dụng nền tảng mạng xã hội có xuất xứ từ Trung Quốc – Tik Tok
Chỉ riêng ở Việt Nam, tính đến năm 2019 có khoảng 12 triệu người đăng ký tài khoản trên mạng xã hội này. Còn trên toàn thế giới, ứng dụng Tik Tok đạt 1 tỷ lượt tải xuống vào tháng 2/2019. Đến tháng 4/2020, số lượt tải xuống đạt hơn 2 tỷ trên thế giới. Chỉ sau một năm, số lượt tải xuống ứng dụng Tik Tok đã tăng gấp đôi. Quả là một con số ấn tượng.
Biểu đồ các ứng dụng có lượt tải xuống nhiều nhất năm 2019
Có thể thấy qua biểu đồ bên trên, lượt tải xuống ứng dụng Tik Tok xếp thứ nhất trong cửa hàng ứng dụng App Store và đứng thứ hai trong Google Play, chỉ sau một ứng dụng được phát hành trước nó 8 năm – WhatsApp.
Dẫu là một ứng dụng đang thịnh hành với những người dùng mạng xã hội, nhưng nó vẫn tồn tại một vài hạn chế. Hạn chế lớn nhất có thể thấy so với Youtube hay các ứng dụng xem video trực tuyến khác, mỗi video trên TikTok chỉ có thời lượng tối đa là 60 giây/video, trong khi trên nhiều nền tảng khác, thời lượng có thể dài lên tới hàng tiếng. Chính vì thời lượng ngắn, các nhà sáng tạo nội dung đã tinh giản những thông tin thừa trong video, thêm vào đó là chèn thêm subtitle (phụ đề) cho các video giúp người xem có thể đọc được những lời mà nhân vật trong video truyền tải.
Video sản xuất trên Tik Tok tuy ngắn, nhưng để sản xuất ra một sản phẩm hoàn chỉnh mất rất nhiều thời gian và công sức. Có thể kể các bước như lên nội dung, quay và chỉnh sửa video, chèn âm thanh, nhạc nền,… Chưa kể đến việc chèn thêm phụ đề giúp người xem dễ hiểu nội dung.
Làm sao để tối ưu hóa bước thêm phụ đề cho video Tik Tok
Thay vì mất thời gian “gỡ băng” để đánh máy lại phụ đề, tại sao ta không thử lựa chọn phương pháp đơn giản hơn mà cho ra kết quả hiệu quả bất ngờ, đó là sử dụng phần mềm chuyển đổi giọng nói thành văn bản.
Hiện nay trên thị trường số, không ít phần mềm chuyển đổi giọng nói ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu của người dùng. Lựa chọn ứng dụng dụng sao cho hữu hiệu và thực sự đáng tin cậy là yếu tố không thể xem nhẹ.
Là đơn vị tiên phong, “đi tắt đón đầu” trong chuyển đổi số, FSI cho ra mắt phần mềm chuyển đổi giọng nói tiên tiến với độ chính xác cao V-IONE. V-IONE ra đời không chỉ đáp ứng nhu cầu soạn thảo văn bản từ đoạn âm thanh có sẵn, mà còn khắc phục được nhiều hạn chế của những ứng dụng chuyển đổi giọng nói khác.
Phần mềm chuyển đổi giọng nói V-IONE với những tính năng vượt trội
Có thể kể đến một vài điểm nổi trội như:
- Độ chính xác, nhận dạng tốt ở khoảng cách xa 2 m cho độ chính xác lên đến 98% và từ 3-5 m độ chính xác là 95%
- Hiển thị kết quả thời gian thực
- Nhận dạng từ khoảng cách xa
- Hỗ trợ import audio nhiều định dạng
- Văn bản đầu ra được chuẩn hóa: tên, ngày, tháng
- Bao gồm 7000 từ vựng của Tiếng Việt
- Tối ưu nhận dạng giọng nói 3 miền: Bắc, Trung, Nam
- Xử lý chuyển sang số khi nói đến ngày, tháng, năm.
- Xử lý chữ viết hoa đối với đơn vị hành chính cấp tỉnh, thành phố.
Bên cạnh đó, tính bảo mật cũng là một điểm được ứng dụng V-IONE chú trọng và phát triển, điều mà nhiều ứng dụng hiện nay chưa thể đáp ứng được cho người dùng.
Xem chi tiết phần mềm tại đây
V-IONE – Bí kíp làm video của các TikToker chuyên nghiệp!