60% ngân hàng đã triển khai AI, 45% tối ưu dữ liệu hành vi. Xu hướng chuyển đổi số nào đang chi phối ngành tài chính 2025?

Bức tranh Chuyển đổi số ngành công nghệ tài chính nửa đầu năm 2025
Năm 2025, được xem là năm bản lề với ngành tài chính toàn cầu – đặc biệt là tại Việt Nam. Báo cáo nửa đầu năm cho thấy: hơn 70% tổ chức tài chính đã triển khai ít nhất một dự án chuyển đổi số có quy mô toàn hệ thống.
Chuyển đổi số ngành ngân hàng không còn dừng ở việc “số hóa quy trình”, mà đã chuyển sang giai đoạn “tái cấu trúc trải nghiệm người dùng thông qua công nghệ”
Theo báo cáo mới nhất từ Finastra và các tổ chức nghiên cứu quốc tế:
94% tổ chức tài chính tại Việt Nam cho biết đang ưu tiên triển khai trí tuệ nhân tạo (AI), đặc biệt trong các hoạt động chăm sóc khách hàng, nhận diện sinh trắc học và cá nhân hóa trải nghiệm. Ví dụ điển hình là TPBank, BIDV à VietinBank – hai ngân hàng đã ứng dụng công nghệ nhận diện khuôn mặt giúp giảm tới 30% thời gian giao dịch tại quầy.
41% tổ chức tài chính đã và đang ứng dụng xử lý ngôn ngữ tự nhiên (NLP) và dữ liệu hành vi người dùng nhằm phát triển sản phẩm tài chính mới phù hợp hơn với nhu cầu cá nhân, nâng cao hiệu quả tiếp thị và giữ chân khách hàng trung thành.
Trong lĩnh vực cho vay vốn ngân hàng, ngày càng nhiều công ty tài chính tại Việt Nam đang áp dụng mô hình chấm điểm tín dụng phi truyền thống, dựa trên dữ liệu phi tài chính như hành vi tiêu dùng, tương tác số, lịch sử giao dịch số thay vì chỉ dựa trên lịch sử tín dụng truyền thống.
Mặc dù chưa có thống kê phần trăm cụ thể, các tổ chức như Fundiin và Visa đều ghi nhận xu hướng này đang lan rộng, giúp tăng khả năng tiếp cận tài chính cho người dùng chưa từng vay vốn trước đó.

3 xu hướng công nghệ tài chính nổi bật giữa năm 2025
Trong dòng chảy dữ dội của chuyển đổi số, ba công nghệ sau được đánh giá là xương sống của mọi đổi mới trong ngành tài chính từ quý 2 năm 2025:
Agentic AI – Trợ lý tài chính số tự hành
Agentic AI là thế hệ AI mới có khả năng tự đưa ra quyết định tài chính thay mặt người dùng, không cần chỉ dẫn trực tiếp. Với khả năng tự học, lên kế hoạch, và hành động theo mục tiêu đã định, Agentic AI mở ra lợi ích lớn cho ngành ngân hàng.
Lợi ích đối với ngân hàng:
Tự động hóa tư vấn tài chính cá nhân: Thay vì khách hàng phải tra cứu hoặc gọi điện, AI có thể chủ động đề xuất gói tiết kiệm, cảnh báo chi tiêu vượt mức, hay phân tích danh mục đầu tư.
Giảm tải cho trung tâm chăm sóc khách hàng: AI có thể xử lý hàng ngàn yêu cầu cùng lúc, tăng hiệu suất và giảm chi phí vận hành.
Tăng tỷ lệ giữ chân khách hàng: Trải nghiệm thông minh và cá nhân hóa giúp tăng mức độ hài lòng và gắn bó dài hạn.
Onchain Finance – Tài chính phi tập trung trên nền blockchain
Onchain Finance là mô hình tài chính hoạt động hoàn toàn trên blockchain, không phụ thuộc vào bên trung gian, đảm bảo giao dịch minh bạch, nhanh chóng và bảo mật cao.
Lợi ích đối với ngân hàng:
Rút ngắn thời gian xử lý giao dịch: Từ vài giờ hoặc vài ngày xuống còn vài phút – ngay cả vào cuối tuần hay ngoài giờ hành chính.
Giảm chi phí vận hành và tuân thủ: Các hợp đồng thông minh (smart contracts) giúp tự động hóa các quy trình như giải ngân, chi trả bảo hiểm, xác minh danh tính.
Tăng niềm tin khách hàng: Minh bạch giao dịch giúp giảm rủi ro gian lận, cải thiện hình ảnh tổ chức
Hyper-personalization – Dịch vụ siêu cá nhân hóa dựa trên dữ liệu hành vi
Hyper-personalization sử dụng phân tích dữ liệu lớn (Big Data) và AI để tạo ra trải nghiệm tài chính “đo ni đóng giày” cho từng cá nhân, thay vì nhóm khách hàng chung chung.
Lợi ích đối với ngân hàng:
Tăng khả năng bán chéo sản phẩm: Phân tích hành vi chi tiêu và lịch sử tín dụng giúp đề xuất đúng sản phẩm – đúng thời điểm – đúng nhu cầu.
Tối ưu hóa trải nghiệm số: Giao diện ứng dụng ngân hàng có thể tự điều chỉnh theo thói quen sử dụng của từng người dùng.
Nâng cao khả năng phòng ngừa rủi ro: Hành vi bất thường sẽ được phát hiện và cảnh báo sớm, giúp ngăn chặn gian lận hoặc nợ xấu.

Gợi ý chiến lược Chuyển đổi số cho tổ chức tài chính tại Việt Nam
Trong bối cảnh chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ, các ngân hàng và tổ chức tài chính tại Việt Nam không thể chỉ “ứng phó công nghệ”, mà cần chủ động định hình lại mô hình dịch vụ, phù hợp với nhu cầu mới của khách hàng và đặc thù thị trường địa phương. Dưới đây là hai chiến lược thực tiễn được khuyến nghị bởi các chuyên gia và báo cáo quốc tế:
Tái cấu trúc mô hình dịch vụ: Từ giao dịch rời rạc sang trải nghiệm tài chính toàn diện
Theo báo cáo của McKinsey, hơn 70% khách hàng tại châu Á mong muốn các dịch vụ ngân hàng linh hoạt, cá nhân hóa và tích hợp vào đời sống hằng ngày. Điều này buộc các tổ chức tài chính phải chuyển đổi từ mô hình “giao dịch” sang “đồng hành tài chính”.
Xây dựng hành trình số liền mạch: Từ onboarding (mở tài khoản) đến tư vấn đầu tư, quản lý chi tiêu và chăm sóc sau bán – tất cả được kết nối, đơn giản hóa và số hóa toàn bộ.
Triển khai đa kênh & không gián đoạn: Khách hàng cần được phục vụ mọi lúc, mọi nơi – từ mobile app, chatbot đến giao dịch tại quầy, đảm bảo liền mạch và đồng bộ dữ liệu.
Ứng dụng AI & phân tích thời gian thực: Nhận diện hành vi, gợi ý giải pháp đúng thời điểm và hỗ trợ ra quyết định tài chính cá nhân hóa – đây chính là lợi thế cạnh tranh mới.
Điều chỉnh chiến lược theo đặc thù thị trường Việt Nam – không “copy & paste” mô hình toàn cầu
Việt Nam có nền tảng dân số trẻ, độ phủ smartphone cao và thói quen tài chính đặc thù – do đó, không thể áp dụng nguyên xi mô hình thành công từ các thị trường Mỹ, Hàn Quốc hay châu Âu.
Giải pháp công nghệ: Ứng dụng công nghệ tiên tiến (như eKYC, Open API, Blockchain) nhưng cần tối ưu theo hành vi tiêu dùng và mức độ am hiểu tài chính của người Việt.
Phối hợp chính sách linh hoạt: Tận dụng các chương trình sandbox thử nghiệm do Ngân hàng Nhà nước triển khai, đồng thời tích cực tham gia xây dựng quy trình pháp lý phù hợp với đổi mới sáng tạo.
Đầu tư vào nguồn lực nội bộ: Đào tạo đội ngũ vừa có hiểu biết công nghệ, vừa nắm bắt hành vi tài chính nội địa là chìa khóa để chuyển đổi số không chỉ bền vững mà còn mang lại điểm khác biệt thu hút khách hàng.

FSI – Nhà cung cấp giải pháp số hóa, Chuyển đổi số hàng đầu Việt Nam
Với hơn 17 năm kinh nghiệm, FSI đã triển khai thành công hàng ngàn dự án cho doanh nghiệp và cơ quan nhà nước, giúp tối ưu hóa quy trình quản lý, nâng cao hiệu suất vận hành.
Hơn 1600 doanh nghiệp, tổ chức lớn trên toàn quốc, số hóa hơn 550 triệu trang tài liệu, đảm bảo lưu trữ an toàn 450 terabyte dữ liệu, mang lại lợi ích thiết thực cho hàng nghìn khách hàng.
Bên cạnh đó, với quy trình triển khai chuyên nghiệp đạt tiêu chuẩn an toàn thông tin ISO/IEC 27001:2013, quản lý chất lượng ISO 9001:2015, các thông tin quan trọng của khách hàng luôn được bảo mật an toàn tuyệt đối.
Nhận được nhiều phản hồi đánh giá tích cực từ phía khách hàng: BIDV, SCHENKER, PESSICO..

Chuyển đổi số không còn là lựa chọn, mà là điều kiện cạnh tranh kiên quyết đối với ngành tài chính – ngân hàng trong nửa cuối năm 2025. Những tổ chức tiên phong không chỉ tối ưu vận hành, mà còn tái định nghĩa lại trải nghiệm khách hàng và giá trị dịch vụ trong kỷ nguyên số.
Các tổ chức doanh nghiệp tài chính ngân hàng đang quan tâm đến chuyển đổi số mà chưa biết bắt đầu triển khai từ đâu hãy đặt lịch ngay cùng FSI để thảo luận về nhu cầu về các dịch vụ phù hợp với tổ chức, doanh nghiệp mình.
Xem thêm: