Chuyển đổi số trong ngành xây dựng đang rất được ưu tiên bởi những giá trị mà ngành này mang đến cho nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, làm thế nào để chuyển đổi số thành công và mang lại giá trị vượt trội không phải điều dễ dàng. Cùng theo dõi bài viết dưới đây của FSI để biết về tình hình, khó khăn và phương hướng chuyển đổi số ngành xây dựng tại Việt Nam.
Chuyển đổi số ngành xây dựng được hiểu thế nào?
Chuyển đổi số trong ngành xây dựng triển khai các công cụ và công nghệ số khai thác sức mạnh của dữ liệu để làm cho hoạt động hiệu quả, năng suất và an toàn hơn.
Đối tượng, lĩnh vực ưu tiên chuyển đổi số ngành xây dựng gồm: Cơ sở dữ liệu số (CSDL) trong đó bao gồm các tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức, đơn giá để phục vụ quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng; Thực hiện Chính phủ điện tử Bộ Xây dựng; Hoạt động xây dựng (tư vấn thiết kế; tư vấn thẩm tra, thẩm định; thi công xây lắp; nghiệm thu công trình); Khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng; Quy hoạch xây dựng, phát triển đô thị và hạ tầng kỹ thuật đô thị; Nhà ở, công sở và thị trường bất động sản.

Mục tiêu của Kế hoạch đặt ra là hoàn thiện thể chế để phục chuyển đổi số của ngành Xây dựng đồng thời vận hành và cập nhật Chính phủ điện tử Bộ Xây dựng;
Hoàn thiện hệ thống Cơ sở dữ liệu số: văn bản quy phạm pháp luật; tiêu chuẩn, quy chuẩn; định mức và giá xây dựng; nhà ở, thị trường bất động sản; khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng; quy hoạch xây dựng; nâng cấp đô thị; thẩm định dự án, thiết kế và dự toán xây dựng; nghiệm thu các công trình đưa vào sử dụng; thanh tra, kiểm tra; hồ sơ cán bộ, viên chức ngành Xây dựng; chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng của tổ chức và cá nhân; phòng thí nghiệm chuyên ngành Xây dựng; đề tài, dự án sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp khoa học công nghệ và môi trường;
Phối hợp với cơ quan quản lý xây dựng địa phương để xây dựng CSDL phục vụ chuyển đổi số cho một số lĩnh vực ưu tiên;
Lựa chọn một số đối tượng cụ thể trong phạm vi quản lý nhà nước của ngành Xây dựng để ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ cho việc chuyển đổi số: Ứng dụng Hệ thống thông tin địa lý GIS trong công tác lập quy hoạch và quản lý hoạch xây dựng; Ứng dụng Mô hình thông tin công trình BIM trong các hoạt động đầu tư xây dựng công trình; Ứng dụng công nghệ số, trí tuệ nhân tạo trong quản lý vận hành đô thị thông minh, doanh nghiệp số.
Tình hình chuyển đổi số ngành xây dựng hiện nay
Những kết quả đạt được trong ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số của ngành Xây dựng trong thời gian qua đã góp phần tích cực trong việc nâng cao năng lực quản lý nhà nước, công tác chỉ đạo, điều hành, cải cách hành chính, tạo thuận lợi giải quyết thủ tục hành chính cho công dân và doanh nghiệp…
Tuy nhiên, chuyển đổi số của ngành Xây dựng vẫn đang trong giai đoạn tạo lập dữ liệu số, hoàn chỉnh các hệ thống thông tin phục vụ công tác chỉ đạo điều hành và hướng tới cung cấp dịch vụ công thuận tiện cho người dân, doanh nghiệp. Chưa có bước đột phá trong việc ứng dụng các công nghệ số để thúc đẩy triển khai phát triển Chính phủ số, làm nền tảng cho phát triển kinh tể số, xã hội số. Việc kết nối, chia sẻ tài nguyên dữ liệu số ngành Xây dựng với các cơ sở dữ liệu quốc gia và cơ sở dử liệu chuyên ngành khác có liên quan chậm được triển khai.
Giải pháp chuyển đổi số ngành xây dựng
FSI mang đến các giải pháp công nghệ hữu ích đang được FSI triển khai và ứng dụng phục vụ trong công tác chuyển đổi số ngành xây dựng tại nhiều dự án trọng điểm của quốc gia.
Các giải pháp tiêu biểu của FSI hỗ trợ cho chuyển đổi số xây dựng có thể kế đến như: Nền tảng số hóa tạo lập cơ sở dữ liệu D-IONE, phần mềm quản lý tài liệu DocEye, Công nghệ nhận dạng và bóc tách thông tin tự động IONE,…
Nền tảng số hóa tạo lập cơ sở dữ liệu D-IONE: Nền tảng giải pháp số hoá tài liệu thông minh được xây dựng theo tiêu chuẩn an ninh thông tin ISO/IEC 27001:2013 có thể đáp ứng các yêu cầu khắt khe của ngành xây dựng. D-IONE giúp các đơn vị số hóa các dữ liệu về sơ đồ, bản vẽ kiến trúc, bản đồ nhanh chóng với độ chính xác cao, đồng thời tiết kiệm 80% thời gian tìm kiếm thông tin và 50% chi phí triển khai, bảo quản những bản vẽ truyền thống so với phương pháp số hóa truyền thống, đồng thời nâng cao tính an toàn, chính xác và bảo mật thông tin qua đó giúp nâng cao hiệu suất công việc

Công nghệ nhận dạng và bóc tách thông tin tự động IONE: Xây dựng trên các công nghệ lõi: công nghệ nhận dạng ký tự quang học OCR, công nghệ nhận dạng dấu tích OMR, nhận dạng chữ viết tay ICR và công nghệ nhận dạng cấu trúc logic ADRT,…giúp nhận dạng thông tin với độ chính xác cao hơn 95% sẽ giúp việc tạo lập cơ sở dữ liệu (Big Data) trở nên đơn giản, tiết kiệm chi phí hơn nhiều lần so với phương pháp nhập liệu thủ công. Công nghệ tích hợp công nghệ thông minh như cơ chế học máy (Machine learning), AI, IOT,.. giúp nâng cao độ chính xác cho các nghiệp vụ khách hàng riêng biệt. Đồng thời tăng tính an toàn, bảo mật của hồ sơ tài liệu nhờ cơ chế bảo mật nhiều lớp được tích hợp trên hệ thống.
Phần mềm quản lý tài liệu DocEye: DocEye tích hợp tính tạo lập quy trình – thủ tục, báo cáo thống kê, giúp doanh nghiệp vận hành, quản lý công việc trên cùng một nền tảng một cách thuận tiện. Đồng thời, DocEye cũng dễ dàng tích hợp với các phần mềm hệ thống sẵn có, để tạo một cơ sở quản lý dữ liệu, nghiệp vụ liên thông và đồng bộ.
Xem thêm: