Năm 2023 khép lại với nhiều điểm sáng của chuyển đổi số Việt Nam trên mọi phương diện, đặc biệt là sự tăng trưởng của kinh tế số, sự hoàn thiện của chính phủ điện tử và sự gia tăng ứng dụng công nghệ số trong vận hành doanh nghiệp. Tiếp nối hành trình đó, năm 2024 mở ra với những mục tiêu và xu hướng CĐS mới, đòi hỏi các doanh nghiệp, các cán bộ quản lý cần nhanh chóng cập nhật và xây dựng kế hoạch hành động phù hợp. Hãy cùng đón đọc bản tổng hợp toàn cảnh báo cáo chuyển đổi tại Việt Nam 2023 và xu hướng 2024

Thành tựu và những con số nổi bật về chuyển đổi số tại Việt Nam 2023
Tại Phiên họp tổng kết hoạt động năm 2023 và phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2024 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, các báo cáo đã chỉ ra nhiều điểm sáng của công tác CĐS quốc gia. Theo đó, Năm Dữ liệu số quốc gia 2023 đã thành công xây dựng nền tảng cơ bản trong tạo lập và chia sẻ dữ liệu trong cơ quan nhà nước, tiến tới tạo nền móng phát triển cho cả 3 trụ cột là Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số.
Đặc biệt, báo cáo về chuyển đổi số tại Việt Nam đã nêu bật nhiều thành tựu ấn tượng, cụ thể như:
- Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) xếp hạng chỉ số Đổi mới sáng tạo của Việt Nam năm 2023 đứng thứ 46/132, tăng 2 bậc so với năm 2022; liên tiếp duy trì trong nhóm 50 nước dẫn đầu từ năm 2018 đến nay.
- Liên minh Bưu chính thế giới (IPU) xếp hạng chỉ số Bưu chính của Việt Nam năm 2023 đạt cấp độ 6/10, tăng 1 cấp độ so với kỳ đánh giá trước đó vào năm 2021, đứng thứ 38 toàn cầu.
- Tốc độ phát triển kinh tế số của Việt Nam được đánh giá là nhanh nhất Đông Nam Á trong 2 năm liên tiếp (2022 đạt 28%, 2023 đạt 19%), cao gấp 3,5 lần tốc độ tăng trưởng GDP. Điển hình là thương mại điện tử tăng 11%, kinh tế số du lịch tăng 82%, thanh toán số tăng 19% (theo báo cáo của Google, Temasek).
- Tỷ trọng kinh tế số trong GDP Việt Nam năm 2023 ước tính đạt 16,5% với dự kiến tốc độ phát triển trung bình vào khoảng 20%/năm (theo Bộ Thông tin và Truyền thông).
- Sau cùng, theo thống kê của Bộ TT&TT, 92% các doanh nghiệp đã quan tâm và ứng dụng CĐS trong hoạt động kinh doanh, vận hành, với hơn 50% tiếp tục duy trì sử dụng các giải pháp CĐS sau 1 thời gian thực hiện.
Đó đều là những con số nổi bật đánh dấu những cột mốc quan trọng mà chuyển đổi số Việt Nam đã chạm tới trong năm 2023. Vậy chi tiết về những thành tựu CĐS của Chính phủ và doanh nghiệp Việt đã đạt được trong năm qua như thế nào? Hãy cùng đón đọc tại phần tiếp theo của bài viết, đồng thời, quý độc giả cũng có thể dễ dàng điều hướng tới nội dung (ngành) mà mình quan tâm thông qua (menu) mục lục của bài viết.

Chuyển đổi số trong khối Chính phủ – Nhà nước
Trong năm vừa qua, Chương trình CĐS quốc gia, Chiến lược quốc gia phát triển chính phủ số, kinh tế số và xã hội số đã đặt ra 62 mục tiêu. Theo báo cáo chuyển đổi số Việt Nam từ Ủy ban Quốc gia về CĐS, có 18 mục tiêu đã hoàn thành (đạt 29%), 27 mục tiêu có khả năng hoàn thành cao (chiếm 43,5%).
Bất chấp nhiều biến động về kinh tế, chính trị trên trường quốc tế ảnh hưởng tới quá trình CĐS trong nước, toàn dân và Chính phủ đã hợp lực để hoàn thành 102/126 nhiệm vụ của kế hoạch năm 2023, đạt tỷ lệ 81%.
Điển hình như dự án Cơ sở dữ liệu (CSDL) quốc gia về dân cư đã hoàn tất kết nối, chia sẻ dữ liệu cho 15 bộ, ngành, 63 địa phương, 4 doanh nghiệp, phục vụ hơn 1,3 tỷ lượt yêu cầu tra cứu, 537 triệu lượt đồng bộ thông tin.
Việc khai thác dữ liệu dân cư hiệu quả đã tạo thuận lợi cho người dân khi thực hiện các dịch vụ công, với nhiều kết quả đáng ghi nhận như: Thời gian đăng ký khám chữa bệnh giảm từ 10 phút xuống còn 10 giây; thời gian đón tiếp bệnh nhân giảm hơn 1 giờ…
Bên cạnh đó, liên quan đến cải cách thủ tục hành chính, tính đến hết năm 2023, các bộ, ngành đã cắt giảm, đơn giản hóa gần 2.500 quy định kinh doanh, đơn giản hóa 528/1.086 thủ tục hành chính liên quan đến công dân.
Công tác triển khai, xây dựng Chính phủ số cũng đạt được nhiều kết quả tích cực, nhất là việc cung cấp các dịch vụ công trực tuyến (DVCTT). Trong đó, kết quả đạt tỷ lệ DVCTT toàn trình đủ điều kiện đạt 100% kế hoạch năm 2023.

Hiện nay, toàn bộ 83 bộ, tỉnh đã ban hành danh mục DVCTT toàn trình, một phần, theo Nghị định số 42/2022/NĐ-CP của Chính phủ ngày 24/6/2022 quy định về việc cung cấp thông tin và DVCTT của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng. Tỷ lệ các bộ, tỉnh đã xác định danh mục CSDL đạt 63%; tỷ lệ công bố kế hoạch và danh mục dữ liệu mở tăng mạnh từ 9% lên 50% so với năm 2022…
Đặc biệt, số lượng người dùng trên các nền tảng số Việt Nam ghi nhận mức tăng trưởng lên tới 46% so với năm 2022, với 03 ứng dụng của cơ quan nhà nước có lượng người dùng lớn là VNeID (Bộ Công an), VssID (Bảo hiểm Xã hội) và Thanh niên Việt Nam (Trung ương Đoàn).
Sau cùng, theo thống kê từ báo cáo về chuyển đổi số tại Việt Nam 2023, tất cả các địa phương đều đã thành lập các Tổ công nghệ số cộng đồng, với hơn 80.000 tổ, gần 380.000 thành viên tham gia. Đây là lực lượng đã và đang hỗ trợ lớn cho công cuộc CĐS quốc gia với nhiệm vụ đi từng ngõ, gõ từng nhà, đến từng hộ gia đình để hướng dẫn người dân sử dụng nền tảng số.
Chuyển đổi số trong đa ngành
Chuyển đổi số ngành Y tế
Theo báo cáo chuyển đổi số Việt Nam năm 2023, ngành Y tế cùng các cơ sở khám, chữa bệnh, bệnh viện trên toàn quốc đã tiến hành cải cách hành chính và CĐS mạnh mẽ, đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận như:
- Kết nối liên thông giữa 63 Sở Y tế, 63 cơ quan Bảo hiểm xã hội, 99,5% cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc với hệ thống giám định của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, 100% bệnh viện đã triển khai hệ thống thông tin bệnh viện.
- 100% cơ sở khám chữa bệnh trên toàn quốc đã triển khai khám chữa bệnh BHYT bằng căn cước công dân gắn chip, với trên 49,6 triệu lượt tra cứu thông tin thẻ BHYT bằng căn cước công dân gắn chíp thành công phục vụ làm thủ tục khám chữa bệnh BHYT.
- 63/63 Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, 4.160 cơ sở khám chữa bệnh đã triển khai đơn thuốc điện tử và liên thông đơn thuốc với hệ thống đơn thuốc quốc gia.
- 63/63 tỉnh, thành phố trên cả nước triển khai hệ thống thống kê y tế điện tử; cập nhật 5 chỉ tiêu báo cáo đã kết nối lên Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ.
- 100% hồ sơ công việc của Bộ Y tế được thực hiện, quản lý trên môi trường điện tử; 100% Lãnh đạo từ cấp Vụ, Cục trở lên của Bộ Y tế được cấp chữ ký số; 100% thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền của Bộ Y tế được cung cấp trên môi trường mạng; 100% (161/161) thủ tục hành chính đủ điều kiện dịch vụ công trực tuyến toàn trình.
- 100% các cơ sở khám chữa bệnh có dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt theo nhiều hình thức khác nhau (chuyển khoản, quét mã QR code, ví điện tử, thẻ khám chữa bệnh có kết nối với ngân hàng…) bảo đảm thuận tiện cho người dân khi đi khám chữa bệnh; 100% cơ sở đào tạo nhân lực y tế thanh toán học phí không dùng tiền mặt.
- Hơn 1.000 cơ sở y tế trên cả nước tiếp tục sử dụng hệ thống khám chữa bệnh từ xa; đẩy mạnh ứng dụng tư vấn khám chữa bệnh từ xa, hỗ trợ người dân.
- Ban Cán sự Đảng Bộ Y tế ban hành Nghị quyết số 157-NQ/BCSĐ ngày 03/2/2023 về CĐS y tế đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; đồng thời, Bộ Y tế kiện toàn Ban Chỉ đạo chuyển đổi số và 100% đơn vị thuộc Bộ Y tế thành lập Tổ chuyển đổi số.
Đọc chi tiết thêm về Chuyển đổi số ngành y tế tại: https://fsivietnam.com.vn/chuyen-doi-so-nganh-y-te/

Chuyển đổi số ngành Giáo dục
Được lựa chọn là một trong 8 ngành ưu tiên của chuyển đổi số Việt Nam, ngành Giáo dục là một điểm sáng của chương trình CĐS quốc gia trong năm 2023, với nhiều thành tựu tiêu biểu như:
- Hoàn thành cơ bản việc xây dựng CSDL ngành với thông tin thu thập đầy đủ, được làm sạch và kết nối với các CSDL quốc gia, của gần 53.000 cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông và 442 cơ sở giáo dục đại học.
- Kết nối, đồng bộ dữ liệu của hơn 1,6 triệu hồ sơ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; gần 24 triệu hồ sơ học sinh với CSDL quốc gia về dân cư, giúp xác thực định danh và làm giàu dữ liệu về giáo dục cho hơn 23 triệu hồ sơ.
- Chia sẻ, kết nối thông suốt CSDL dùng chung của ngành từ trung ương (Bộ Giáo dục và Đào tạo) tới các địa phương (63 sở, 705 phòng Giáo dục và Đào tạo).
- Lần đầu tiên đưa vào khai thác sử dụng CSDL về giáo dục đại học (HEMIS), trong đó có công tác tuyển sinh thực hiện trực tuyến trên HEMIS. Hệ thống đã kết nối thông suốt với CSDL quốc gia về bảo hiểm và thực hiện đồng bộ dữ liệu về người lao động, việc làm của trên 97.000 sinh viên đã tốt nghiệp năm 2022 và gần 7.400 sinh viên tốt nghiệp năm 2023.
- Thúc đẩy hoạt động “học tập suốt đời” cùng các tài liệu trực tuyến thông qua chia sẻ 5.000 bài giảng điện tử cùng 7.000 luận văn, hơn 31.000 câu hỏi trắc nghiệm,… từ những người dạy học có chuyên môn.
Đọc chi tiết thêm tại: Các bước chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo 2024

Bên cạnh đó, theo các thông tin tổng hợp về báo cáo chuyển đổi số Việt Nam 2023 đối với ngành Giáo dục:
- 100% cơ sở giáo dục và đào tạo đã kết nối internet tốc độ cao, 90% cơ sở giáo dục sử dụng phần mềm quản lý theo mô hình trực tuyến.
- Nhiều dịch vụ công trực tuyến lĩnh vực giáo dục và đào tạo đã được triển khai kết nối với Cổng dịch vụ công quốc gia.
- Các mô hình, phương thức dạy, học và kiểm tra đánh giá được đổi mới nhờ ứng dụng các giải pháp công nghệ số. Người học được tiếp cận với các phương pháp học tập mới có sự hỗ trợ của công nghệ (như mô phỏng, thực tế ảo, lớp học kết nối thông minh…) giúp việc học trở nên dễ dàng, hấp dẫn hơn
- Các kho học liệu được số hóa giúp việc tiếp cận với giáo dục được thuận lợi hơn, không giới hạn thời gian và khoảng cách địa lý, và tiết kiệm chi phí.
- Một số tỉnh, thành phố đã áp dụng bản đồ GIS trong tuyển sinh đầu cấp giúp nâng cao hiệu quả công tác tuyển sinh, đảm bảo công bằng, minh bạch, và dễ dàng bố trí học sinh học ở các trường gần nhà, thuận tiện cho phụ huynh đưa đón;
- Mô hình lớp học số được triển khai tại những nơi có điều kiện khó khăn, khắc phục tình trạng thiếu giáo viên.
Chuyển đổi số ngành Tài chính – Ngân hàng
Ngành Ngân hàng luôn là một trong những ngành tiên phong khi nhìn vào bức tranh chuyển đổi số Việt Nam. Năm 2023 tiếp tục là một năm chứng kiến nhiều thành tựu đáng nể của ngành Tài chính – Ngân hàng, cụ thể:
- Nhiều nghiệp vụ ngân hàng, như mở tài khoản thanh toán, thanh toán chuyển tiền, gửi tiền/gửi tiết kiệm đã được số hóa toàn diện 100%, cho phép khách hàng thực hiện hoàn toàn trên kênh số; nhiều ngân hàng Việt Nam đã ghi nhận tỷ lệ hơn 90% giao dịch của khách hàng được thực hiện qua kênh số.
- Các chỉ số thanh toán không dùng tiền mặt tăng trưởng khả quan như số lượng giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt tăng từ 50,3-99,1%, giá trị tăng từ 5,4-10,8% tùy phương thức thanh toán; đồng thời đảm bảo các hệ thống thanh toán luôn vận hành ổn định, thông suốt và an toàn.
Song song với đó, theo các thông tin tổng hợp về báo cáo chuyển đổi số Việt Nam 2023 đối với ngành Tài chính:
- Hệ thống Hóa đơn điện tử được áp dụng trên phạm vi toàn quốc với tổng số lượng hóa đơn đã tiếp nhận và xử lý (tính tới cuối 2023) đạt gần 6,1 tỷ hóa đơn, trong đó 1,7 tỷ hóa đơn có mã; hơn 4,4 tỷ hóa đơn không mã.
- Kho bạc Nhà nước chính thức triển khai diện rộng quy trình thanh toán tự động các khoản chi điện, nước, dịch vụ viễn thông theo ủy quyền của các đơn vị sử dụng ngân sách.
- Bản đồ số hộ kinh doanh tiếp tục được triển khai; vận hành hệ thống phân tích CSDL và quản lý hóa đơn điện tử dựa trên cơ sở phân tích dữ liệu lớn (Big Data) và trí tuệ nhân tạo (AI); đồng thời triển khai mở rộng chương trình hóa đơn điện tử từ máy tính tiền…
- Đặc biệt, “Dịch vụ khai thuế GTGT đối với phương pháp khấu trừ đối với hoạt động sản xuất kinh doanh” của Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính) được Bộ Thông tin và Truyền thông tôn vinh là 1 trong 4 dịch vụ công trực tuyến xuất sắc.
Đọc thêm về chuyển đổi số ngân hàng tại: https://fsivietnam.com.vn/chuyen-doi-so-trong-ngan-hang/ |

Chuyển đổi số ngành Logistics – Vận tải
Với đặc thù phức tạp, cơ cấu khổng lồ, ngành Logistics Việt Nam phải đối mặt với không ít thử thách trên hành trình chuyển đổi số. Tuy vậy, trong năm 2023, bằng sự quyết tâm và đồng lòng của các cấp quản lý lẫn khối doanh nghiệp, ngành Logistics đã có sự lột xác, chuyển đổi phương thức vận hành từ nặng về thủ công sang đẩy mạnh số hóa và tự động hóa hiệu quả.
Một số kết quả đáng ghi nhận theo báo cáo chuyển đổi số Việt Nam 2023 có thể kể tới:
- Theo báo cáo của Agility, năm 2023, Việt Nam xếp hạng thứ 10 trong nhóm 50 thị trường logistics mới nổi toàn cầu, tăng 1 bậc so với năm 2022.
- Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB) công bố Chỉ số Hiệu quả Logistics (LPI – Logistics Performance Index) năm 2023, Việt Nam xếp thứ 43, nằm trong nhóm 5 nước ASEAN xếp hạng cao nhất, với tốc độ tăng trưởng thị trường logistics bình quân hàng năm đạt 14 – 16%.
- Cả nước hiện có 69 trung tâm logistics có quy mô lớn và vừa, trong đó, nhiều trung tâm logistics thế hệ mới được áp dụng công nghệ 4.0 với chức năng cung ứng dịch vụ vận tải, hoàn tất đơn hàng, phân phối… chuyên nghiệp và đảm bảo chất lượng cao.
Bên cạnh đó, nhiều giải pháp thông minh và công nghệ cao được ứng dụng hiệu quả trong lĩnh vực Logistics, vận tải, thúc đẩy chuyển đổi số Việt Nam như:
- Cổng container tự động (autogate) giúp thực hiện kiểm tra, nhận dạng mã container; nhận diện biển số xe đầu kéo/rơ moóc; điều khiển tự động đóng/mở barrie, đọc chỉ số đầu cân điện tử dựa trên việc áp dụng thuật toán và trí tuệ nhân tạo, đồng thời, gửi các thông tin qua ứng dụng trên điện thoại di động cho bên vận chuyển.
- Việc thanh toán phí dịch vụ được thực hiện qua ví điện tử, có áp dụng chữ ký số và sử dụng robot để xuất hóa đơn tự động, giúp rút ngắn tối đa thời gian lái xe dừng tại cổng để làm thủ tục. Theo ghi nhận tại cảng Đà Nẵng, sau khi ứng dụng autogate, thời gian chờ đã giảm từ 3 – 4 phút, xuống còn 25 – 30 giây cho mỗi lượt xe container.
- Giải pháp tự động chụp ảnh, nhân diện tình trạng vỏ container tại tuyến cầu tàu; Ứng dụng camera đầu cầu phục vụ cho giám sát, ghi nhận hoạt điều hành, khai thác tại tuyến cầu tàu; tại tuyến bãi cảng ứng dụng hệ thống định vị dẫn hướng tự động (D.GPS) lắp đặt trên các RTG/Reach Stacker; Giám sát hành trình và nhiên liệu cho xe vận chuyển nội bộ; và tại tuyến cổng cảng ứng dụng các giải pháp công nghệ nhận dạng mã container, nhận diện biển số xe đầu kéo, rơ moóc; tích hợp với các phần mềm PL-TOS, ePort và App Container checker.
Đặc biệt, một điểm sáng không thể bỏ qua của năm 2023 là sự kiện đưa vào vận hành chính thức Tổ hợp công nghệ chia chọn thông minh Viettel Post. Đây là tổ hợp chia chọn sử dụng robot tự hành chia chọn hàng hoá (robot AGV), hệ thống chia chọn dạng băng tải (Cross-belt Sorter) cùng hệ thống chia hàng lớn (Wheel Sorter Matrix) có mức tự động hóa cao nhất Việt Nam.
Tổ hợp có công suất xử lý lên đến 1,4 triệu bưu phẩm/ngày, tăng 40% so với trước, có khả năng đáp ứng 50% dung lượng thương mại điện tử tại Việt Nam. Nhờ tự động hóa hiệu quả, thời gian chuyển phát toàn trình được rút ngắn 8-10 giờ, tăng 3,5 lần sản lượng và tối ưu 60% chi phí nhân sự.
Đọc chi tiết thêm tại: Thách thức và giải pháp trong chuyển đổi số ngành Logistics 2024

Chuyển đổi số ngành Du lịch
Kể từ sau đại dịch COVID-19, ngành du lịch nước nhà đã có những bước phát triển nhanh và vững, nhất là trong công tác CĐS, nhằm nâng cao trải nghiệm của du khách và cải thiện hiệu quả kinh doanh.
Theo báo cáo của E-Conomy SEA năm 2023, du lịch trực tuyến tại Việt Nam hiện đạt giá trị 5 tỷ USD và dự kiến sẽ đạt 7 tỷ USD vào năm 2025, 10 tỷ USD vào năm 2030. Đóng góp vào sự tăng trưởng ấn tượng đó, phải kể tới các giải pháp, chương trình CĐS được lên kế hoạch và triển khai đồng bộ từ Trung ương tới địa phương, cùng sự hợp lực của các doanh nghiệp du lịch, tổ chức lữ hàng trên toàn quốc.
Cụ thể, theo thông tin tổng hợp từ các báo cáo chuyển đổi số Việt Nam 2023, ngành du lịch nước nhà đã:
- Đẩy mạnh xây dựng hệ sinh thái du lịch thông minh thông qua tạo lập hệ thống CSDL số của ngành du lịch Việt Nam; thiết lập kết nối liên thông hệ thống thông tin giữa cơ quan quản lý, địa phương và doanh nghiêp…
- Phát triển và phát hành thành công Thẻ Du lịch thông minh, ứng dụng Du lịch Việt Nam – Vietnam Travel, ứng dụng Nền tảng Quản trị và Kinh doanh du lịch, Trang vàng Du lịch Việt Nam, hệ thống CSDL Du lịch Việt Nam…
- Số hóa và gắn mã QR có thuyết minh tự động tại nhiều địa điểm tham quan du lịch trên toàn quốc, giúp du khách có thể quét và tự tìm hiểu về lịch sử, văn hoá một cách chính xác và rõ ràng. Qua đó, giúp tăng sự tiện lơi cho những người đi du lịch một mình và giảm khối lượng công việc cho đội ngũ ban quản lý, hướng dẫn viên.
- Triển khai các điểm chấp nhận thanh toán không dùng tiền mặt tại các cơ sở lưu trú, nhà hàng, khách sạn…
- Thực hiện số hóa Di sản 3D, xây dựng các bảo tàng số; Cổng thông tin điện tử du lịch thông minh, cũng như phần mềm bản đồ du lịch số tương tác 3D; phát triển sản phẩm du lịch số bằng công nghệ thực tế ảo, thực tế tăng cường (AR – VR), giúp du khách trải nghiệm những chuyến tham quan du lịch ảo.
Đọc thêm về chuyển đổi số du lịch tại: https://fsivietnam.com.vn/giai-phap-chuyen-doi-so-nganh-du-lich/

Những mục tiêu và nhiệm vụ ưu tiên của chuyển đổi số Việt Nam 2024
Nếu như 2023 được coi là “năm bản lề” của chuyển đổi số Việt Nam với nhiệm vụ trọng tâm về dữ liệu số, số hóa và tạo lập CSDL quốc gia thì 2024 sẽ là “năm tăng tốc” đầy tham vọng, đưa CĐS vào đời sống thực tiễn nhiều hơn nhằm bứt phá phát triển kinh tế – xã hội.
Theo thông tin chính thức từ báo cáo chuyển đổi số Việt Nam 2023, nhằm thúc đẩy CĐS quốc gia, CĐS doanh nghiệp, Phiên họp lần thứ 7 của Ủy ban Quốc gia về CĐS đã thống nhất lựa chọn chủ đề năm 2024 là năm “Phát triển kinh tế số với 04 trụ cột: công nghiệp công nghệ thông tin, số hóa các ngành kinh tế, quản trị số, dữ liệu số – Động lực quan trọng cho phát triển kinh tế – xã hội nhanh và bền vững”. Từ chủ đề trên, các bộ, ban, ngành cùng khối các doanh nghiệp sẽ xác định các mục tiêu, nhiệm vụ ưu tiên và kế hoạch triển khai phù hợp trong năm 2024.
Bên cạnh đó, một thông tin đáng lưu ý đối với các doanh nghiệp, Bộ TT&TT đã đề xuất với Ủy ban Quốc gia định hướng các nhiệm vụ trọng tâm chuyển đổi số Việt Nam năm 2024 là “Phổ cập hạ tầng số và sáng tạo ứng dụng số để phát triển kinh tế số, tạo động lực mới cho tăng trưởng kinh tế và tăng năng suất lao động”.
Cơ sở cho định hướng này là bởi muốn phát triển kinh tế số, cần đến hạ tầng số mạnh mẽ và ứng dụng số thông minh. Do đó, ưu tiên đặt ra cho Việt Nam là đầu tư và hiện đại hóa hạ tầng số, đồng thời, yêu cầu sự hợp lực từ các doanh nghiệp công nghệ số và nhà mạng để phát triển các ứng dụng số phục vụ CĐS đa ngành trong năm 2024.

Chi tiết hơn, các nhiệm vụ quan trọng để thúc đẩy chuyển đổi số Việt Nam trong giai đoạn mới bao gồm:
- Nâng cao hiệu quả thực hiện dịch vụ công trực tuyến; đẩy mạnh phát triển hạ tầng số quốc gia, tập trung xây dựng Trung tâm Dữ liệu quốc gia; khẩn trương nâng cấp đường trục quốc gia để sớm thương mại hóa 5G trong năm 2024.
- Triển khai hiệu quả và phát triển các nền tảng số, ứng dụng số, dịch vụ số, tập trung phát triển và đẩy mạnh phát triển nền tảng trí tuệ nhân tạo (AI), trợ lý ảo, ứng dụng công dân số VNeID, ứng dụng thanh toán số, hóa đơn điện tử, hợp đồng điện tử, chữ ký số cá nhân…
- Đảm bảo an toàn thông tin, an ninh mạng các hệ thống thông tin, CSDL; khẩn trương khắc phục những lỗ hổng bảo mật, tình trạng lộ lọt thông tin và bảo vệ dữ liệu cá nhân.
- Đẩy mạnh thông tin tuyên truyền sâu rộng đến các tầng lớp nhân dân nhằm nâng cao nhận thức về CĐS, nhất là dịch vụ công trực tuyến, ứng dụng số…
- Tăng cường hợp tác quốc tế trong CĐS, nhất là hợp tác đầu tư, chuyển giao công nghệ, thu hút và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.
Các xu hướng và giải pháp quan trọng trên hành trình chuyển đổi số 2024
Các xu hướng chuyển đổi số 2024
Dựa trên bức tranh toàn cảnh từ báo cáo chuyển đổi số Việt Nam 2023, bước sang năm 2024, các tổ chức, doanh nghiệp được dự đoán sẽ có những xu hướng ứng dụng công nghệ tuỳ thuộc vào mức độ CĐS của mình.
Với những doanh nghiệp có mức độ CĐS thấp, việc triển khai số hoá các hoạt động nghiệp vụ, hành chính, kế toán sẽ là ưu tiên hàng đầu. Trong khi đó, với các doanh nghiệp có mức độ CĐS trung bình, đã có các nghiệp vụ được số hoá một phần, sẽ cần ưu tiên các hoạt động tối ưu vận hành, ứng dụng công nghệ điện toán đám mây (Cloud) để tăng tính linh hoạt, đồng thời, thử nghiệm dần những công nghệ mới như AI, IoT nhằm tìm cách nâng cao hiệu suất vận hành hay hiệu quả của CĐS.

Tổng kết lại, các chuyên gia về công nghệ và CĐS dự báo sẽ có 6 xu hướng chuyển đổi số quan trọng mà doanh nghiệp Việt cần lưu ý trong năm 2024:
Thay đổi nhận thức về ứng dụng AI từ “có cũng được” sang “nhất định phải có”
Theo báo cáo của Cisco, có tới 99% các công ty cho biết đã triển khai các công nghệ hỗ trợ bởi AI trong sáu tháng cuối năm 2023. Đồng thời, 99% các tổ chức đã có sẵn hoặc đang trong quá trình phát triển chiến lược AI.
Năm 2024 được dự kiến sẽ chứng kiến sự bùng nổ của làn sóng cách mạng AI tiếp theo. Do đó, các công ty sẽ cần chuẩn bị kỹ để đón đầu xu hướng này và thúc đẩy chuyển đổi số Việt Nam, chú trọng giải quyết các vấn đề về AI không chỉ từ góc độ công nghệ, mà còn cả về con người, khi có những nhân viên chưa sẵn sàng sử dụng công nghệ mới này.
Triển khai và cải thiện hiệu quả quản lý “đa đám mây”
Đa đám mây là phương thức sử dụng nhiều nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây khác nhau. nhằm tận dụng những ưu điểm của từng nền tảng. Trên thực tế, việc áp dụng đám mây lai cho phép các doanh nghiệp cân bằng giữa tính bảo mật và kiểm soát cao hơn của đám mây riêng (private cloud) với khả năng mở rộng, tiết kiệm chi phí của đám mây công cộng (public cloud).
Theo Grand View Research, thị trường quản lý đa đám mây có giá trị 8,03 tỷ đô la Mỹ vào năm 2022 trên toàn cầu và 9,94 tỷ đô la Mỹ vào năm 2023. Với mức tăng trưởng kép hàng năm dự kiến đạt 28% từ năm 2023 đến năm 2028, quản lý đa đám mây là một xu hướng đang phát triển mạnh mẽ trên tiến trình CĐS của doanh nghiệp.
Tăng tốc độ xử lý dữ liệu theo thời gian thực với công nghệ điện toán biên
Dự kiến trong năm 2024, tính toán tại rìa hay công nghệ điện toán biên (edge computing) sẽ tiếp tục bùng nổ khi các doanh nghiệp, tổ chức tìm cách xử lý dữ liệu gần sát nguồn hơn, nhằm giảm độ trễ và nâng cao khả năng vận hành theo thời gian thực.
Đối với chuyển đổi số Việt Nam, xu hướng này đặc biệt quan trọng đối với các ứng dụng công nghệ đòi hỏi độ trễ thấp như robot, thiết bị tự hành, sản xuất thông minh và chăm sóc sức khỏe. Bằng cách phân tán sức mạnh tính toán, điện toán biên đảm bảo quá trình ra quyết định nhanh hơn và hiệu suất hệ thống tổng thể được cải thiện.
Tăng cường bảo mật dữ liệu và an ninh mạng
Theo nghiên cứu của Statista, doanh thu của thị trường bảo mật dữ liệu toàn cầu đạt 6,04 tỷ đô la Mỹ vào cuối năm 2023 và được dự báo vượt mốc 11 tỷ đô la vào năm 2028.
Trước thực tế là hàng tỉ dữ liệu đã rời bỏ định dạng giấy và đang chuyển lên đám mây, hay các hệ thống lưu trữ điện tử, doanh nghiệp ngày nay phải đối mặt với thách thức mới về việc thông tin có thể bị đánh cắp và sử dụng với mục đích xấu. Do đó, bảo mật và quản trị dữ liệu đang là xu hướng tất yếu thu hút sự quan tâm lớn từ cả doanh nghiệp và chính phủ trên toàn thế giới.
Chú trọng tới chuyển đổi số xanh và bền vững
Trong năm 2024, các doanh nghiệp sẽ cần chú trọng hơn về tính bền vững trong quá trình CĐS nhằm tạo ra sự cân bằng giữa tiến bộ công nghệ và trách nhiệm với môi trường. Một ví dụ điển hình là các doanh nghiệp đang chuyển sang lựa chọn phần cứng lẫn các giải pháp phần mềm tiết kiệm năng lượng và sử dụng ít tài nguyên hơn, nhằm tiết kiệm năng lượng và giảm thiểu lượng khí thải carbon.
Dẫn đầu xu hướng này chính là các ông lớn trong làng công nghệ, như Apple đã đặt mục tiêu đến năm 2030, toàn bộ chuỗi cung ứng và vòng đời sản phẩm của họ sẽ trung hòa carbon, Google, Microsoft và Amazon cũng đã đặt ra những mục tiêu CĐS xanh và bền vững cho tương lai. Trước sự tiên phong dẫn dắt của những “anh cả” trên, các doanh nghiệp khác trên toàn cầu và Việt Nam cũng sẽ sớm tham gia xu hướng này.
Tập trung vào khai thác dữ liệu “sẵn có” của tổ chức, doanh nghiệp
Trước áp lực từ các luật bảo mật ngày càng nghiêm ngặt, cùng cam kết loại bỏ cookie của bên thứ ba của Google trong năm 2024, các doanh nghiệp sẽ không còn khả năng truy cập và nắm bắt được các dữ liệu về khách hàng như trước.
Do đó, trên hành trình chuyển đổi số Việt Nam, CĐS doanh nghiệp 2024, để phục vụ công tác tối ưu hóa vận hành, kinh doanh, marketing, nhắm quảng cáo, các doanh nghiệp sẽ cần tự chủ hơn trong việc thu thập, tận dụng dữ liệu trực tiếp từ các khách hàng hiện tại cũng như khách hàng tiềm năng trên các kênh do họ sở hữu. Chẳng hạn như người đăng ký email, chương trình khách hàng thân thiết, dữ liệu hành vi trên trang web của doanh nghiệp, hoặc tại cửa hàng được lưu lại trên camera AI giám sát thông minh…
Đây chắc chắn là một xu hướng chuyển đổi số mà các tổ chức, doanh nghiệp Việt không thể bỏ qua trong 2024.
Các giải pháp hỗ trợ chính phủ và doanh nghiệp tăng tốc chuyển đổi số trong năm 2024
Nhằm tăng tốc và đạt được các mục tiêu quan trọng đã nêu tại báo cáo về chuyển đổi số tại Việt Nam, bài toán đặt ra cho các Bộ, ban, ngành và khối các doanh nghiêp là cần các giải pháp giúp quản trị và khai thác dữ liệu số tổng thể, hiệu quả và linh hoạt hơn trong 2024.
Đáp ứng nhu cầu này, dựa trên 16 năm kinh nghiệm tư vấn, triển khai các dự án công nghệ cao cho hàng ngàn cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đa ngành, FSI đem tới hệ sinh thái giải pháp chuyển đổi số lấy dữ liệu làm trung tâm, với hơn 50 sản phẩm, dịch vụ, sẽ đồng hành xuyên suốt cùng khách hàng tại bất kỳ đâu trên hành trình khai phá dữ liệu.
Tiêu biểu trong số đó, tương ứng với các giai đoạn chính của hành trình CĐS với dữ liệu làm trọng tâm gồm:
- Tạo lập dữ liệu số: FSI cung cấp giải pháp số hóa tài liệu tổng thể, với năng lực triển khai top 1 tại thị trường Việt Nam, bao gồm từ dịch vụ chỉnh lý tài liệu; dịch vụ scan tài liệu; tới dịch vụ nhập liệu và chuyển đổi dữ liệu chuyên nghiệp. Giải pháp đã đồng hành cùng hơn 1500 doanh nghiệp, tập đoàn lớn, xây dựng CSDL thành công như DB Schenker Việt Nam, Masterise Group, Mercedes-Benz Việt Nam, Bayer Vietnam, Bosch, Honda Việt Nam, Shopee Việt Nam, …

- Kết nối, lưu trữ, và xử lý dữ liệu: FSI đã nghiên cứu và cho ra mắt nền tảng lưu trữ và xử lý dữ liệu lớn toàn diện FSI Data Platform, được phát triển dựa trên công nghệ mã nguồn mở Hadoop gồm 4 module chính: Kết nối và tổng hợp dữ liệu; Lưu trữ và xử lý dữ liệu; Chia sẻ dữ liệu; và Trực quan hóa dữ liệu. Đây là giải pháp giúp kết nối, thu thập dữ liệu tự động từ đa nguồn mà không phụ thuộc vào đơn vị quản lý nguồn dữ liệu gốc, cũng như không ảnh hưởng đến hoạt động của các bên liên quan; đồng thời, cho phép tạo lập các data warehouse (kho dữ liệu) nhanh chóng, dễ dàng, không cần lập trình lại và không phải phụ thuộc đơn vị phát triển hệ thống, phần mềm ban đầu.

- Khai thác và ứng dụng dữ liệu vào vận hành: Với giải pháp quản lý và lưu trữ Camera tập trung FSI CloudCam, FSI giúp các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp khai thác hiệu quả các dữ liệu hình ảnh từ hệ thống giám sát hiện hành, áp dụng vào tối ưu hóa, tự động hóa các nghiệp vụ vận hành cũng như cải thiện an ninh, an toàn của khu vực.

Điểm chung của các giải pháp CĐS từ FSI là khả năng xử lý mạnh mẽ, tính bảo mật cao và sự linh hoạt, qua đó, giúp khách hàng tạo lập, lưu trữ và khai thác hiệu quả dữ liệu, tăng tốc CĐS thông qua vận hành doanh nghiệp dựa trên dữ liệu đáng tin cậy.
Nhờ làm chủ các công nghệ lõi tiên tiến về AI, Machine Learning, Deep Learning, Big Data, Cloud, kết hợp cùng trí tuệ tập thể của đội ngũ hơn 100 kỹ sư và chuyên gia công nghệ đầu ngành, các giải pháp của FSI có khả năng xử lý dữ liệu khối lượng lớn, tốc độ và độ chính xác cao, cùng tính linh hoạt và tùy biến mạnh mẽ.
Bên cạnh đó, thấu hiểu nỗi lo bảo mật dữ liệu của doanh nghiệp, FSI đã chú trọng đầu tư, trang bị và cải tiến không ngừng năng lực bảo đảm an toàn thông tin cho các giải pháp, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế cao nhất như ISO/IEC 27001:2013, ISO 27017, ISO 27018, ISO 9001:2001, PCI DSS.
Chính nhờ những yếu tố trên, hệ sinh thái giải pháp của FSI đã được hơn 5500 khách hàng thuộc khối hành chính công, doanh nghiệp, tập đoàn lớn tại Việt Nam tin tưởng đồng hành trên hành trình CĐS. Đồng thời, giúp FSI lọt top 10 doanh nghiệp hàng đầu về cung cấp dịch vụ, giải pháp chuyển đổi số Việt Nam.
Tổng kết lại, báo cáo chuyển đổi số Việt Nam ghi nhận toàn cảnh CĐS quốc gia 2023 đã đạt được nhiều thành tựu trong đa lĩnh vực, đem tới nhiều sự chuyển biến tích cực về kinh tế – xã hội, đồng thời, khẳng định vị thế của Việt Nam trên bản đồ CĐS thế giới. Cùng với đó, nhiều mục tiêu, giải pháp và xu hướng cụ thể của CĐS 2024 đã được công bố, tạo thuận lợi để các doanh nghiệp chủ động xây dựng kế hoạch hành động phù hợp.