Kinh tế số luôn nằm trong định hướng phát triển của Nhà nước ta và đưa tới nhiều cơ hội phát triển. Từ lâu, Việt Nam là quốc gia có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế số với những lợi thế nhất định. Vậy nền kinh tế số sẽ mở ra những lợi ích cụ thể nào? Nước ta đang thực hiện nền kinh tế số ra sao? Cùng FSI đọc ngay bài viết dưới đây để khám phá.
Kinh tế số là gì?
Kinh tế số (Digital Economy) là một nền kinh tế duy trì và phát triển không ngừng dựa trên công nghệ số hiện đại. Kinh tế số còn được gọi là kinh tế Internet (Internet Economy), kinh tế mới (New Economy) hay kinh tế mạng (Web Economy). Nền kinh tế đặc biệt này được cấu thành từ các giao dịch điện tử qua internet.
Theo “Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam năm 2019”, kinh tế số là toàn bộ hoạt động kinh tế dựa trên nền tảng số. Hoạt động phát triển kinh tế số là sử dụng công nghệ số cùng dữ liệu để tạo ra mô hình hợp tác, kinh doanh kiểu mới, phù hợp với xu thế phát triển của công nghệ hiện đại.
Xu hướng phát triển kinh tế số của Việt Nam hiện nay
Theo báo cáo của Google, giá trị nền kinh tế số Việt Nam hiện đã đạt 14 tỷ USD, cao gấp 4,5 so với khoảng thời gian 5 năm trước. Với tốc độ phát triển hiện tại, Google cho rằng: vào năm 2025, giá trị nền kinh tế số nước ta sẽ chạm mốc 43 tỷ USD.
Theo khái niệm, kinh tế số vận hành dựa trên hoạt động nền tảng số. Để phát triển nền kinh tế số nước ta sẽ tập trung khai thác dữ liệu và công nghệ số để kiến tạo nên mô hình kinh doanh mới. Với nhiều nền tảng công nghệ trọng tâm là trí tuệ nhân tạo – AI, chuỗi khối – Blockchain, dữ liệu lớn – Big Data, Internet vạn vật – IoT, điện toán đám mây – Cloud Computing, nền kinh tế số mở ra nhiều cơ hội phát triển cho nền kinh tế Việt Nam. Nước ta cần nắm bắt thời cơ để phát triển đột phá, nhanh chóng để bắt kịp các nước phát triển trong khu vực cũng như trên thế giới.
Kinh tế số là thành tố giúp tăng năng suất lao động cũng như phát triển nền kinh tế nói chung trong giai đoạn phục hồi sau đại dịch. Chúng tạo ra sự tăng trưởng bền vững vì vận dụng nhiều tri thức hơn các tài nguyên tự nhiên.
Hiện nay nhờ nỗ lực chuyển đổi số quốc gia, nền kinh tế số đã mở rộng về quy mô đạt 14 tỷ USD trong năm 2020, đóng góp 5% GDP và đứng thứ hai ASEAN về tốc độ tăng trưởng kinh tế số (sau Indonesia).
Thứ hạng cạnh tranh toàn cầu của Việt Nam đang có những bước chuyển biến khả quan trong những năm gần đây. Nước ta đã có bước nhảy vọt khó tin khi tăng tới 10 bậc trong thời gian 1 năm (từ năm 2018 – 2019). Trong năm 2019, Việt Nam xếp thứ 67/141 nền kinh tế. Đây là thành quả của Chính phủ khi tích cực cải cách môi trường kinh doanh để sáng tạo thích ứng, tạo ra các bước nhảy vọt trong cuộc CMCN 4.0 để hội nhập sâu rộng.
Hiện nay, Việt Nam là quốc gia có tỷ trọng tổng giá trị hàng hóa kinh tế số lớn nhất trong khu vực, đạt 4% GDP; đứng thứ 2 là Singapore 3,2% GDP; Indonesia 2,9% GDP; Thái Lan và Malaysia 2,7% GDP; Philippines 1,6% GDP (năm 2020). Đối với quy mô nền kinh tế số, Việt Nam xếp thứ 3 trong khu vực, đạt giá trị 9 tỷ USD (sau Indonesia và Thái Lan)
Xem thêm: Chương trình chuyển đổi số quốc gia trong cơ quan nhà nước, chính phủ |
Lợi ích phát triển kinh tế số
Phát triển nền kinh tế số là mô hình kinh doanh mới, tạo ra cơ hội việc làm và tăng thêm thu nhập cho người dân. Chất lượng dịch vụ cuộc sống sẽ được nâng cao, vấn đề ô nhiễm sẽ xử lý hiệu quả hơn so với thời điểm hiện tại.
Cụ thể nền kinh tế số đưa tới một số lợi ích như sau:
- Giảm chi phí giao dịch:
Chi phí tiến hành các giao dịch được giảm rõ rệt trong ngành công nghệ tài chính (Fintech). Một số các giao dịch trước đây cần phải tới chi nhánh ngân hàng để thực hiện thì nay có thể dễ dàng hoàn tất ngay trên điện thoại di động chỉ trong vài giây.
- Giảm sự bất cân xứng về thông tin
Hệ thống sinh thái được thiết lập từ hoạt động công nghệ giúp tiếp cận nhanh với một lượng lớn người tiêu dùng. Nhờ phân tích dữ liệu về sở thích, thói quen người dùng cũng như tập trung vào mục tiêu cung cấp dịch vụ, hoạt động cung cầu phù hợp hơn, hạn chế tối đa sự bất cân xứng về thông tin.
- Nâng cao hiệu quả sản xuất
Kinh tế số phát triển, sản xuất được tự động hoá. Khi nền kinh tế số phát triển làm chu kỳ sản xuất được rút ngắn. Đồng thời, chất lượng và mức độ tin cậy cũng được cải thiện. Số lượng tầng lớp phân phối trung gian được giảm xuống, liên kết cung – cầu diễn ra ngay trên các nền tảng kỹ thuật số. Nhờ vậy năng suất tăng lên, hiệu quả sản xuất cũng được nâng cao.
Thực tế phát triển kinh tế số ở một số quốc gia
- Malaysia
Đây là quốc gia thuộc có GDP lớn thứ 3 Đông Nam Á, xếp hạng thứ 33 trên thế giới và 12 ở Châu Á với quy mô GDP đạt tới 365,3 tỷ USD.
Malaysia phát triển nền kinh tế số dựa trên một số các trụ cột chính như sau:
Tạo dựng hệ thống cơ chế, chính sách cải thiện hạ tầng kinh tế số
Malaysia là quốc gia đầu tiên do Đông Nam Á ban hành Luật Bảo vệ dữ liệu (Data Protection Act). Chính phủ đất nước này đề xuất các dự án giúp nâng cao hạ tầng kinh tế số của quốc gia như dự án High Speed Broadband (HSBB) 1 năm 2008 và 2 giai đoạn 2015 – 2025); Sub – Urban Broadband (SUBB) giai đoạn 2015 – 2019; Rural Broadband (RBB) năm 2015.
Ủy ban Truyền thông đa phương tiện Ma-lai-xi-a (MCMC – Malaysia Communications and Multimedia Commission) đã tiến hành dự án 5G Task Force. Mục tiêu chính là nghiên cứu và đề xuất cho Chính phủ về chiến lược triển khai 5G toàn diện.
Chương trình: “MSC Malaysia” (MSC) cũng được quốc gia này đẩy mạnh. Mục đích chính là hỗ trợ công ty công nghệ địa phương, thu hút vốn trong ngoài nước.
Chất lượng nguồn nhân lực được nâng cao.
Quốc gia này đã tiến hành chương trình bồi dưỡng kỹ thuật số như eUshawan với số lượng lên tới 102.269 vào năm 2017. Đây là chương trình ra đời nhằm đào tạo với mục đích truyền tải kiến thức kinh doanh tại nông thôn. Nông dân tham gia chương trình sẽ được dạy về cách thức ứng dụng kỹ năng về truyền thông để quảng cáo, gia tăng doanh số bán hàng, nâng cao thu nhập hiện có.
- Singapore
Singapore là quốc gia luôn dẫn đầu trong khối các nước ASEAN về tốc độ phát triển nền kinh tế số. Tỷ lệ người dùng Internet của nước nước này đạt 88,16% vào năm 2018. Như vậy, Singapore đã phát triển trên các yếu tố nền tảng như sau:
Về mặt xây dựng cơ chế, chính sách
Singapore tập trung vào kế hoạch phát triển tổng thể mang tên iN2015 để tiến tới mục tiêu xây dựng “một quốc gia thông minh, một thành phố toàn cầu”. Kế hoạch này dự định tạo ra 80.000 việc làm.
Từ năm 2019, chương trình “5G Innovation” được Singapore triển khai. Chương trình này đã nghiên cứu, đánh giá lại mức độ ứng dụng 5G trong đời sống, sản xuất. Từ đó đề xuất các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp.
Singapore có đơn vị chuyên trách hỗ trợ, thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế số. Văn phòng Chính phủ đã giúp củng cố năng lực dài hạn cho khu vực công. Singapore đầu tư 51 triệu USD (năm 2013 để hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nỗ lực chuyển đổi khoa học – công nghệ số.
Về xây dựng cơ sở hạ tầng
Tốc độ đường truyền Internet của Singapore được đặt ở vị thế ngang hàng nhiều quốc gia phát triển như Phần Lan, Nhật Bản sau khi tăng từ 5,4Mbps lên 20Mbps trong 4 năm từ (2012 – 2016).
- Estonia
Estonia là một quốc gia nhỏ ở vùng Baltic thuộc Bắc Âu với GDP đạt mức 23 tỷ USD. Kể từ khi rời khỏi Nga vào năm 1991, Estonia đã nhanh chóng triển khai một nền kinh tế số.
Estonia có tỷ lệ dân số sử dụng Internet đạt tới 89,532%. Xét dựa trên các tiêu chí cụ thể như: nguồn nhân lực, tích hợp công nghệ số, các dịch vụ Chính phủ số, sử dụng Internet,… quốc gia này xếp thứ 9/28 quốc gia (hiện là 27 quốc gia) với số điểm 59,7 điểm.
Xem thêm: Chuyển đổi số trong ngành y tế: Lợi ích và xu hướng đáng chú ý |
Về xây dựng hệ thống cơ chế, chính sách
Năm 1995, nguyên Tổng thống E-xtô-ni-a Toomas Hendrik IIves đề xuất ý tưởng “Bước nhảy của hổ” (Tiger leap) nhằm thay đổi nền dục đất nước này một cách mạnh mẽ thông qua việc tiến hành tin học hoá. Dù có nhiều ý kiến phản đối nhưng Bộ trưởng Bộ Giáo dục đã chấp nhận rủi ro để triển khai và mạnh tay đầu tư 50% số tiền mua máy tính cho các địa phương trên cả nước.
Tới năm 1998, toàn bộ trường học tại Estonia đều có phòng máy tính được kết nối mạng. Hàng loạt các ngân hàng điện tử đồng thời được triển khai tại tất cả các cơ quan chính quyền và thư viện thành phố. Người cao tuổi và nông dân tại nhiều địa phương được học cách sử dụng máy tính để tiến hành các giao dịch ngân hàng trực tuyến.
Nền kinh tế số của Estonia phát triển nhờ hàng loạt chương trình như Chương trình Nghị sự kỹ thuật số 2020, Chiến lược học tập suốt đời của Estonia 2020.
Cơ sở hạ tầng xây dựng kinh tế số
Tại Estonia đa số các hộ gia đình đều được bao phủ bởi mạng lưới Nga với tốc độ từ 100Mbps trở lên phủ sóng băng thông rộng siêu nhanh của nước này cao hơn mặt bằng chung của EU là 13% (năm 2018).
Estonia đã đi đầu trong việc cung cấp các dịch vụ công trực tuyến và thuộc 5 quốc gia hàng đầu về dịch vụ kỹ thuật số. Dịch vụ y tế cũng được số hóa khi toàn bộ hồ sơ y tế của người dân đều được lưu trữ trực tuyến với 95% dữ liệu về sức khỏe được số hóa, 99% đơn thuốc và 100% hóa đơn thanh toán đều là kỹ thuật số.
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Estonia đã luôn chú trọng vào việc phát triển nguồn nhân lực. Các chương trình “The Digital Agenda 2020 for Estonia”, “Estonian Lifelong Learning Strategy 2020” của Estonia đã giúp phổ cập kỹ năng số cho người dân. Tỷ lệ người có kỹ năng số là khá cao với 60%, cao hơn mức trung bình của EU là 3%.
Chiến lược học tập suốt đời năm 2020 của E-xtô-ni-a là: “Tập trung kỹ thuật số vào học tập suốt đời” đã tạo tiền đề đẩy mạnh việc phát triển nền kinh tế số.
Việt Nam là một đất nước có dân số trẻ và có khả năng tiếp cận công nghệ cao, có tiềm năng rất lớn trong quá trình xây dựng nền kinh tế số. Bởi vậy nên các doanh nghiệp Việt Nam cần thông minh, linh hoạt, tận dụng cơ hội tạo ra những đột phá nổi bật trên thị trường.