Ngày nay, nhiều doanh nghiệp, tổ chức hiện đang ứng dụng IoT trong quá trình vận hành để nâng cao hiệu suất làm việc, hiểu rõ hơn về khách hàng, cung cấp dịch vụ tốt nhất nhằm gia tăng giá trị của doanh nghiệp. Vậy IoT là gì? Chúng được ứng dụng như nào trong hoạt động của doanh nghiệp cũng như trong đời sống? Cùng FSI khám phá ngay trong bài viết dưới đây.
Theo nghiên cứu của công ty nghiên cứu thị trường Statista, tính đến hết năm 2020, ước tính có khoảng 20 tỷ thiết bị IoT trên toàn cầu và cứ mỗi giây lại có thêm 127 thiết bị được kết nối với Internet. Ước tính theo công ty này thế giới sẽ có tới 75 tỷ thiết bị được kết nối internet vào năm 2025. Có thể thấy các thiết bị IoT hiện đang gia tăng nhanh chóng theo cấp số nhân và ngày càng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống của mỗi con người.
IoT (Internet of Things) là gì?
Từ năm 1982, ý tưởng về một mạng lưới các thiết bị thông minh được thảo luận, áp dụng vào một máy bán nước Coca-Cola tại Đại học Carnegie Mellon. Chiếc máy này được tùy chỉnh và nó chính là thiết bị đầu tiên được kết nối Internet, có khả năng báo cáo kiểm kho và độ lạnh của những chai nước mới bỏ vào máy.
Cho tới năm 1999, Kevin Ashton đã đưa ra cụm từ Internet of Things (IoT) để mô tả một hệ thống mà Internet được kết nối với thế giới vật chất thông qua các cảm biến.
Đây là một hệ thống bao gồm các thiết bị tính toán, các máy móc cơ khí và kỹ thuật số để giúp truyền dữ liệu nhanh chóng từ thiết bị này sang thiết bị khác. IoT sẽ giúp kết nối các đồ vật và thiết bị thông qua cảm biến, phần mềm và các công nghệ khác, cho phép các đồ vật và thiết bị thu thập và trao đổi dữ liệu.
IoT sẽ kết hợp các bộ xử lý chi phí rẻ với mạng không dây, có tính linh hoạt, để dễ dàng biến chuyển vạn vật thành một phần trong mô hình. Nhờ công nghệ này con người không cần tham gia cũng có thể khiến các thiết bị “giao tiếp” với nhau và hợp nhất kỹ thuật số và vật lý chung một thế giới.
Thông thường các thiết bị IoT có thể là đồ vật được gắn thêm cảm biến để thu thập dữ liệu về môi trường xung quanh (giống như các giác quan), chính các máy tính hay các bộ điều khiển tiếp nhận dữ liệu và ra lệnh cho các thiết bị khác, hoặc cũng có thể là các đồ vật được tích hợp cả hai tính năng trên.
Xem thêm: Thực trạng chuyển đổi số tại Việt Nam |
Cấu trúc của một hệ thống IoT
Tổ chức IoT Analytics đã tiến hành thực hiện các cuộc nghiên cứu thị trường và đưa ra báo cáo cụ thể về cấu trúc các thành phần của mô hình IoT hiện nay. Ở dạng cơ bản sẽ bao gồm 8 thành phần:
- Thành phần kết nối và đồng bộ hóa: Thành phần này giúp tích hợp chức năng, đồng bộ hóa đa dạng các giao thức và những dữ liệu có định dạng khác nhau trên cùng một giao diện. Điều này giúp đảm bảo mức độ truyền dữ liệu được chính xác và phù hợp với mọi thiết bị IoT là gì kết nối.
- Thành phần quản lý thiết bị: Đây chính là thành phần đang giữ chức năng đảm bảo cho tất cả mọi thứ được vận hành bình thường. Chúng đảm nhiệm cả phần việc cập nhật phần mềm hay ghép các bản vá khi diễn ra quá trình kết nối trên thiết bị hay EDGE gateway (gateways ngoại biên).
- Thành phần cơ sở dữ liệu: Thành phần này có vai trò tương đối quan trọng trong một thiết bị IoT. Các thành phần của Internet of Things sẽ không chỉ tiến hành lưu trữ các dữ liệu thiết bị quan trọng. Chúng sẽ giúp mở rộng những cơ sở dữ liệu có yêu cầu hiện lên trên đám mây. Nhờ thành phần này mà khả năng mở rộng sẽ đảm bảo được các tiêu chí như: khối lượng, tính đa dạng, vận tốc cũng như mức độ tin cậy của cơ sở dữ liệu.
- Thành phần quản lý và giải quyết các hoạt động: Nhờ thành phần này các dữ liệu sẽ luôn được đảm bảo để mọi thứ sẽ diễn ra theo đúng tiêu chuẩn Event – Action – Triggers để có thể chạy hoạt động thông minh từ dữ liệu cảm biến cụ thể.
- Thành phần phân tích: Thành phần này sẽ được coi như cơ quan đầu não của thiết bị IoT là gì. Nó sẽ mang trọng trách thực thi các hoạt động như tiến hành xử lý các nhiệm vụ phức tạp trọng việc phân bổ cụm dữ liệu mang tính cơ bản và năng lực tự học nhằm tiến hành giải quyết, dự đoán và xuất các cơ sở dữ liệu có giá trị lớn tại các thành phần của mô hình IoT.
- Thành phần dữ liệu trực quan: Con người hoàn toàn có thể thuận tiện nắm bắt các mẫu và dễ dàng theo dõi được thêm các xu hướng hiển thị sống động bằng các biểu đồ đường thẳng từ trực quan của bảng điều khiển.
- Thành phần công cụ bổ sung: Các nhà phát triển công nghệ IOT sử dụng thành phần này như một thí nghiệm nhằm kiểm duyệt sản phẩm trước khi xuất hiện trên thị trường. Chính thành phần này sẽ giúp các tạo thành các mô hình hiển thị mô phỏng giúp kiểm soát và quản lý các thành phần của mô hình IoT trên hệ sinh thái.
- Thành phần các giao diện bên ngoài: Những hệ thống bên thứ ba được tích hợp với phần còn lại trên hệ thống công nghệ thông tin dựa theo các giao diện thiết lập ứng dụng (gọi tắt là API), các bộ phần mềm phát triển (gọi tắt là SDK) và các gateways ngoại biên.
Mỗi thành phần đảm nhận các chức nhiệm khác nhau từ đó sẽ giúp bổ sung một cách hài hòa cho nhau nhằm tạo ra các thành phần của Internet of Things hoàn thiện.
Xem thêm: Giải pháp chuyển đổi số cho doanh nghiệp vừa và nhỏ |
Vai trò của IoT trong cuộc sống ngày nay
- Vai trò đối với doanh nghiệp
Việc ứng dụng IoT trong doanh nghiệp sẽ được chia thành hai phân khúc cụ thể dưới đây:
+ Các dịch vụ dành riêng cho ngành như cảm biến trong nhà máy phát điện hoặc thiết bị định vị thời gian thực để tiến hành chăm sóc sức khỏe.
+ Các thiết bị IoT sẽ được sử dụng trong tất cả các ngành công nghiệp, như điều hòa không khí thông minh hoặc hệ thống an ninh.
Lợi ích của IoT trong mỗi doanh nghiệp thông thường sẽ phụ thuộc vào việc triển khai cụ thể. Khi ứng dụng IoT cơ bản doanh nghiệp sẽ có quyền truy cập vào nhiều dữ liệu về các sản phẩm của họ.
Các nhà sản xuất đang thêm các cảm biến vào các thành phần của sản phẩm để qua đó có thể truyền đi dữ liệu về cách chúng hoạt động. Việc này sẽ giúp doanh nghiệp phát hiện ra lỗi trước khi thiệt hại xảy ra.
Thông thường nhà sản xuất giúp tạo thêm nhiều cảm biến trong thành phần sản phẩm để từ đó dễ dàng truyền đi nhiều dữ liệu. Chính điều này sẽ giúp các doanh nghiệp có thể nhanh chóng phát hiện ra lỗi và kịp thời sửa chữa trước khi những sai sót này gây ra những hậu quả lớn hơn.
Không chỉ vậy, các doanh nghiệp ứng dụng các thiết bị IoT là gì dựa trên cảm biến nhằm thực hiện chuỗi cung ứng từ đó làm tăng mức độ hoàn hảo của sản phẩm sản xuất ra. Ngoài ra, IoT khuyến khích các công ty cân nhắc lại về cách họ tiếp cận doanh nghiệp của mình và cung cấp cho họ các công cụ để cải thiện chiến lược kinh doanh.
- Vai trò đối với người tiêu dùng
IoT hiện nay sẽ giúp tạo nên các thiết bị cảm biến thông minh theo dõi nhịp tim, thể trạng cũng như sức khoẻ của con người. Chính nhờ công dụng tuyệt vời của IoT mà đồng hồ thông minh, kính thực tế ảo hay các dây đai theo dõi GPS,… đã được ra đời nhằm biến cuộc sống của con người trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn. Ngoài ra IoT cũng đang phát huy tối đa vai trò của mình để hình thành nên các thành phố thông minh – Smart City hình thành nên hệ thống giám sát thông minh, giao thông tự động, cũng như các hệ thống quản lý năng lượng tự động. Ngoài ra trong tương lai IoT cũng được ứng dụng nhiều hơn trong việc phân phối nước, đảm bảo an ninh đô thị cũng như tiến hành giám sát môi trường.
Hiện nay, thiết lập hệ thống IoT đang là xu hướng được nhiều doanh nghiệp theo đuổi để tăng hiệu quả hoạt động và tăng khả năng chống chịu trước các rủi ro. Bởi vậy nên trong tương lai IoT chắc chắn sẽ ngày càng phổ biến và được ứng dụng vô cùng rộng rãi. IoT sẽ mở ra nhiều cơ hội giúp các doanh nghiệp vận hành ngày càng hiệu quả, nâng cao hiệu suất, qua đó cuộc sống của con người cũng ngày càng hiệu quả hơn.