Theo nghiên cứu của Salesforce, hơn 90% các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe đang nghiên cứu để chuẩn bị cho bước chuyển mình ấn tượng trong kỷ nguyên công nghệ số. Đó là minh chứng rằng chuyển đổi số là nước đi tất yếu trên chặng đường phát triển sắp tới của ngành y tế. Cùng FSI khám phá về xu hướng chuyển đổi số ngành chăm sóc sức khỏe – y tế trong năm 2023 qua bài viết dưới đây.
Chuyển đổi số ngành y tế là gì?
Chuyển đổi số ngành y tế là quá trình tận dụng các công nghệ, quy trình và phương pháp mới nhất để mang lại giá trị tối ưu cho bệnh nhân, chuyên gia chăm sóc sức khỏe và bệnh viện.
Chuyển đổi số ngành y tế hoạt động dựa trên việc tích hợp nhiều công nghệ khác nhau để tạo ra một quy trình vận hành và khám chữa bệnh liền mạch bao gồm hồ sơ sức khỏe điện tử, khám bệnh từ xa, trao đổi thông tin sức khỏe online, ứng dụng thiết bị chăm sóc sức khỏe dựa trên trí tuệ nhân tạo (AI), thực tế ảo tăng cường (AR).
Việc thay đổi từ các phương thức truyền thống sang ứng dụng hiệu quả công nghệ, hay chuyển đổi số y tế toàn diện đem lợi nhiều lợi ích thiết thực như:
- Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ bệnh nhân
- Cải thiện hiệu quả vận hành, chữa trị
- Giúp y bác sĩ đưa ra quyết định hiệu quả dựa trên dữ liệu
Theo một nghiên cứu của Global Market Insights, thị trường y tế kỹ thuật số toàn cầu dự kiến sẽ tăng trưởng với tỉ lệ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 17,4 % đạt 426,9 tỷ USD vào năm 2027. Như vậy, xu hướng chuyển đổi số ngành y tế được dự đoán sẽ tăng tốc mạnh mẽ trong năm 2023, thay đổi bộ mặt của ngành y tế toàn cầu cũng như tại Việt Nam.
Thực trạng CĐS trong ngành y tế
“Trạng thái bình thường mới” sau đại dịch đã thúc đẩy việc áp dụng các công nghệ kỹ thuật số trong nhiều ngành, bao gồm cả chăm sóc sức khỏe. Theo Tổ chức Y Thế Thế Giới (WHO), tốc độ tăng trưởng cho việc chi tiêu y tế toàn cầu là 3,9%, cao hơn tốc độ tăng trưởng trung bình GDP trên thế giới là 3,0%.
Công nghệ được đưa vào để phục vụ công tác chẩn đoán bệnh, khám chữa bệnh từ xa. Với nền tảng khám chữa bệnh từ xa, các cơ sở y tế có thể cung cấp dịch vụ chẩn đoán bệnh mà không cần gặp mặt bác sĩ. Ngoài ra, nhiều cơ sở y tế cũng sử dụng chatbot tương tác bằng văn bản và thông qua trò chuyện để có thể tạo ra những trải nghiệm tốt cho khách hàng, bệnh nhân. Đặc biệt các thiết bị đeo (Wearable Technology) cho phép theo dõi tình trạng bệnh lý của người bệnh trở nên dần phổ biến trong nền y tế thế giới hiện đại.
Tại Việt Nam, ngành y tế đang là ngành được ưu tiên chuyển đổi số hàng đầu trong “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Theo Bộ Y tế, nhiều bệnh viện tại Việt Nam đã và đang áp dụng các công nghệ, phần mềm tiên tiến để cải tiến thủ tục hành chính trong khám, chữa bệnh, quản lý bệnh viện, khám chữa bệnh từ xa,… Việt Nam có một số bệnh viện sử dụng giải pháp AI và robot để giúp bác sĩ chẩn đoán, điều trị và thực hiện phẫu thuật. AI có thể phân tích chính xác và xác định rủi ro trong quá trình phẫu thuật và điều trị. Robot kết hợp với các công nghệ tiên tiến đã giúp các bác sĩ tại một số bệnh viện ở Việt Nam thực hiện các thủ thuật ngoại khoa như phẫu thuật trực tràng một cách chính xác, không đau và hiệu quả hơn. Trong chẩn đoán và điều trị đột quỵ, khung trí tuệ nhân tạo RAPID giúp định lượng các tổn thương não và mở rộng khoảng thời gian can thiệp đột quỵ tiềm ẩn từ 6 giờ sau khi khởi phát lên đến 24 giờ đối với những bệnh nhân có mô não có thể cứu được.
Xu hướng chuyển đổi số ngành y tế
Xu hướng chuyển đổi số y tế thế giới
AI và phân tích dữ liệu
Một trong những xu hướng chuyển đổi số được quan tâm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe toàn cầu của năm 2023 đó là ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và phân tích dữ liệu để cải thiện mức độ chính xác, giảm chi phí và nâng cao hiệu quả của chăm sóc sức khỏe.
Theo công ty tư vấn MarketsAndMarkets, thị trường chăm sóc sức khỏe AI dự kiến sẽ tăng lên 14,6 tỷ đô la vào năm 2023. Với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm dự kiến là 47,6%, thị trường chăm sóc sức khỏe AI dự kiến sẽ đạt 102,7 tỷ đô la trong 5 năm tới.
AI được nhiều tập đoàn đa quốc gia như Siemens, GE và Philips Healthcare đã tích hợp vào phần mềm chụp ảnh y tế của họ để phân tích ảnh chụp CT hiệu quả và chính xác hơn cũng như tự động tạo báo cáo.
Ứng dụng Business Intelligence (BI) trong y tế
Cùng với AI, BI được ứng dụng trong phân tích dữ liệu y tế. BI giúp các bệnh viện phân tích hiệu quả vô số các dữ liệu thô được tạo từ hệ thống cổng thông tin. Một số lợi ích mà BI có thể mang lại bao gồm cải thiện chăm sóc bệnh nhân, đưa ra các quyết định điều trị tốt hơn, tối ưu hóa các nguồn lực như thiết bị và dịch vụ chăm sóc chuyên khoa cũng như cải thiện đáng kể việc quản lý chi phí. Không giống như AI, BI dựa trên việc ra quyết định cơ bản của con người.
Tự động hóa quy trình bằng robot
Tự động hóa quy trình bằng robot (RPA) là một xu hướng đang phát triển khác trong ngành chăm sóc sức khỏe. Với RPA, khối lượng thủ tục hành chính trong y tế sẽ được giảm đáng kể.
Ngoài ra, kế hoạch điều trị và các hoạt động hành chính khác có thể được thực hiện tự động nhờ robot thông minh. Công nghệ này giúp cắt giảm chi phí nhân sự và tăng độ chính xác của việc xử lý khiếu nại và các hoạt động khác, giúp tiết kiệm chi phí quản lý. Việc tăng cường áp dụng RPA vào năm 2023 sẽ giúp thủ tục hành chính y tế được thực hiện nhanh gọn.
Xu hướng chuyển đổi số y tế tại Việt Nam
Năm 2023 sẽ tạo ra nhiều thị trường tiềm năng để tăng trưởng các ứng dụng AI, AR và VR. Các doanh nghiệp sử dụng AI để tiến hành sắp xếp, truy cập và cung cấp các dịch vụ. Theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ về “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng 2030, ngành y tế chính là một trong những ngành được ưu tiên trên tiến trình chuyển đổi số.
Triển khai hồ sơ sức khỏe điện tử rộng rãi
Với công tác chăm sóc sức khoẻ và phòng bệnh, nước ta đang nỗ lực triển khai sáng kiến mới “Mỗi người dân có một bác sĩ riêng” trong tương lai gần. Sáng kiến này hướng tới mục tiêu xây dựng, triển khai thành công hồ sơ sức khỏe điện tử (HSSK) cho toàn dân, bảo đảm mỗi người đều sở hữu một hồ sơ sức khỏe điện tử, cập nhật thông tin liên tục. Người dân hoàn toàn có thể chủ động quản lý, tra cứu thông tin sức khoẻ của chính mình.
Bộ Y tế hiện đã ban hành chương trình chuyển đổi số cụ thể của ngành như Telehealth. Các bệnh viện đặc biệt là các viện tuyến Trung ương cũng đang lên kế hoạch cho sự dịch chuyển mạnh mẽ từ mô hình bệnh viện truyền thống sang mô hình bệnh viện Internet, bệnh viện tại nhà, bệnh viện số.
Ngoài ra các công nghệ hiện đại như lưu trữ đám mây, phân loại, tầm soát sàng lọc bằng AI; phân tích mô hình bệnh tật dựa trên Big Data, xác thực dựa trên Blockchain… cũng đã sẵn sàng giúp các cơ sở y tế chuyển đổi số thành công.
Chẩn đoán hình ảnh với AI
Trong 5 năm trở lại, trí tuệ nhân tạo đã tạo ra các đột phá liên tiếp trong ngành y tế. Mô hình AI sẽ được đưa vào triển khai thực tế, tham gia trực tiếp hỗ trợ các y bác sĩ trong quá trình khám chữa bệnh. AI có thể cho phép tạo ra các hình ảnh y khoa nhanh hơn, chất lượng hơn đồng thời phân tích, chẩn đoán bệnh và tự động đề xuất các báo cáo.
Hiện nay việc chẩn đoán ung thư vú trên ảnh chụp X-quang tuyến vú, phát hiện những điểm bất thường trên X-quang cột sống hay xác định các bất thường trên CT chụp não đã được thử nghiệm lâm sàng ở một số bệnh viện lớn như Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.
Trong tương lai, chắc chắn đây là một trong những công nghệ tiềm năng sẽ được ứng dụng rộng rãi trong các bệnh viện trên khắp cả nước. Để đón đầu, sẵn sàng cho các tiềm lực công nghệ mới, nhiều bệnh viện đã tích cực ứng dụng công nghệ trong lưu trữ hình ảnh y tế trong đó có hệ thống lưu trữ và truyền tải hình ảnh y tế FSI PACS.
Đây là giải pháp uy tín được nghiên cứu và phát triển bởi FSI – nhà cung cấp giải pháp chuyển đổi số đã có hơn 15 năm kinh nghiệm tư vấn, triển khai thực tiễn. Phần mềm tuân thủ các tiêu chuẩn, hướng dẫn của Bộ Y tế theo thông tư 46/2018/TT-BYT quy định về hồ sơ bệnh án điện tử.
Hệ thống dùng để lưu trữ dữ liệu các file hình ảnh y tế tập trung và cấp quyền chia sẻ hình ảnh tới các cá nhân và tổ chức dễ dàng, giúp quản lý, khai thác dữ liệu y tế hiệu quả. Với bệnh viện, FSI PACS sẽ giúp tiết kiệm chi phí in phim, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh nhờ chẩn đoán nhanh chóng từ các bác sĩ, cùng khả năng dễ dàng tích hợp với các công nghệ trí tuệ nhân tạo AI dành cho y tế.
Ngoài ra, với các y bác sĩ, FSI PACS với tính năng đọc và xử lý DICOM sẽ giải mã hiển thị chú thích trên từng hình ảnh cắt lớp để các y bác sĩ đưa ra chẩn đoán hình ảnh nhanh chóng thuận lợi, xoá nhoà khoảng cách vì các bác sĩ có thể hội chẩn hình ảnh ngay trên các thiết bị mobile, tablet và PC, hỗ trợ xây dựng các bệnh viện số theo đúng định hướng của Thủ tướng Chính phủ về “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”
Số hoá hồ sơ y tế
Việc số hoá hồ sơ y tế không phải là một xu hướng mới nhưng cho đến thời điểm hiện tại xu hướng này vẫn nhận được sự quan tâm của nhiều hệ thống bệnh viện. Hồ sơ y tế hiện tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau như dạng giấy, thẻ từ, đĩa CD, dạng hồ sơ ảnh chụp X-quang,… Các tài liệu về khám chữa bệnh, tài liệu về dược phẩm, tài liệu về trang thiết bị y tế,… được sản sinh không ngừng, với mỗi năm các bệnh viện tạo ra hàng chục triệu hồ sơ y tế khác nhau.
Trước khối lượng hồ sơ khổng lồ và thời hạn lưu trữ 50 năm, 70 năm và thậm chí là vĩnh viễn theo quy định của pháp luật thì việc số hoá hồ sơ y tế là vô cùng cần thiết.
Số hoá tài liệu y tế sẽ giúp không gian bệnh viện được trả về đúng chức năng của nó – phục vụ tối đa cho công tác khám, chữa bệnh. Việc tìm kiếm, tra cứu thông tin y tế sẽ trở nên dễ dàng, tiết kiệm thời gian của các bác sĩ, nhân viên y tế. Quá trình chẩn đoán, hội chẩn từ xa cũng sẽ được thực hiện thuận lợi hơn khi có thể truy cập bệnh án mọi lúc, mọi nơi.
Với 15 năm kinh nghiệm triển khai các dự án công nghệ, chuyển đổi số, số hóa, FSI cung cấp dịch vụ số hóa tài liệu tổng thể hỗ trợ các bệnh viện xây dựng cơ sở dữ liệu điện tử tập trung, bảo mật cao, với tính chính xác của tài liệu số hóa lên tới 99,99%.
Sở hữu đội ngũ nhân sự hơn 100 chuyên gia đầu ngành, 3500 cộng tác viên được đào tạo bài bản về số hoá, giàu kinh nghiệm triển khai thực tế giúp xử lý nhanh gọn các tình huống phát sinh, FSI là nhà cung cấp giải pháp số hóa hồ sơ y tế, bệnh án điện tử uy tín trên thị trường, với năng lực số hoá hàng triệu trang tài liệu nhanh chóng, bảo mật cao, với chi phí và thời gian triển khai tối ưu.
Ngày nay, các giải pháp về Telehealth tại Việt Nam, y tế số cho người dân, xây dựng kho dữ liệu y tế và ứng dụng AI trong khám chữa bệnh đang dần trở nên phổ biến và là xu hướng tất yếu của nền y tế thông minh 4.0. Bởi vậy, chuẩn bị tri thức và sẵn sàng triển khai để ứng dụng công nghệ, số hóa trong công tác khám chữa bệnh chính là bí quyết để thành công mà các bệnh viện, các cơ sở y tế không thể bỏ lỡ.