Là những người thiên về công việc sáng tạo, nhân viên thiết kế đôi khi làm việc theo cảm hứng. Khi có cảm hứng, họ có thể thiết kế rất nhanh và đẹp, còn ngược lại thì tiến độ công việc khá chậm và hiệu suất công việc chỉ ở mức trung bình. Vì vậy, xây dựng KPI cho phòng thiết kế là giải pháp tốt nhất giúp họ đảm bảo hiệu suất công việc của mình. Cùng FSI xây dựng mẫu KPI cho nhân viên thiết kế, design chuẩn, hiệu quả nhất trong bài viết dưới đây.
Mục đích sử dụng KPI cho nhân viên thiết kế
Công việc thiết kế là một công việc đòi hỏi sự sáng tạo, làm việc dựa trên nguồn cảm hứng. Tuy không phải đa số nhưng có một số nhân viên thiết kế nếu họ có nguồn cảm hứng thì sẽ hoàn thành công việc rất nhanh, rất đẹp, nhưng nếu họ không có nguồn cảm hứng và cảm thấy bế tắc thì họ sẽ làm chậm hơn và không thể đảm bảo chất lượng của sản phẩm.
Vì thế nên đặt ra KPI sẽ giúp cho nhân viên thiết kế biết và ý thức rõ khoảng thời gian cần hoàn thành công việc, nhà quản lý sẽ dễ dàng nắm bắt, kiểm tra, đốc thúc cụ thể như sau:
- Nắm được chi tiết về nhiệm vụ công việc: Mỗi một công ty doanh nghiệp, tổ chức đều có quy mô, mục tiêu, lĩnh vực kinh doanh khác nhau. Chính vì lẽ đó nên yêu cầu với mỗi nhân viên thiết kế sẽ có những nét đặc thù riêng. Trước khi bắt đầu làm việc nhân viên phải tiếp nhận những bản mô tả công việc chi tiết đã đề sẵn những yêu cầu, nhiệm vụ cần thực hiện để hoàn thành công việc. Chỉ số KPI thích hợp sẽ đánh giá được hiệu suất làm việc của nhân viên thiết kế, chi tiết và rõ ràng.
- Nâng cao hiệu quả công việc: Chỉ số KPI dành cho nhân viên thiết kế mang tính định lượng và đa số đều có thể đo lường cụ thể. Đó là cơ sở thực tiễn để nhà quản lý đánh giá năng lực làm việc của mỗi nhân viên thiết kế. Thiết kế đạt yêu cầu hay không, hoàn thành đúng hạn hay không,… sẽ được thể hiện rõ. Và cũng từ đó mà áp dụng chế độ lương, thưởng thích hợp. Vì thế áp KPI cụ thể sẽ giúp nhân viên có động lực phấn đấu, sáng tạo hơn nữa nhằm phát triển tối đa năng lực vốn có của họ.
- Tạo ra sự minh bạch trong đánh giá: Không có chỉ tiêu cụ thể thì việc đánh giá sẽ trở nên chung chung, không có tiêu chí rõ ràng, kém hiệu quả. Điều này sẽ ảnh hưởng tới việc thưởng phạt nhân viên, tạo ra sự thiếu minh bạch. Khi đã xác lập KPI sẽ giúp việc đánh giá nhân viên trở nên minh bạch, công bằng, việc đánh giá trở nên khách quan, hiệu quả hơn.
Xem thêm: Thực trạng chuyển đổi số tại Việt Nam |
Các chỉ số đánh giá KPI nhân viên thiết kế
Trong khi xác định KPI cần phải chuẩn hóa định mức năng suất cho từng hạng mục công việc của đơn vị và của nhân viên thiết kế. Dựa vào đó mà có những nhận định chính xác về năng lực, hiệu suất làm việc của từng cá nhân. Các chỉ số thường được dùng trong các doanh nghiệp để đánh giá KPI cho nhân viên thiết kế đó chính là:
- Đưa ra chính xác định kế hoạch mà phòng thiết kế được lãnh đạo giao cho công ty.
- Đưa ra chính xác định mức khách hàng muốn giao cho nhân viên
- Dựa trên những định mức trong quá khứ
- Học hỏi từ đối thủ, đối tác hay từ thị trường chung
- Thiết lập định mức
- Phân bổ tổng định mức từ kế hoạch chung cho từng bộ phận, nhân viên dựa vào vị trí, mức lương, nhiệm vụ, năng lực,… của bộ phận, nhân viên ấy.
Những chỉ số trên sẽ giúp cho mỗi doanh nghiệp có thể đặt ra KPI phù hợp với phòng thiết kế trong tổ chức, doanh nghiệp mình.
Tiêu chí xây dựng KPI hiệu quả cho nhân viên thiết kế
Cơ bản KPI được đặt ra là để đảm bảo được hiệu suất làm việc của nhân viên. Bởi vậy nên KPI phải đạt được những tiêu chí cụ thể thì mới phát huy được hết những công dụng của nó, nhà quản lý mới dễ dàng định hướng, điều chỉnh và nắm được rõ ràng hướng đi của từng nhân viên thiết kế cũng như bộ phận thiết kế để từ đó có hướng điều chỉnh phù hợp.
Cơ bản để KPI cho nhân viên thiết kế hiệu quả cần phải đáp ứng những tiêu chí cụ thể sau đây:
- S – Specific: Trước hết những chỉ tiêu KPI đặt ra với mỗi nhân viên thiết kế cần phải được thể hiện sao cho đảm bảo hai tiêu chí: cụ thể và dễ hiểu. Vì phải như vậy thì khi được giao nhân viên thiết kế mới có thể nắm bắt và đi đúng hướng đi mong đợi từ lãnh đạo, khách hàng.
- M – Measurable: Những chỉ tiêu KPI đặt ra phải có thể đo lường được. Nhất định nên nhớ phải có một công cụ đo hiệu suất công việc thì nhà quản lý mới có thể quản lý được tình trạng công việc của mỗi nhân viên thiết kế có đạt hay không đạt. Đó là cơ sở quan trọng để đánh giá năng lực, hiệu quả công việc của mỗi nhân viên.
- A – Achievable (Chỉ tiêu đặt ra vừa sức): Chỉ tiêu KPI cho nhân viên thiết kế cần phải phù hợp năng lực làm việc thực tế của họ. Cần phải phù hợp với năng lực để khơi dậy động lực cố gắng, từng bước nâng cấp mục tiêu. Như vậy mới hướng đến được sự phát triển bền vững, lâu dài.
- R – Realistics: KPI thiết kế đồ họa nên mang tính thực tế, nghĩa là nó đảm bảo được giữa sự sáng tạo của mỗi nhân viên thiết kế với những định hướng yêu cầu của doanh nghiệp hoặc khách hàng mong muốn hướng tới.
- T – Timbound: Công việc giao cho nhân viên thiết kế thì cần có khoảng thời gian cụ thể để hoàn thành. Thời gian hợp lý là khoảng thời gian đủ để cho nhân viên thiết kế có thể hoàn thành công việc và vẫn giữ được sức sáng tạo cũng như nguồn năng lượng cho những mục tiếp, công việc trong tương lai.
Vận dụng những tiêu chí trên đây sẽ đảm bảo được rằng những KPI dành cho nhân viên thiết kế sẽ trở nên hiệu quả hơn rất nhiều.
Cách xây dựng KPI cho nhân viên thiết kế hiệu quả
Trên một hành trình để mà đi tới được đích trước hết là phải xác định đúng hướng. Việc đặt KPI cho nhân viên thiết kế cũng vậy. Cần phải có những định hướng cụ thể. Bởi định hướng càng cụ thể KPI càng có thể khả quan và hoạt động hiệu quả hơn trong doanh nghiệp như:
- Đưa ra KPI bám sát với mục tiêu và định hướng phát triển của phòng ban, doanh nghiệp, đảm bảo hiệu quả công việc.
- Với những công việc cần phải thực hiện trong tuần, tháng, quý,… cần liệt kê chi tiết và từ đó đưa ra thành KPI cụ thể theo từng giai đoạn cụ thể. Từ những mục tiêu này sẽ phân bổ cho từng nhân viên thiết kế, tạo ra sự thống nhất, liên kết giữa các chỉ tiêu đã đề ra với quản lý và nhân viên.
- Cần tách nhỏ các KPI, KPI càng nhỏ thì càng dễ theo dõi và đánh giá hiệu quả công việc.
- Căn cứ vào thực tế năng lực của từng nhân viên để có thể đặt ra KPI phù hợp sao cho khai thác tối đa tiềm năng của mỗi nhân viên.
Để phát triển cần luôn đổi mới học hỏi để cải thiện công việc từ những việc nhỏ nhất. Vạn dặm bắt đầu từ một bước chân. Bởi vậy không chỉ KPI cho nhân viên thiết kế trở nên hiệu quả mà còn để quá trình vận hành của công ty trơn tru, mượt mà hơn, dễ dàng quản lý hơn thì không thể bỏ qua việc áp dụng công nghệ chuyển đổi số. Với những nền tảng sáng tạo, hiện đại, hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp phát triển ngay cả trong đại dịch. Đó là hướng đi mà nhiều những doanh nghiệp lớn đã và đang áp dụng và gặt hái được thành công.
FSI – nhà cung cấp giải pháp chuyển đổi số hàng đầu Việt Nam sẽ giúp mọi doanh nghiệp ở nhiều lĩnh vực phát triển, vươn tới thành công.
Xem thêm: Thách thức và giải pháp nào khi chuyển đổi số ngành xây dựng |
Công ty Cổ phần Đầu tư thương mại và Phát triển công nghệ FSI
Hotline: 0904 805 255
Email: support@fsivietnam.com.vn
Website: fsivietnam.com.vn