Theo bộ Thông tin và Truyền thông: “Dữ liệu và khách hàng đã trở thành hai loại tài sản có giá trị nhất của doanh nghiệp trong kỷ nguyên chuyển đổi số”. Bởi vậy trong năm 2023 – năm của “dữ liệu số”, mọi doanh nghiệp cần ưu tiên và nghiêm túc tiếp cận để hiểu sâu, hiểu rộng về dữ liệu và khái niệm liên quan. Cùng tìm hiểu về Hồ dữ liệu (Data Lake); Đầm lầy dữ liệu (Data Swamp) và cách để tổ chức của bạn thoát khỏi sự kìm hãm của Đầm lầy dữ liệu trong kỷ nguyên số qua bài viết dưới đây. 

Khái quát đầm lầy dữ liệu (Data Swamp) và hồ dữ liệu (Data Lake)

Data Lake (Hồ dữ liệu) là khái niệm dùng để chỉ một kho tập trung được thiết kế riêng nhằm mục đích lưu trữ, xử lý và bảo mật một lượng lớn những dữ liệu có cấu trúc, bán cấu trúc và phi cấu trúc. Data Lake có thể lưu trữ dữ liệu ở định dạng gốc và xử lý nhanh chóng mọi loại dữ liệu khác nhau, không bị giới hạn bởi kích thước. Với lượng dữ liệu lớn được lưu trữ, xử lý, hiệu suất phân tích và tích hợp gốc sẽ được cải thiện đáng kể. 

 Giải thích một cách đơn giản, đầm lầy dữ liệu (data swamp) ra đời khi mà hồ dữ liệu không được kiểm soát đúng cách. Chúng chứa những dữ liệu không có cấu trúc, không được kiểm soát và thiếu đi một quy trình cũng như những tiêu chuẩn đánh giá cụ thể. Dữ liệu trong đầm lầy dữ liệu thường rất khó tìm kiếm và cũng rất khó để phân tích.

Đầm lầy dữ liệu ra đời khi mà hồ dữ liệu không được kiểm soát đúng cách

Sự khác biệt giữa đầm lầy dữ liệu và hồ dữ liệ

Giữa đầm lầy dữ liệu và hồ dữ liệu luôn tồn tại những khác biệt cũng như khoảng cách vô cùng lớn. Cụ thể như sau: 

Đầm lầy dữ liệu Hồ dữ liệu 
– Thiếu các siêu dữ liệu (Metadata) khiến việc tìm kiếm thông tin trở nên khó khăn
– Chứa dữ liệu không liên quan mật thiết tới hoạt động, tổ chức, doanh nghiệp nên chứa nhiều dữ liệu không liên quan, không sử dụng được. 
– Một đầm lầy dữ liệu không được quản lý cụ thể (ai phụ trách xử lý dữ liệu, các dữ liệu sẽ được chuyển đến đâu,…) nên chất lượng dữ liệu ở mức thấp.
– Thiếu đi quá trình làm sạch dữ liệu để loại bỏ các dữ liệu lỗi hay dữ liệu trùng lặp. 
– Tìm kiếm thông tin dễ dàng nhờ các siêu dữ liệu (Metadata).
– Dữ liệu chứa các thông tin hữu ích, sử dụng linh hoạt trong hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp. 
– Được quản lý theo quy trình, có tiêu chuẩn cụ thể, chất lượng dữ liệu cao do được phân loại, chọn lọc.
– Lưu trữ những dữ liệu đã được làm sạch, loại bỏ dữ liệu lỗi và các dữ liệu trùng lặp. 
Đầm dữ liệu chứa các dữ liệu trùng lặp, chất lượng thấp, không được phân loại và khó tìm kiếm 

Dấu hiệu nhận biết đầm lầy dữ liệu 

Có một số dấu hiệu rõ ràng để các tổ chức, doanh nghiệp nhận biết được rằng hồ dữ liệu (Data Lake) đang dần bị “đầm lầy hoá” theo thời gian. Dấu hiệu cụ thể như sau: 

Dữ liệu bẩn

Khi “cái hồ” chứa dữ liệu của doanh nghiệp bạn đang dần trở nên không sạch sẽ với những dữ liệu bẩn, mọi quy trình diễn ra lộn xộn, thiếu tổ chức. Đó là dấu hiệu cho thấy hồ dữ liệu đang dần tha hóa thành các đầm lầy dữ liệu. 

Những dữ liệu vấy bẩn là những liệu cũ, không còn ý nghĩa với doanh nghiệp, hàm chứa thông tin không chính xác, trùng lặp. Các dữ liệu bẩn có thể làm hỏng các phân tích cũng như quá trình xử lý dữ liệu sau này nghiêm trọng hơn sẽ khiến công ty đưa ra quyết định sai, gây tổn hại cả về tiền bạc lẫn uy tín. Vì thế, chiến lược làm sạch dữ liệu cần được diễn ra thường xuyên và định kỳ để phát hiện ra sự mâu thuẫn trong việc quản lý dữ liệu, làm rõ những điểm bất thường tồn tại trong bức tranh chung. 

Hồ dữ liệu sẽ tha hoá thành các đầm lầy dữ liệu nếu chúng bao chứa các dữ liệu bẩn

Dữ liệu không liên quan

Nhiều nhà lãnh đạo hào hứng với quan điểm sai lệch là thu thập được càng nhiều dữ liệu càng tốt mà không xác định rõ ràng mục tiêu ban đầu. Các hồ dữ liệu có thể biến thành các đầm dữ liệu khi công ty không đặt ra chỉ tiêu cụ thể về các loại dữ liệu họ muốn thu thập đi kèm lý do tại sao. 

Khi không thiết lập một giới hạn về dung lượng, nội dung, một hồ dữ liệu tốt sẽ nhanh chóng biến thành một đầm lầy dữ liệu tràn ngập thông tin vô ích với doanh nghiệp. Sự háo hức, nhiệt thành khi thu thập dữ liệu chính là cái bẫy mà ta dễ bị vấp phải dẫn tới sự ra đời của của các đầm lầy dữ liệu.  

Thiếu Metadata (siêu dữ liệu)

Trong bài báo có tên “Coi chừng sự sai lầm khi xây dựng Data Lake”, Gartner đã viết: “Nếu không có thẻ metadata (siêu dữ liệu) và cơ chế duy trì nó, hồ dữ liệu có nguy cơ biến thành đầm lầy dữ liệu. Và không có siêu dữ liệu, mỗi lần sử dụng dữ liệu tiếp theo, các nhà phân tích phải bắt đầu lại từ đầu.”

Siêu dữ liệu được hiểu là các thẻ có vai trò mô tả thông tin dữ liệu. Chúng đảm nhiệm vai trò như một hệ thống chuyên gắn thẻ cho phép mọi người tìm kiếm các loại dữ liệu khác nhau. Chúng giúp tạo cấu trúc theo tầng để ngăn hồ dữ liệu tha hoá thành đầm lầy dữ liệu. 

Thiếu Meta Data (Siêu dữ liệu) hồ dữ liệu rất dễ trở thành các đầm lầy dữ liệu

Cụ thể sự thiếu vắng của Metadata (siêu dữ liệu) sẽ ngăn chặn bất kỳ hoạt động quản lý dữ liệu đang được tiến hành và cản bước doanh nghiệp trong tiến trình quản lý, xử lý dữ liệu nhanh chóng và chính xác. Việc thiếu đi các thẻ metadata sẽ khiến cho doanh nghiệp không thể nhìn thấy bức tranh toàn cảnh về lưu trữ dữ liệu và các dữ liệu sẽ nằm im lìm, bất động, khó để tìm kiếm khai thác và dần trở nên không còn giá trị sử dụng. 

Dữ liệu không được quản lý

Quản trị dữ liệu cơ bản gồm một số tác vụ sau: xử lý dữ liệu, xác định rõ ai phải xử lý dữ liệu, xác định điểm đến của dữ liệu, thời gian các công ty lưu giữ thông tin liên quan,… 

Nếu quản lý dữ liệu kém hoặc cách thức quản lý không phù hợp, các dữ liệu sẽ ứ đọng một số lượng lớn trong hệ thống lưu trữ. Chúng sẽ bị sử dụng sai mục đích, bị lưu trữ quá lâu và phá hỏng các quy trình liên quan tới dữ liệu. Khi ấy, không có gì bất ngờ nếu một đầm lầy dữ liệu mới được ra đời. 

Thiếu các quy trình tự động hoá

Việc tự động hoá các quy trình sẽ giúp cho hồ dữ liệu không trở thành các đầm lầy dữ liệu. Nếu các phương pháp lập danh mục hay bảo trì dữ liệu không diễn ra tự động, khả năng cao một đầm lầy dữ liệu đang dần manh nha xuất hiện ngay khi mà tốc độ cập nhật dữ liệu và quy mô của kho dữ liệu ngày càng tăng, khó để kiểm soát, phân loại. 

Các quy trình quản lý, xử lý dữ liệu được tự động hóa sẽ giúp kìm hãm sự hình thành các đầm lầy dữ liệu

Cách làm khô các đầm lầy dữ liệu 

Khi đã lỡ sở hữu một đầm lầy dữ liệu, để dọn sách chúng và biến chúng thành một hồ dữ liệu nguyên sơ, doanh nghiệp bạn có thể tham khảo ngay những cách làm sau đây để quản lý dữ liệu hiệu quả:

Thiết lập nhu cầu và mục tiêu sử dụng dữ liệu

Các tổ chức, doanh nghiệp cần xác định rõ nhu cầu, mục tiêu sử dụng dữ liệu. Với những giới hạn cụ thể tự đặt ra lượng dữ liệu đầu vào sẽ được kiểm soát về nội dung lẫn dung lượng. Đồng thời mục tiêu sử  dụng dữ liệu sẽ cho ta biết loại dữ liệu nào nên giữ lại, loại dữ liệu nào nên được loại bỏ hoàn toàn. 

Việc thiết lập mục tiêu và nhu cầu sử dụng dữ liệu sẽ hạn chế sự xuất hiện của các đầm lầy dữ liệu trong nội tại tổ chức, doanh nghiệp

Lên chiến lược làm sạch dữ liệu 

Đừng cố tích trữ những dữ liệu không liên quan một cách tuỳ hứng sẽ là một trong những biện pháp hiệu quả giúp lọc sạch dữ liệu. Thiết lập tham số lưu trữ cụ thể, loại bỏ và dọn sạch những dữ liệu cũ đã lỗi thời sẽ là một trong những biện pháp hiệu quả. Mọi dữ liệu được thu thập đều cần phải có mục đích, vai trò rõ ràng để ngăn chặn tuyệt đối tình trạng tích trữ thông tin vô ích. 

Ưu tiên chiến lược làm sạch dữ liệu định kỳ sẽ giúp phòng tránh các sự cố và tối ưu hoá lợi ích của các thông tin. 

Tiến hành tự động hoá một số quy trình

Việc tự động hóa đóng vai trò quan trọng đối với các kho dữ liệu. Thiết lập quy trình tự động việc chuẩn hoá phương thức sử dụng dữ liệu đa nền tảng hay xử lý các dữ liệu thô theo cùng một cách thức sẽ được tiến hành dễ dàng nhanh chóng, hiệu quả. Việc để dữ liệu tồn đọng, dữ liệu thừa, sai, không đạt chuẩn sẽ được hạn chế, xóa bỏ được đầm lầy dữ liệu trong tổ chức, doanh nghiệp. 

Việc tự động hóa quy trình sẽ hạn chế tình trạng dữ liệu bị tồn đọng, dữ liệu thừa, sai, không đạt chuẩn

Bảo vệ dữ liệu nhạy cảm 

Lưu trữ dữ liệu thường xuyên không có định hướng là một công việc vô dụng còn việc lưu trữ dữ liệu nhạy cảm mà thiếu đi cơ chế bảo mật là một công việc đầy mạo hiểm. Do đó để tránh những hệ quả không hay liên quan tới trách nghiệm, nghĩa vụ pháp lý, chúng ta cần liên tục tiến hành phân loại dữ liệu và cập nhật chính sách truy cập rõ ràng cho các dữ liệu được gắn nhãn nhạy cảm. 

Sử dụng VLAKE để xóa bỏ các đầm lầy dữ liệu trong doanh nghiệp

VLAKE là nền tảng lưu trữ và xử lý dữ liệu lớn được phát triển bởi FSI – nhà cung cấp giải pháp chuyển đổi số hàng đầu Việt Nam. Nền tảng giúp quản lý, khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên dữ liệu của tổ chức. Với khả năng tùy chỉnh dễ dàng và xử lý mạnh mẽ, VLAKE chính là giải pháp bảo vệ doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức trước nỗi lo về đầm lầy dữ liệu. 

VLAKE là giải pháp giúp doanh nghiệp bảo vệ sự trong sạch của các hồ dữ liệu

Với 4 module tính năng, VLAKE giúp các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp dễ dàng kết nối, quản lý và khai thác nguồn tài nguyên dữ liệu lớn: 

  • Lưu trữ dữ liệu
  • Kết nối và tổng hợp dữ liệu
  • Xử lý dữ liệu lớn
  • Trực quan hóa dữ liệu

VLAKE sẽ giúp thiết lập, kết nối dữ liệu với quy mô lớn từ nhiều nguồn khác nhau, bảo mật tuyệt đối. Dữ liệu sẽ đảm bảo được xử lý với tốc độ cao, nhanh chóng, hiệu quả , hạn chế việc dữ liệu tồn đọng, không được phân loại, sắp xếp, qua đó, ngăn chặn sự hình thành của các đầm lầy dữ liệu. 

Trên đây, FSI đã cập nhật chính xác những dấu hiệu cũng như gợi ý giải pháp tương ứng để ngăn chặn đầm lầy dữ liệu trong tổ chức, doanh nghiệp. Lên chiến lược quản trị dữ liệu phù hợp, phân loại dữ liệu và sử dụng, quản lý dữ liệu đúng cách, hồ dữ liệu sẽ luôn “trong sạch” và đem tới nhiều lợi ích trong quá trình vận hành của doanh nghiệp bạn. Do đó, hãy dành thời gian để đánh giá cẩn trọng về công tác lưu trữ và xử lý dữ liệu hiện tại của đơn vị bạn. 

Bạn đã có một chiến lược quản trị dữ liệu tối ưu chưa? Doanh nghiệp của bạn đang sở hữu một hồ dữ liệu hay một đầm lầy dữ liệu?