Việc xây dựng cơ sở dữ liệu dùng chung đang được xem là giải pháp quản lý và khai thác dữ liệu tối ưu nhất trong doanh nghiệp, tổ chức kỷ nguyên 4.0. Tuy nhiên, việc khai thác và quản lý cơ sở dữ liệu sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi tìm đâu phần mềm hoặc hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu dùng chung ưu việt, hiệu quả, tiết kiệm dành riêng cho doanh nghiệp Việt? Cùng FSI đọc ngay bài viết để khám phá câu trả lời!
Cơ sở dữ liệu dùng chung là gì?
Cơ sở dữ liệu là hệ thống bao gồm rất nhiều thông tin, dữ liệu được xây dựng theo một cấu trúc nhất định nhằm đáp ứng nhu cầu khai thác, sử dụng của nhiều người hay chạy nhiều chương trình ứng dụng cùng một lúc.
Khi áp dụng hình thức lưu trữ này, nó sẽ giúp khắc phục được những điểm yếu của việc lưu file thông thường trên máy tính. Các thông tin lưu trữ sẽ đảm bảo được nhất quán, hạn chế tình trạng trùng lặp thông tin.
Sử dụng cơ sở dữ liệu giúp doanh nghiệp, tổ chức tăng cường khả năng chia sẻ dữ liệu đa dạng nhiều nơi. Chỉ cần có passwords bạn có thể dễ dàng truy cập vào cơ sở dữ liệu bất kỳ nơi đâu trên thế giới.
Tuy nhiên, việc áp dụng cơ sở dữ liệu trong doanh nghiệp, tổ chức thường chỉ mang tính nội bộ. Ví dụ, một tập đoàn thường rất kho để khai thác và quản lý dữ liệu của các công ty con. Điều này là do thiếu tính liên kết và bất đồng về việc định nghĩa dữ liệu. Xây dựng cơ sở dữ liệu dùng chung chính là biện pháp để giải quyết những vấn đề đó.
Có thể hiểu cơ sở dữ liệu dùng chung giúp nâng cao giá trị sử dụng các CSDL chuyên ngành do có thể sử dụng kết hợp đồng bộ với CSDL của nhiều ngành khác nhau. Mặt khác, một phần CSDL chuyên ngành được công khai cho Người dân, Doanh nghiệp & Nhà đầu tư tiếp cận để phục vụ sự phát triển chung của xã hội.
Tại sao cần xây dựng cơ sở dữ liệu dùng chung?
Mục đích sử dụng của kho dữ liệu dùng chung là nơi tích hợp, lưu trữ dữ liệu được thu nhận từ nhiều hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu (CSDL) phục vụ tác nghiệp khác nhau. Từ đó, dữ liệu được chia sẻ để tham chiếu, tái sử dụng cho nhiều hệ thống khác. Như vậy, nó tạo ra một đầu mối thống nhất để quản lý chung cho tất cả các nguồn dữ liệu chia sẻ.
Lợi ích của việc xây dựng CSDL dùng chung là:
- Nâng cao giá trị sử dụng các CSDL chuyên ngành do có thể sử dụng kết hợp đồng bộ với CSDL của nhiều ngành khác nhau. Mặt khác, một phần CSDL chuyên ngành được công khai cho Người dân, Doanh nghiệp & Nhà đầu tư tiếp cận để phục vụ sự phát triển chung của xã hội.
- Tiết kiệm chi phí đầu tư xây dựng hệ thống CSDL chuyên ngành trên địa bàn tỉnh – thành phố do hệ thống được triển khai tập trung trên hạ tầng CNTT tại Trung tâm Tích hợp dữ liệu cũng như sử dụng chung một số thành phần hệ thống như: dữ liệu nền, phần mềm nền, bộ ứng dụng dùng chung,…
- Hỗ trợ chuẩn hóa ngữ nghĩa của dữ liệu được thu thập từ đa dạng các nguồn khác nhau
- Tiết kiệm chi phí triển khai do không phải xử lý thủ công dữ liệu và tạo lập dữ liệu từ đầu khi xảy ra phát sinh
- Đơn giản hóa mô hình kết nối giữa hàng triệu hệ thống, giảm tải khối lượng công việc cho bộ phận quản lý.
Xem thêm: Chiến lược chuyển đổi số digibank 2023 |
Lợi ích khi doanh nghiệp quản lý dữ liệu hiệu quả
Việc quản trị dữ liệu khoa học đem tới nhiều lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp Việt đặc biệt trên hành trình chuyển đổi số:
- Quản lý dữ liệu hiệu quả giúp mỗi nhân viên tìm kiếm thông tin nhanh chóng: đội ngũ nhân sự sẽ tìm kiếm và truy xuất dữ kiện, con số, tài liệu họ cần trong một khoảng thời gian ngắn (phụ thuộc vào lượng dữ liệu và khả năng vận hành của hệ thống lưu trữ). Nhân viên giữa các phòng ban cũng dễ dàng kết nối với nhau để hoàn thiện KPI công việc, đưa ra những đánh ra khách quan nhất liên quan tới hiệu suất.
- Quản lý dữ liệu hiệu quả giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí: Các nhân viên sẽ không cần phải dành thời gian thu thập hay truy xuất thông tin thủ công, kém hiệu quả. Các nghiên cứu, phân tích, đã được hoàn thành sẽ không bao giờ được lặp lại một cách vô nghĩa.
- Quản lý dữ liệu sẽ thúc đẩy việc phát triển hoạt động kinh doanh: Nhờ việc thu thập, xử lý dữ liệu diễn ra khoa học, hiệu quả, công ty có thể dựa trên lượng thông tin uy tín để đưa ra những quyết định với độ chính xác cao, phản ứng nhanh nhạy với thị trường cũng như với các đối thủ cạnh tranh.
- Quản lý dữ liệu sẽ giúp giảm thiểu rủi ro, nâng cao bảo mật: Hiện có nhiều rủi ro nếu dữ liệu không được quản lý đúng cách. Đó là rủi ro về quyền riêng tư, rủi ro trong nhận dạng và quản lý quyền truy cập, rủi ro trong chia sẻ thông tin,… Cụ thể, lợi dung những rủi ro liên quan tới bảo mật, hacker đã từng đã ăn cắp dữ liệu 77 triệu khách hàng của Sony. Bởi vậy việc đưa ra biện pháp quản lý dữ liệu phù hợp, chính sách, tiêu chuẩn dữ liệu nghiêm ngặt giúp nhiều doanh nghiệp an tâm chuyển đổi số.
- Quản lý dữ liệu hiệu quả, không đánh mất dữ liệu quan trọng: Một hệ thống vận hành hiệu quả sẽ giúp giảm nguy cơ đánh mất lượng dữ liệu quan trọng. Các biện pháp cụ thể cần được đưa ra để đảm bảo rằng nguồn dữ liệu quan trọng đã được sao lưu và truy xuất từ nhiều nguồn nếu nguồn chính tắc nghẽn, không thể truy cập.
Ứng dụng của cơ sở dữ liệu dùng chung
Ứng dụng trong xây dựng chính quyền số
Trong khoảng 10 năm trở lại đây, thế giới chứng kiến những thành tựu to lớn của công nghệ số, với trí tuệ nhân tạo (AI) làm trung tâm, mang lại trong mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự, học tập, nghiên cứu, chữa bệnh, bảo vệ môi trường…
Để chủ động nắm bắt thời cơ phát triển và không bị tụt hậu, nhiều quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore… đã chú trọng xây dựng chiến lược trí tuệ nhân tạo làm động lực phát triển kinh tế – xã hội của mình.
Kho dữ liệu dùng chung là nơi cung cấp dữ liệu cho tất cả các ứng dụng được phát triển trong cơ quan chính quyền cùng sử dụng gồm cơ sở dữ liệu dùng chung về thực thể quản lý nhà nước (QLNN), danh mục, tư liệu dùng chung… Những CSDL này vừa có vai trò mở đường cho sự hình thành dữ liệu lớn bằng các dữ liệu liên kết vừa gắn kết tất cả ứng dụng được phát triển trong hệ thống một cách thống nhất trên cơ sở sử dụng chung những dữ liệu cơ bản của thực thể QLNN.
Một số ví dụ triển khai kho cơ sở dữ liệu dùng chung trong chính phủ số
Sự khác biệt quan trọng nhất trong triển khai các dự án phục vụ chuyển đổi số là phải đáp ứng được mục tiêu hoàn thiện đầy đủ vòng đời quy trình thu thập, xử lí, lưu trữ, chia sẻ, khai thác thông tin và dữ liệu. Cách tiếp cận tạo ra nguồn dữ liệu số chỉ bằng các chiến dịch thực hiện thu thập, số hóa và tích hợp đã không còn mang lại hiệu quả trong bối cảnh ứng dụng CNTT hiện nay.
Chúng ta cần có tư duy tạo ra một “dòng chảy” dữ liệu xuyên suốt trong toàn hệ thống thông qua các kho dữ liệu dùng chung. Hiện nay, việc xây dựng các kho dữ liệu dùng chung đang được quan tâm triển khai tại các bộ ngành, tỉnh thành qua các ví dụ sau đây.
Ở cấp Bộ ngành, Bộ Khoa học và Công nghệ (KHCN) đã thực hiện xây dựng một CSDL dùng chung để tích hợp các nguồn dữ liệu về thông tin KHCN. Hệ thống đang được vận hành cho phép tra cứu, tìm kiếm tập trung các thông tin về tổ chức, chuyên gia, nhiệm vụ, công bố, tiêu chuẩn, sáng chế trong KHCN.
Cách tiếp cận xây dựng CSDL trong dự án đi theo đúng mô hình kiến trúc của kho dữ liệu dùng chung đã trình bày ở trên và đồng thời có áp dụng các tiêu chuẩn thế giới trong lĩnh vực thông tin KHCN vào mô hình hóa dữ liệu.
Để phục vụ xây dựng CSDL dùng chung của ngành, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đã triển khai nhiệm vụ xây dựng 2 tiêu chuẩn kĩ thuật quốc gia (TCVN) quy định mô hình, cấu trúc dữ liệu dùng để quản lí phương tiện, người điều khiển phương tiện, hoạt động vận tải và kết cấu hạ tầng GTVT.
Đây là tiền đề cho việc xây dựng các CSDL nền tảng dùng chung làm cơ sở cho việc kết nối liên thông, chia sẻ dữ liệu số đối với tất cả các hệ thống thông tin, CSDL nghiệp vụ của ngành GTVT trên toàn quốc. Công nghệ dữ liệu mở liên kết đã được lựa chọn áp dụng trong quá trình biên soạn các tiêu chuẩn này.
Ví dụ ở cấp Tỉnh thành, Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) đã triển khai xây dựng kho dữ liệu dùng chung từ năm 2019 (giai đoạn 1) để tích hợp nhiều CSDL thành phần chứa các dữ liệu nền tảng như người dân, doanh nghiệp, bản đồ số và danh mục điện tử dùng chung.
Hiện nay, kho dữ liệu dùng chung của TPHCM được xây dựng trên cơ sở nền tảng công nghệ gồm Hệ thống tích hợp và chia sẻ dữ liệu (Data Integration Platform – DIP) và Hệ thống tích hợp lưu trữ và chia sẻ dữ liệu phi cấu trúc (File Storage Platform – FSP). Mô hình này có cấu trúc tương tự với kiến trúc tổng quát của kho dữ liệu dùng chung như đã được trình bày. TPHCM hiện đang cung cấp dữ liệu mở cho người dân và doanh nghiệp khai thác từ kho dữ liệu dùng chung qua cổng trực tuyến.
Hỗ trợ đa dạng ngành nghề, lĩnh vực
Xem thêm: Giải pháp chuyển đổi số cho doanh nghiệp vừa và nhỏ |
- Ngân hàng: Cơ sở dữ liệu dùng chung hỗ trợ ngân hàng quản lý tất cả các giao dịch trực tuyến thông qua hệ thống cơ sở dữ liệu. Khách hàng dù ở bất kỳ đâu cũng có thể thực hiện giao dịch mà không cần phải đến ngân hàng. Ngoài ra, các thông tin người dùng cũng được lưu trữ tập trung, theo dõi và tính toán tự động trên hệ thống.
- Giáo dục: Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo tập trung xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu. Mọi thông tin về quá trình học tập của sinh viên, thông tin đăng ký, kết quả học tập được lưu trữ trực tiếp trên hệ thống cơ sở dữ liệu của nhà trường. Ngày nay, nhiều trường Đại học, Cao đẳng còn bắt đầu áp dụng hình thức thi trực tuyến, tự động chấm điểm và đẩy kết quả lên hệ thống cơ sở dữ liệu này.
- Tài chính: Thay vì lưu trữ thông tin liên quan đến dòng tiền trong sổ đăng ký và tập tin như cách truyền thống thì hiện nay, cơ sở dữ liệu ngành tài chính đã và đang hỗ trợ đắc lực cho con người trong việc nắm giữ thông tin khách hàng, quản lý nguồn tiền, hạn chế gian lận và quản lý báo cáo tài chính.
- Quân đội: Khối lượng hồ sơ của các chiến sĩ trong quân đội cần lưu trữ lên đến hàng triệu bản và thay đổi liên tục từng năm. Cách lưu trữ thủ công không đảm bảo được tiến độ cũng như yêu cầu bảo mật cao. Hệ thống CSDL cung cấp nền tảng quản trị an toàn, cho phép liên kết giữa nhiều cơ quan chức năng khác trong quá trình quản lý.
Ứng dụng trong phát triển các loại hình thương mại, giải trí
- Ứng dụng trong xây dựng nền tảng phát trực tuyến
Hầu hết các dịch vụ phát trực tuyến hiện nay như Hulu và Netflix đều sử dụng CSDL để theo dõi các chương trình, phim truyền hình và thu thập thông tin về thói quen, hành vi của người dùng. Vì vậy, các ứng dụng trên dễ dàng cung cấp cho người dùng những gợi ý dựa trên sở thích của bạn khi sử dụng dịch vụ.
- Phát triển trò chơi điện tử
Các loại hình game trên mạng xã hội cần rất nhiều dữ liệu để lưu trữ thông tin người chơi từ khắp nơi trên thế giới. Việc sử dụng CSDL dùng chung cho phép các nhà sản xuất game không chỉ lưu trữ mà còn kết nối các máy chủ ở nhiều vị trí, góp phần nâng cao trải nghiệm cho người chơi.
Cụ thể, Game of Thrones Ascent – một loại game nhập vai miễn phí do Disruptor Beam phát hành dựa trên loạt phim nổi tiếng Game of Thrones của HBO. Giải pháp cơ sở dữ liệu dựa trên Máy chủ Percona của họ đã giúp họ loại bỏ tắc nghẽn dữ liệu trong thời gian sử dụng cao. Hay Minecraft, một trong những trò chơi phổ biến nhất mọi thời đại, cho phép người dùng lưu trữ hoặc kết nối với các máy chủ khác để tạo trải nghiệm chơi cùng nhau.
- Ứng dụng trong thể thao
Trong bất kỳ trận cầu nào, từ giả tưởng cho đến các trận đấu trực tiếp, ngành công nghiệp thể thao phụ thuộc vào cơ sở dữ liệu đám mây khổng lồ. CSDL này làm nhiệm vụ thu thập, phân tích dữ liệu của người chơi, cổ động viên để đảm bảo mọi trận đấu diễn ra suôn sẻ. Bên cạnh đó nó còn tính toán xác suất thắng thua, dự đoán tỉ số, tính toán lợi nhuận, ghi lại diễn biến trận đấu, phát hiện vi phạm và báo cáo chấn thương để đảm bảo an toàn cho cầu thủ, tính minh bạch của trận đấu.
Phần mềm, hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu dùng chung tối ưu cho doanh nghiệp, tổ chức
Để quản lý cơ sở dữ liệu hiệu quả, tổ chức, doanh nghiệp bạn cần một chiến lược, cơ chế và công cụ phù hợp cho phép bạn lưu trữ, xử lý, phân tích dữ liệu với số lượng lớn, tốc độ xử lý nhanh.
FSI Data Platform là nền tảng lưu trữ và xử lý dữ liệu lớn toàn diện tới từ FSI với hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chuyển số, tiên phong ứng dụng công nghệ số hiện đại trong lĩnh vực xử lý dữ liệu được phát triển dựa trên công nghệ mở Hadoop và ứng dụng nhiều công nghệ lõi tiên tiến AI, Machine Learning, Deep Learning… phù hợp để ứng dụng trong đa dạng lĩnh vực ngành nghề. Hệ thống có thể vừa là cánh tay phải đắc lực hỗ trợ Chính phủ trong chuyển đổi số vừa là người bạn đồng hành với các doanh nghiệp trong quá trình quản lý dữ liệu.
Nền tảng này là công cụ khai thác và quản lý dữ liệu lớn mạnh mẽ, với 4 module chính bao gồm:
- Lưu trữ dữ liệu
- Kết nối và tổng hợp dữ liệu
- Xử lý dữ liệu lớn
- Trực quan hóa dữ liệu
Ưu điểm của FSI Data Platform nằm ở:
- Khả năng lưu trữ tất cả các định dạng dữ liệu, lưu trữ không giới hạn
- Thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau, không phụ thuộc đơn vị quản lý nguồn dữ liệu gốc, không làm ảnh hưởng tới hoạt động hiện hành của các đơn vị liên quan
- Tìm kiếm và truy xuất dữ liệu, thông tin nhanh chóng, sát với thời gian thực
- Phân tích và trực quan hóa dữ liệu, giúp tạo lập các báo cáo theo yêu cầu với độ chính xác và tốc độ cao.
Trên đây là những chia sẻ của FSI về giải pháp, hệ thống, phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu dùng chung trong doanh nghiệp. Hy vọng bạn đọc đã có thêm nhiều kiến thức và góc nhìn mới mẻ về chủ đề này và sớm sở hữu một hệ thống quản lý dữ liệu hiệu quả!
Liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ FSI Data Platform
- Website: https://fsivietnam.com.vn/
- Fanpage: https://www.facebook.com/fsivietnam.com.vn
- Email: support@fsivietnam.com.vn
- Hotline: 0904 805 255
Có thể bạn quan tâm:
Định danh dễ hiểu về Data Lake và Data Warehouse cho nhà quản trị
3 Phương pháp xây dựng Data Lake cho doanh nghiệp hiệu quả
“Đầm lầy dữ liệu” có kéo chân doanh nghiệp trên hành trình số?