Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là một trong những nguồn dữ liệu vô cùng quan trọng trong tiến trình chuyển đổi số quốc gia cũng như phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Hãy cùng FSI tìm hiểu cơ sở dữ liệu dân cư là gì, làm thế nào để quản lý nguồn dữ liệu này một cách hợp lý, hiệu quả qua bài viết dưới đây!
Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là gì?
Theo giải thích tại Điều 3 Luật Căn cước công dân:
Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là tập hợp thông tin cơ bản của tất cả công dân Việt Nam được chuẩn hóa, số hóa, lưu trữ, quản lý bằng cơ sở hạ tầng thông tin để phục vụ quản lý nhà nước và giao dịch của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Đồng thời, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là tài sản quốc gia, được Nhà nước bảo vệ theo quy định của pháp luật về bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia (theo Điều 10 Luật Căn cước công dân)
Thông tin được thu thập từ công dân bao gồm:
- Họ, tên đệm và tên khai sinh;
- Ngày, tháng, năm sinh;
- Giới tính;
- Nơi đăng ký khai sinh;
- Quê quán;
- Dân tộc;
- Tôn giáo;
- Quốc tịch;
- Tình trạng hôn nhân;
- Nơi thường trú;
- Nơi tạm trú;
- Tình trạng khai báo tạm vắng;
- Nơi ở hiện tại;
- Quan hệ với chủ hộ;
- Nhóm máu, khi công dân yêu cầu cập nhật và xuất trình kết luận về xét nghiệm xác định nhóm máu của người đó;
- Họ, chữ đệm và tên, số định danh cá nhân hoặc số Chứng minh nhân dân, quốc tịch của cha, mẹ, vợ, chồng hoặc người đại diện hợp pháp;
- Họ, chữ đệm và tên, số định danh cá nhân hoặc số Chứng minh nhân dân của chủ hộ và các thành viên hộ gia đình;
- Ngày, tháng, năm chết hoặc mất tích.
Xem thêm: Thực trạng và xu hướng chuyển đổi số tại Việt Nam |
Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư giúp ích gì cho người dân?
Xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia là một phần trong kế hoạch xây dựng chính quyền số. Dựa trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại, các hoạt động của mọi cơ quan các cấp sẽ được vận hành dễ dàng hơn, giúp giảm thiểu chi phí, nâng cao khả năng tương tác và cung ứng dịch vụ trực tuyến nhanh nhạy hơn.
Việc xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư giúp:
- Thay thế nhiều loại giấy tờ và thủ tục hành chính: Thay vì phải quản lý hàng chục loại giấy tờ như: Bảo hiểm y tế, bằng lái xe, giấy phép lái xe, mã số chứng chỉ hoặc giấy phép hành nghề, tiêm chủng, y tế, giáo dục, thẻ cán bộ, công chức, viên chức… thì việc xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia sẽ tổng hợp mọi thông tin trên vào 1 thẻ căn cước duy nhất. Điều này giúp tiết kiệm lượng lớn ngân sách nhà nước cho việc in ấn, quản lý, bảo quản các loại giấy tờ tùy thân và tiết kiệm thời gian cho người dân trong các thủ tục hành chính.
- Tạo hệ thống cơ sở dữ liệu tập trung, thống nhất trên toàn quốc, dùng chung các tất cả các bộ, ban, ngành, chính quyền các cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời và cập nhật thường xuyên
- Nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý dân cư, nhất là với những biến động trong tình hình dân số, quản lý đối tượng, xác minh nhân thân, đảm bảo an ninh, trật tự và phòng chống tội phạm.
- Thuận tiện hơn trong các thủ tục hành chính: Trước đây việc thực hiện các thủ tục hành chính tại các cơ quan công quyền gặp nhiều hạn chế do thiếu thông tin về giấy tờ, quy trình còn rườm rà, gây mất thời gian. Giờ đây, khi cơ sở dữ liệu và thông tin được bổ sung đầy đủ, người dân có thể tìm hiểu trước mọi quy định ở trên mạng để chuẩn bị hồ sơ. Ngoài ra, nhân dân còn có thể nộp hồ sơ ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào, tiết kiệm thời gian, công sức, chi phí và giảm thiểu những bất cập trong quá trình xử lý thủ tục.
- Tăng cường tính minh bạch, hiệu quả trong tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính: Lãnh đạo các cấp có thể theo dõi tình trạng xử lý hồ sơ để có cái nhìn tổng quát về hoạt động của cơ quan, dễ dàng phát hiện điểm nóng và đưa ra quyết định xử lý nhanh hơn, kịp thời hơn, giải quyết bất cập nhanh chóng, hiệu quả. Từ đó hạn chế rắc rối phát sinh giữa người dân và cán bộ công chức; nâng cao niềm tin của nhân dân vào Đảng, Nhà nước.
Xem thêm: Chiến lược chuyển đổi số quốc gia trong cơ quan nhà nước, chính phủ |
Quản lý và sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư như thế nào?
Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là thông tin quan trọng, được yêu cầu bảo mật ở mức độ cao. Chỉ các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền mới được khai thác và sử dụng nguồn dữ liệu trên theo quy định của nhà nước tại điều 10, Luật Căn cước công dân và Điều 8, Nghị định số 137/2015/NĐ-CP ngày 31-12-2015 của Chính phủ.
Trước đây, khi chưa có hệ cơ sở dữ liệu dân cư, việc quản lý dân cư ở nước ta mang tính đơn lẻ, ở từng bộ, ngành có sự khác biệt về cách thức theo dõi, dẫn đến sự thiếu đồng bộ, rời rạc, chia cắt về thông tin. Để hạn chế thực trạng trên, tiết kiệm ngân sách nhà nước và hạn chế bất cập cho người dân, Nhà nước đã quyết định áp dụng khoa học kỹ thuật để xây dựng cơ sở dữ liệu, kết nối hệ thống dữ liệu với nhau, từ đó hướng đến xây dựng thành công Chính phủ điện tử và nền kinh tế số.
Tuy nhiên, khi có trong tay nguồn dữ liệu dân cư quý giá trên, việc quản lý và sử dụng cũng đang gặp những thách thức nhất định do dư âm của cách thức quản lý truyền thống vẫn ảnh hưởng đến cách thức quản lý số; cơ sở hạ tầng ở nhiều địa phương chưa đáp ứng được yêu cầu công nghệ, cần phải đầu tư và đào tạo nhân lực.
Bên cạnh đó, các ban, ngành ở địa phương cũng cần đến sự hỗ trợ từ các giải pháp công nghệ, điển hình là ứng dụng dữ liệu lớn (Big Data) vào lưu trữ, sắp xếp, khai thác và sử dụng dữ liệu quốc gia.
Xem thêm: Lợi ích của chuyển đổi số đối với doanh nghiệp, tổ chức và người dân |
FSI Data Platform – Giải pháp phân tích và xử lý dữ liệu hiệu quả đến từ FSI
Nắm bắt xu thế phát triển của dữ liệu trong những năm tới cùng những tiềm năng của doanh nghiệp khi phân tích dữ liệu, với mong muốn đồng hành cùng doanh nghiệp trong công cuộc quản lý và khai thác dữ liệu, FSI cho ra mắt FSI Data Platform – Nền tảng lưu trữ và xử lý dữ liệu lớn toàn diện – được phát triển dựa trên công nghệ mở Hadoop bởi đội ngũ chuyên gia, kỹ sư công nghệ đầu ngành trong lĩnh vực Big Data.
Nhờ khả năng tùy chỉnh dễ dàng và xử lý mạnh mẽ, FSI Data Platform chính là giải pháp phân tích và khai thác dữ liệu lớn hiệu quả cho doanh nghiệp, giúp xây dựng kho lưu trữ dữ liệu số dùng chung, kết nối đa nguồn dữ liệu, chuẩn hóa và trực quan hóa dữ liệu với tốc độ cao, chi phí tối ưu và an toàn dữ liệu tuyệt đối.
FSI Data Platform sở hữu 4 module tính năng, giúp các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp dễ dàng kết nối, quản lý và khai thác nguồn tài nguyên dữ liệu lớn, bao gồm Lưu trữ dữ liệu; Kết nối và tổng hợp dữ liệu; Xử lý dữ liệu; Trực quan hóa dữ liệu.
FSI Data Platform sở hữu những ưu điểm vượt trội như:
- Khả năng lưu trữ tất cả các định dạng dữ liệu, lưu trữ không giới hạn
- Thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau, không phụ thuộc đơn vị quản lý nguồn dữ liệu gốc, không làm ảnh hưởng tới hoạt động hiện hành của các đơn vị liên quan
- Tìm kiếm và truy xuất dữ liệu, thông tin nhanh chóng, sát với thời gian thực
- Phân tích và trực quan hóa dữ liệu, giúp tạo lập các báo cáo theo yêu cầu với độ chính xác và tốc độ cao.
Nhờ những ưu điểm trên, FSI Data Platform có khả năng giải quyết trọn vẹn các bài toán khó của doanh nghiệp về dữ liệu, cụ thể:
- Xây dựng kho lưu trữ số dùng chung, kết nối và liên thông tất cả cơ sở dữ liệu với quy mô lớn, khả năng bảo mật tuyệt đối và không gây gián đoạn hoạt động hiện tại của các đơn vị liên quan.
- Xử lý dữ liệu lớn với tốc độ cao và chi phí cạnh tranh, có khả năng mở rộng, nâng cấp hệ thống lưu trữ dữ liệu dễ dàng, không phụ thuộc các thiết bị phần cứng chuyên biệt.
- Thiết lập màn hình báo cáo nhanh trực quan với thao tác cấu hình đơn giản ngay trên hệ thống.
Dữ liệu là nguồn tài nguyên quý giá mà mọi doanh nghiệp muốn khai thác hiệu quả trong thập niên tới. Để cạnh tranh trên thương trường đầy khốc liệt, doanh nghiệp nên làm chủ dữ liệu bằng việc lựa chọn phần mềm phân tích dữ liệu an toàn, hiệu quả. Hy vọng bài viết trên đã cung cấp thêm thông tin hữu ích giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về chủ đề phân tích, khai thác dữ liệu.
Liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ FSI DATA PLATFORM
- Website: https://fsivietnam.com.vn/
- Fanpage: https://www.facebook.com/fsivietnam.com.vn
- Email: support@fsivietnam.com.vn
- Hotline: 0904 805 255
Có thể bạn quan tâm:
Giải pháp triển khai kho dữ liệu số trong cơ quan nhà nước