Trong những năm trở lại đây, khi trí tuệ nhân tạo AI đang dần được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, ngành ngân hàng cũng không đứng ngoài cuộc chơi. Việc ứng dụng AI hàng loạt đã hướng tới cải thiện hoạt động, nâng cao chất lượng các dịch vụ cùng ngành ngân hàng tạo nên nhiều đột phá mới nổi bật.
Tổng quan về AI
Trong lĩnh vực khoa học máy tính, AI được biết tới là trí thông minh nhân tạo được cấu thành bởi máy móc. AI có khả năng bắt chước nhận thức của con người. Chúng có khả năng tự học tập hay giải quyết vấn đề.
Với tốc độ phát triển mạnh mẽ của công nghệ, AI được ứng dụng nhiều trong quản lý và sản xuất – kinh doanh. Đồng thời, AI cũng đã có những đóng góp không nhỏ trong các lĩnh vực đời sống xã hội như chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, giáo dục, sản xuất, tài chính, ngân hàng… Trong lĩnh vực ngân hàng, do sự cạnh tranh khốc liệt nên các ngân hàng đang luôn chú trọng đầu tư vào các công nghệ hiện đại, đặc biệt là AI.
Trí tuệ nhân tạo AI đã phát huy vai trò của mình trong việc cung cấp các dịch vụ tài chính giảm chi phí, nâng cao chất lượng và mức độ hài lòng của khách hàng nhờ các khả năng mà chúng mang lại để tự động hóa các quy trình vận hành và tăng năng lực phân tích bộ dữ liệu lớn.
Ngoài ra, việc triển khai ứng dụng AI đã cho phép tái cấu trúc mô hình ngân hàng truyền thống theo định hướng mới. Hoạt động này giúp tiết kiệm chi phí, tăng hiệu quả cạnh tranh so với các ngân hàng khác. Ngày nay, dữ liệu lớn (Big Data) và AI đã giúp các ngân hàng tạo ra các sản phẩm và quy trình mới đồng thời cải tiến những sản phẩm và quy trình hiện có. Khi lượng dữ liệu phát triển theo cấp số nhân, chi phí lưu trữ dữ liệu sẽ nhờ AI mà giảm xuống. AI được hiện nay đang sở hữu tiềm năng rất lớn đối với các ngân hàng.
Xem thêm: Chiến lược chuyển đổi số ngành ngân hàng 2023 |
Lợi ích của việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI trong ngành ngân hàng
Ngày nay, với trí tuệ nhân tạo AI, hàng triệu thông tin sẽ được xử lý chỉ trong vài phút. Nếu có bất cứ thay đổi, phát sinh nào AI sẽ thông báo và kịp thời giải quyết theo thời gian thực. Vì lẽ đó, AI ngày càng được sử dụng nhiều trong lĩnh vực ngân hàng.
Một số lợi ích đáng kể mà AI mang lại cho ngành này như sau:
- Nâng cao tính cá nhân hóa khách hàng
Nhờ có AI mà các ngân hàng có nhiều lợi thế trong việc nâng cao trải nghiệm của khách hàng. Họ có thể đánh giá chất lượng sản phẩm, dịch vụ do ngân hàng mình cung cấp thông qua việc thu thập dữ liệu khách hàng và đánh giá dựa trên những dữ liệu ấy. Qua các phương tiện truyền thông mạng xã hội, các ngân hàng có thể quan sát sở thích khách hàng, tạo ra phân khúc khách hàng chi tiết, cung cấp đa dạng các kênh phân phối. Từ đó xây dựng các sản phẩm, gói dịch vụ linh hoạt, phù hợp với từng phân khúc khách hàng.
- Tăng năng suất công việc:
Từ các luồng thông tin truyền thông khách hàng đến các tiến trình xử lý các giao dịch cơ bản, AI đều có thể thực hiện thường xuyên các quy trình lặp đi lặp lại giúp tăng hiệu quả và năng suất công việc. Nhờ đó việc tương tác và giao tiếp với khách hàng được cá nhân hóa, không còn tốn thời gian, phiền phức đính kèm nhiều thủ tục phức tạp. Các giao dịch vì thế cũng diễn ra nhanh hơn. Ngoài ra, AI cũng có thể cập nhật liên tục tuân theo những yêu cầu, tài liệu thông tin khách hàng và trả lời những câu hỏi thường gặp khi sử dụng dịch vụ hoặc tiến hành các giao dịch tài chính.
- Phát hiện gian lận
AI được ứng dụng trong việc phát hiện gian lận, các bất thường trong các loại thẻ thanh toán và thẻ tín dụng. Những sản phẩm AI này sẽ dùng các thuật toán để xác định các vị trí mua hàng bình thường và bất thường của khách hàng đồng thời tiến hành phân tích hành vi mua sắm của khách hàng, phạm vi giá thông thường và thời gian mua sắm của mỗi khách hàng. Các thuật toán này sẽ giúp xác định nhanh chóng các hành vi lạ và khóa tài khoản cho đến khi khách hàng cung cấp thông tin làm rõ.
Để xác định hoạt động gian lận, AI dùng nhiều thuật toán để kiểm tra tính hợp lý của các giao dịch thẻ tín dụng của khách hàng trong thời gian thực và so sánh các giao dịch mới với số tiền và địa điểm trước đó. AI sẽ nhanh chóng chặn các giao dịch nếu nó nhận thấy rủi ro.
Ngoài ra, các AI có thể chống lại các rủi ro đạo đức của nhân viên ngân hàng trong việc giả làm khách hàng để thực hiện các giao dịch bất lợi. Chúng sẽ quét thông tin khách hàng trong giao dịch và đối chiếu với tài liệu khách hàng gốc. Nếu phát hiện sự không nhất quán, AI sẽ kiểm tra thông tin của nhân viên ngân hàng đang thao tác để hạn chế giao dịch phạm pháp có thể xảy ra.
- Chống rửa tiền và gian lận
Hiện nay các ngân hàng đã ứng dụng AI trong quản lý chống rửa tiền và chống gian lận. AI sử dụng dữ liệu từ các lịch sử giao dịch, thông tin khách hàng trong hệ thống ngân hàng kết hợp với Blockchain, các ngân hàng để vừa bảo vệ khách hàng đồng thời đóng góp tăng cường dự báo hành vi rửa tiền và gian lận.
Xem thêm: Chiến lược chuyển đổi số quốc gia trong cơ quan nhà nước, chính phủ |
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI trong ngân hàng
Trong hệ thống của một ngân hàng, nguồn dữ liệu rất cần thiết cho hầu hết các hoạt động, từ hình thức gửi tiền truyền thống, cho vay, tới hoạt động đầu tư và quản lý tài sản. Hiện nay, trước sự bùng nổ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, AI lại càng được triển khai nhiều hơn trong lĩnh vực ngân hàng, cụ thể:
Chatbot
Về mặt nâng cao trải nghiệm khách hàng, Chatbot là hình thức sử dụng AI hiệu quả được nhiều ngân hàng tin tưởng. Chúng hỗ trợ phục vụ khách hàng 24/7 những vấn đề đơn giản như chuyển tiền, thiết lập định kỳ thanh toán, kiểm tra bảng sao kê ngân hàng. Dựa vào đó, từng bước nhận diện thói quen chi tiêu của khách hàng. Vì thế, khách hàng không phải đến các ngân hàng để truy vấn, tìm kiếm thông tin và tìm hiểu các dịch vụ bổ sung khác, hệ thống nhắn tin trực tuyến có thể giúp họ xử lý.
Commonwealth Bank of Australia (CBA) đã sử dụng Chatbot Ceba để thực hiện 200 nhiệm vụ cho hơn một triệu khách hàng, phân biệt thành công 500.000 hoạt động mà khách hàng có thể yêu cầu đối với các ngân hàng. Chat bot Nina cũng giúp Ngân hàng Thụy Điển với hơn 30.000 lượt/tháng; tiết kiệm thời gian cho 700 nhân viên trung tâm liên lạc của ngân hàng. Điều này giúp họ có thể tập trung vào các hoạt động khác.
Thu thập và phân tích dữ liệu lớn
Công nghệ AI còn còn hỗ trợ quá trình thu thập và phân tích dữ liệu của người dùng, đặc biệt là bộ dữ liệu lớn trong lĩnh vực ngân hàng. AI sẽ dựa trên cơ sở dữ liệu kết hợp với các thuật toán để xử lý một khối lượng thông tin lớn mà các phương pháp phân tích truyền thống khó có thể thực hiện được. Dựa vào đó mà những sản phẩm, dịch vụ mới, bám sát nhu cầu thực tế của khách hàng, mang lại cho khách hàng nhiều tiện ích, dịch vụ phù hợp với từng đối tượng khách hàng khác nhau.
Ngân hàng Thụy Sĩ đã ứng dụng AI vào việc xây dựng hệ thống phân tích hàng loạt dữ liệu thị trường nhằm xác định chính xác các mô hình giao dịch để hình thành các chiến lược và xác định giao dịch cho khách hàng. AI sẽ xác định rõ ràng yêu cầu chuyển tiền của khách hàng, các giao dịch lớn được chia nhỏ trước khi tiến hành. Bởi vậy một nhiệm vụ cần 45 phút để hoàn thành giờ đây được thực hiện chỉ trong vài phút, tiết kiệm thời gian cho các nhân viên ngân hàng.
Ngân hàng JP Morgan Chase (Hoa Kỳ) đã đầu tư vào COIN, một công nghệ AI giúp xem xét tài liệu và trích xuất dữ liệu trong thời gian ngắn. COIN có thể phân tích khoảng 12.000 tài liệu chỉ trong vài giây, trong khi một người sẽ dành hơn 360.000 giờ làm việc trên cùng một tài liệu này.
Quản lý tài sản và danh mục đầu tư
Hiện nay, ngân hàng đang tận dụng trí tuệ thông minh để đưa ra quyết định đầu tư. Chẳng hạn như UBS Group AG, một ngân hàng đầu tư đa quốc gia và công ty dịch vụ tài chính của Thụy Sĩ hay Tập đoàn ING, một ngân hàng và dịch vụ tài chính đa quốc gia Hà Lan đang ứng dụng công nghệ AI để rà soát thị trường và thông báo cho các hệ thống giao dịch thuật toán của họ.
Ngoài ra, các công ty dịch vụ tài chính đang cung cấp các nhà tư vấn Robot nhằm giúp khách hàng quản lý dòng tiền tốt hơn. Các Robot này sẽ tư vấn cho các quyết định đầu tư và sẵn sàng phục vụ bất cứ lúc nào khách hàng cần. Hiện nay, công nghệ AI trong lĩnh vực ngân hàng đang tiếp tục chuyển đổi để cung cấp mức giá trị lớn hơn cho khách hàng, giảm thiểu tối đa các rủi ro, tiết kiệm chi phí và tăng lợi nhuận cho ngân hàng.
Chấm điểm tín dụng
Hoạt động ngân hàng luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro và rủi ro tín dụng là một rủi ro lớn có ảnh hưởng đến sự an toàn của toàn bộ hệ thống ngân hàng và gây ra những thiệt hại nặng nề. Bên cạnh đó, phê duyệt các khoản vay là quyết định quan trọng đối với lợi nhuận và chiến lược tiếp thị của ngân hàng. Trước đây, các nhà quản lý ngân hàng gặp không ít khó khăn trong quá trình ra quyết định vì khối lượng hồ sơ phê duyệt nhiều. Hoạt động đánh giá tín dụng nhờ có AI mà được cải thiện và làm cho việc khởi tạo khoản vay diễn ra nhanh hơn.
Dự đoán xác suất phá sản của ngân hàng
Ngân hàng phá sản là vô cùng nguy hiểm, đặc biệt là các ngân hàng lớn vì nó ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống tài chính. Năm 1980, nhiều ngân hàng lớn đã không có sức đề kháng trước sự an toàn trước các khoản nợ xấu. Hệ quả là hàng loạt các ngân hàng thất bại và sụp đổ. Dự đoán rủi ro và đưa ra quyết định cấp tín dụng đúng đắn sẽ giúp ngân hàng tránh các tình huống tiêu cực như gian lận, thậm chí phá sản.
Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng phương pháp mạng nơ-ron dựa trên công nghệ AI vượt trội hơn các mô hình khác có thể dự đoán xác suất phá sản của các ngân hàng. Kết quả này rất hữu ích cho các ngân hàng trong việc hoạch định chính sách thực hiện tốt hơn trong tương lai.
Khi Trí tuệ nhân tạo được sử dụng trong ngân hàng, chúng sẽ giúp kiểm tra cơ sở dữ liệu một cách hiệu quả và giúp các ngân hàng dự báo và thực hiện tư vấn tài chính phù hợp cho khách hàng. Ngoài ra AI hỗ trợ rất nhiều trong việc hoạch định kế hoạch phát triển trong tương lai cũng như giảm thiểu các rủi ro tài chính. Bởi vậy, tập trung đầu tư vào AI trong lĩnh vực ngân hàng luôn là một lựa chọn sáng suốt thông minh, đưa lại nhiều lợi ích cho các ngân hàng trong kỷ nguyên số.