Kể từ sau năm 1984, khái niệm Dữ liệu lớn dần trở nên phổ biến hơn với công chúng. Tính tới cuối năm 2022, chúng ta chứng kiến thế giới đã và đang thay đổi từng ngày nhờ những bước tăng tốc của công nghệ thông tin, với sự thúc đẩy không nhỏ của Big Data. Đặc biệt, trong khối doanh nghiệp, các cấp quản lý đang chú trọng tới những ứng dụng mới nhất của Dữ liệu lớn với kỳ vọng xây dựng tổ chức vững mạnh, nắm bắt các cơ hội bứt phá thành công.
Tổng quan về Dữ liệu lớn
Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang làm thay đổi cách thức sản xuất, chế tạo và hình thành kết nối của hàng tỷ người trên thế giới thông qua các thiết bị di động và khả năng tiếp cận với Dữ liệu lớn (Big data). Nhờ những công nghệ đột phá của cách mạng công nghiệp lần thứ tư, lượng dữ liệu này ngày một khổng lồ, liên tục thay đổi và có những tác động trở lại đến hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Big Data là tập hợp dữ liệu có độ lớn và phức tạp vượt mức lưu trữ của những ứng dụng và công cụ truyền thống. Dung lượng của Big Data đang tăng theo cấp số nhân mỗi ngày, tính đến năm 2012 mỗi ngày có 2,5 exabyte dữ liệu được sinh ra (1 exabyte bằng 1 tỷ gigabyte), và đến năm 2025, dự đoán số liệu này sẽ là 163 zettabyte (1 zettabyte bằng 1 nghìn exabyte) (Theo IDC).
Big Data cho phép khai thác những thông tin từ trước đến nay đang ở trạng thái ‘ngủ’ (chưa được khai thác), tìm ra những mối tương quan giữa các thông tin này, để phục vụ mục đích xây dựng chiến lược. Ngày nay, dữ liệu và phân tích đang trở thành một chức năng kinh doanh cốt lõi trong các ngành công nghiệp, với 97% trong số 1000 công ty trong danh sách Fortune đầu tư vào các sáng kiến dữ liệu.
10 xu hướng mới nhất về ứng dụng Dữ liệu lớn trong doanh nghiệp năm 2023
Dữ liệu lớn là một kho tài nguyên quý giá cho bất kỳ doanh nghiệp nào biết tận dụng và khai thác triệt để tiềm năng của nó. Dưới đây là 10 xu hướng dữ liệu lớn mới nhất mà các công ty cần kịp thời đón đầu trong kỷ nguyên mới:
1. Phân tích dự đoán (Predictive Analytics)
Phân tích dự đoán bao gồm nhiều kỹ thuật thống kê khác nhau như: khai thác dữ liệu, mô hình dự đoán và học máy, phân tích các sự kiện trong quá khứ và hiện tại để đưa ra dự đoán về các sự kiện trong tương lai. Phân tích dự đoán đem lại tầm nhìn cụ thể cho doanh nghiệp, giúp họ xác định khách hàng tiềm năng và xây dựng kế hoạch hành động phù hợp.
2. An ninh mạng (Cyber Security)
Bảo đảm an ninh mạng là bảo vệ các hệ thống kết nối internet, bao gồm phần cứng, phần mềm và dữ liệu khỏi các cuộc tấn công mạng. Trong bối cảnh hiện nay, bảo mật bao gồm an ninh mạng và bảo mật vật lý – cả hai đều được các doanh nghiệp ứng dụng Dữ liệu lớn để bảo vệ chống truy cập trái phép vào các trung tâm dữ liệu và các hệ thống máy tính.
3. Trí tuệ doanh nghiệp (Business Intelligence)
Cho đến năm 2026, con người kì vọng AI sẽ có mặt trong bộ máy điều hành của một doanh nghiệp, tương đương với vị trí Giám đốc bởi khả năng, kiến thức và kinh nghiệm mà người máy có được, đây được gọi là Business Intelligence. Điều này đồng nghĩa, việc đưa ra quyết định của các công ty sẽ dựa trên Big Data. Nhờ thu thập, xử lý và phân tích dữ liệu lớn, lãnh đạo sẽ có cái nhìn tổng quan về tình hình doanh nghiệp, từ đó, đưa quyết định nhanh chóng, chính xác.
4. Các ứng dụng thông minh lấy dữ liệu lớn làm trọng tâm
Đây là những ứng dụng có khả năng kết hợp với phân tích Big Data để cung cấp các dịch vụ cải thiện và mang tính cá nhân hóa hơn. Công nghệ trí tuệ nhân tạo và học máy sẽ được áp dụng trong hầu hết các ứng dụng này. Hiện nay, việc phát triển các ứng dụng lấy dữ liệu lớn làm trọng tâm đang được đầu tư phát triển mạnh và được dự đoán sẽ phổ biến trong 3-5 năm tới.
5. Bảo vệ dữ liệu chung/General Data Protection Regulation (GDPR)
Khi được đặt câu hỏi về chức năng của Big Data trong các tổ chức, doanh nghiệp của mình, khoảng 66% số người trả lời cho biết họ nhận thức được nó “mang tính chiến lược lâu dài” hoặc “có thể thay đổi cục diện cạnh tranh”. Chỉ có 17% nói rằng Big Data vẫn mới chỉ là “thử nghiệm” tại các công ty của họ, và khoảng 17% mô tả Big Data như một “sách lược hiện thời”. Chính sách bảo vệ dữ liệu chung được quy định trong bộ luật của nhiều quốc gia như một cách thức để bảo đảm an toàn cho tài sản vô giá của doanh nghiệp cùng chất xám của đội ngũ công nghệ thông tin trước những cuộc tấn công mạng.
6. Phần mềm nguồn mở (Open Source Applications)
Phần mềm nguồn mở là phần mềm với mã nguồn được công bố và sử dụng với giấy phép nguồn mở. Giấy phép này cho phép bất cứ ai cũng có thể nghiên cứu, thay đổi và cải tiến phần mềm và có khả năng phân phối phần mềm ở dạng chưa thay đổi hoặc đã thay đổi.
Theo nghiên cứu của Forrest, tương lai của Big Data sẽ bị chi phối bởi các phần mềm nguồn mở như Spark, Apache Hadoop và một số ứng dụng khác. Forrester Research cho rằng xu hướng này vẫn đang tăng với tỉ lệ 32,9% mỗi năm. Tại Việt Nam, phần mềm tự do nguồn mở khá được khuyến khích sử dụng, do đó, tỉ lệ này sẽ còn phát triển hơn nữa tại nước ta.
7. Internet vạn vật (IoT)
Internet vạn vật (IoT) cho phép truy cập dữ liệu từ nhiều thiết bị khác nhau. Không có gì đáng ngạc nhiên, năm nay hứa hẹn sẽ cho thấy một cuộc cách mạng về sự đa kết nối của công nghệ nhà thông minh. Khi mà hầu như mọi người trong thế giới phát triển ngày nay đều thường xuyên sử dụng nhiều thiết bị, loT giúp lấp đầy khoảng trống của việc thu thập dữ liệu và cho phép dễ dàng giao tiếp giữa các nguồn khác nhau.
8. Điện toán đám mây (Cloud Computing)
Các doanh nghiệp trên toàn cầu đã bắt đầu sử dụng công nghệ điện toán đám mây cho các hoạt động công nghệ thông tin của họ. Nhiều công ty đang chủ yếu sử dụng nền tảng đám mây để vận hành các ứng dụng. Dự đoán cho thấy rằng tỷ lệ phần trăm các công ty phụ thuộc vào công nghệ này sẽ còn tiếp tục tăng trong vài năm tới. Phân tích Big Data cũng đang là một xu hướng quan trọng khác không chỉ ảnh hưởng đến cách chúng ta sử dụng nền tảng đám mây mà còn giúp tạo cơ hội đổi mới cũng như giải quyết nhu cầu đang ngày càng tăng cao.
Hiện nay ở Việt Nam, doanh nghiệp sử dụng điện toán đám mây vào mô hình vận hành ứng dụng đang tăng theo cấp số nhân. Năm 2018, Việt Nam đạt 41/100 điểm và trở thành nước đứng thứ 14 trong bảng xếp hạng về độ phủ dịch vụ Cloud.
9. Công nghệ học máy (Machine Learning) và trí tuệ nhân tạo AI (Artificial Intelligence)
Kỷ nguyên công nghệ học máy và trí tuệ nhân tạo đang ngày càng phát triển mạnh bởi ngày càng có nhiều công ty đầu tư vào nó. Công nghệ học máy có thể được xem như một nhánh của AI, với khả năng phân tích dữ liệu lớn mà không cần phải lập trình riêng biệt.
Những phần mềm công nghệ có sử dụng trí tuệ nhân tạo như Zalo, Facebook, Instagram đều đang phát triển ‘nhanh như diều gặp gió’, và tương lai không xa, công nghệ học máy và trí tuệ nhân tạo sẽ trở nên vô cùng thiết yếu với cuộc sống của mỗi người.
10. Chatbot
Chatbot là một chương trình nhắn tin dựa trên trí tuệ nhân tạo giúp thực hiện cuộc trò chuyện qua phương pháp tin nhắn văn bản hoặc tin nhắn thoại. Sự xuất hiện của các ứng dụng nhắn tin đang góp phần thúc đẩy sự phát triển của chatbot. Với sự giúp đỡ của Chatbot, bạn có thể thực hiện một số nhiệm vụ khác nhau, chẳng hạn như trò chuyện với người dùng, giúp đỡ họ mua hàng hoặc tăng cường các hoạt động truyền thông xã hội – tương tự như bộ công cụ nổi tiếng Crowdfire.
VLAKE – Nền tảng lưu trữ và xử lý dữ liệu lớn toàn diện đến từ FSI
Với tác động và xu hướng phát triển chung của Big Data, doanh nghiệp không thể nào đứng ngoài cuộc bởi việc thu thập, lưu trữ và xử lý Dữ liệu lớn sẽ giúp doanh nghiệp có những hiểu biết đầy đủ về nhu cầu của khách hàng, đối thủ, từ đó đưa ra các quyết định đúng đắn, tạo lợi thế cạnh tranh trong kỷ nguyên 4.0.
Ở Việt Nam hiện nay, Big Data đang trở thành mối quan tâm của nhiều doanh nghiệp, tuy nhiên việc phân tích và xử lý dữ liệu lớn vẫn đang gặp nhiều khó khăn trong việc lựa chọn phần mềm, cách thức triển khai cũng như đơn vị thực hiện. Lựa chọn đầu tư xây dựng cơ sở dữ liệu dùng chung là giải pháp đúng đắn, mang tính lâu dài và có ý nghĩa với sự sống còn cũng như khả năng phát triển bứt phá của doanh nghiệp trong kỷ nguyên số.
Với 15 năm kinh nghiệm triển khai các dự án công nghệ, chuyển đổi số, cùng đội ngũ hơn 100 chuyên gia, kỹ sư đầu ngành được đào tạo bài bản, giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực khai thác và xử lý dữ liệu lớn, FSI – Nhà cung cấp giải pháp chuyển đổi số hàng đầu Việt Nam – đã nghiên cứu và phát triển thành công VLAKE, nền tảng lưu trữ và xử lý dữ liệu lớn toàn diện.
Nền tảng VLAKE được phát triển dựa trên công nghệ mở Hadoop và ứng dụng nhiều công nghệ lõi tiên tiến AI, Machine Learning, Deep Learning… hỗ trợ các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp khai thác và quản lý dữ liệu lớn mạnh mẽ, với 4 module chính bao gồm: Lưu trữ dữ liệu; Kết nối và tổng hợp dữ liệu; Xử lý dữ liệu lớn; và Trực quan hóa dữ liệu.
Ưu điểm của VLAKE nằm ở:
- Khả năng lưu trữ tất cả các định dạng dữ liệu, lưu trữ không giới hạn
- Thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau, không phụ thuộc đơn vị quản lý nguồn dữ liệu gốc, không làm ảnh hưởng tới hoạt động hiện hành của các đơn vị liên quan
- Tìm kiếm và truy xuất dữ liệu, thông tin nhanh chóng, sát với thời gian thực
- Phân tích và trực quan hóa dữ liệu, giúp tạo lập các báo cáo theo yêu cầu với độ chính xác và tốc độ cao.
Trên đây là 10 xu hướng ứng dụng Big Data trong doanh nghiệp trong năm 2023. Đối với doanh nghiệp, việc phân tích Big Data và ứng dụng các công nghệ khác có liên quan sẽ giúp doanh nghiệp hiểu biết đầy đủ về nhu cầu của khách hàng, từ đó đưa ra các quyết định đúng đắn, tạo lợi thế cạnh tranh. Hy vọng bạn đọc đã có thêm những thông tin bổ ích và bước đầu xây dựng lộ trình triển khai các giải pháp về Big Data sau những chia sẻ của FSI.
Liên hệ FSI ngay hôm nay để được tư vấn cụ thể và triển khai các giải pháp chuyển đổi số phù hợp cho cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.